Hiệu quả can thiệp về kiến thức của người dân về bệnh ĐTĐ
(2) Chương trình truyền thông thay đổi hành vi.
So sánh trước và sau can thiệp tại các xã can thiệp, tại các xã đối chứng.
Tỷ lệ người dân thay đổi về chế độ ăn đường
Tỷ lệ người dân thay đổi về chế độ ăn mỡ
Tỷ lệ người dân thay đổi về chế độ ăn ăn tối sau 20 giờ
Tỷ lệ người dân thay đổi về chế độ ăn ít trái cây
Tỷ lệ người dân thay đổi về lạm dụng rượu
Tỷ lệ người dân thay đổi về lạm dụng thuốc lá
Hiệu quả can thiệp về thay đổi lối sống của các người dân.
- Tỷ lệ người dân thay đổi các chỉ số sức khỏe trung gian trước và sau can thiệp .
Tỷ lệ người dân có sự thay đổi về chỉ số vòng eo Tỷ lệ người dân có sự thay đổi về chỉ số BMI
Tỷ lệ người dân có sự thay đổi về chỉ số huyết áp
Tỷ lệ người dân có sự thay đổi về chỉ số mỡ nội tạng Tỷ lệ người dân có sự thay đổi về chỉ số mỡ cơ thể .
(3) Chương trình luyện tập thể dục thể thao nâng cao thể lực.
So sánh trước và sau can thiệp tại các xã can thiệp, tại các xã đối chứng.
Tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trước và sau can thiệp tại các xã can thiệp, tại các xã đối chứng.
Hiệu quả can thiệp về tỷ lệ tham gia tập thể dục thể thao.
(4) Quản lý khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, phối hợp hỗ trợ Trung tâm y tế dự
phòng huyện và bệnh viện huyện
Tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường được phát hiện sớm Tỷ lệ tiền đái tháo đường có sự thay đổi sau khi quản lý điều trị. Tỷ lệ đái tháo đường có sự thay đổi sau khi quản lý điều trị.
2.4.3.14 Chỉ số hiệu quả trên người dân tiền đái tháo đường, đái tháo đường
- Có sự thay đổi theo các chỉ số sức khỏe trung gian trước và sau can thiệp .
Tỷ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ, ĐTĐ có sự thay đổi về chỉ số vòng bụng
Tỷ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ, ĐTĐ có sự thay đổi về chỉ số BMI
Tỷ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ, ĐTĐ có sự thay đổi về chỉ số huyết áp Tỷ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ, ĐTĐ thay đổi về chỉ số mỡ nội tạng Tỷ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ, ĐTĐ có sự thay đổi về chỉ số mỡ cơ thể
Hiệu quả can thiệp tiền ĐTĐ, ĐTĐ về các chỉ số sức khỏe trung gian.
- Có sự thay đổi theo các chỉ số sức khỏe trực tiếp trước và sau can thiệp .
Tỷ lệ tiền đái tháo đường
Tỷ lệ đái tháo đường
Hiệu quả can thiệp người tiền đái tháo đường, bệnh nhân đái tháo đường
2.4.3.15. Nội dung đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp
- Chỉ số hiệu quả (CSHQ) ( Tỷ lệ %)
│p1 – p2│
CSHQ = x 100
│p1│
Với. - p1 là tỷ lệ chỉ số cần đánh giá ở thời điểm trước can thiệp.
- p2 là tỷ lệ chỉ số cần đánh giá ở thời điểm sau can thiệp.
- Hiệu quả can thiệp (HQCT) ( Tỷ lệ %)
HQCT = CSHQ can thiệp – CSHQ đối chứng
- Nội dung đánh giá
So sánh trước can thiệp. Xã can thiệp - Xã chứng So sánh trước – sau can thiệp. Xã can thiệp
So sánh trước – sau can thiệp. Xã chứng
So sánh sau can thiệp. Xã can thiệp - Xã chứng
- Chỉ số đánh giá
Tỷ lệ người dân có kiến thức tốt
Tỷ lệ người dân có thay đổi các chỉ số về hành vi có lợi Tỷ lệ người dân có thay đổi các chỉ số sức khỏe trung gian
Tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường được phát hiện sớm
Tỷ lệ người dân mắc tiền ĐTĐ
Tỷ lệ người dân đái tháo đường
2.5. PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
Các số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê y học .
Sử dụng phần mềm Epi-Info 6.0, Excel 2003, Epi
Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và bệnh đái tháo đường bằng
testχ2, OR, phân tích hồi qui đa biến, giá trị p chọn ngưỡng p < 0,05.
Thiết lập đường cong ROC bằng phần mềm SPSS 16.0 khảo sát các yếu tố nguy cơ trong và ngoài thang điểm FINDRISC trên đối tượng tiền mắc đái tháo đường và người bình thường. Diện tích dưới đường biểu diễn ROC được đánh giá như sau: Tốt (0,90 – 1,00); Khá (0,80 – 0,90 ); Trung bình (0,70 – 0,80 ); Kém (0,60 – 0,70 ); Không
có giá trị (< 0,60).
2.6. KHỐNG CHẾ SAI SỐ
- Thành lập đoàn giám sát kiểm tra;
- Kiểm soát sai số do chọn mẫu. Tuân thủ theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu
nhiên; kế hoạch; qui trình thực hiện.
- Kiểm soát sai số do điều tra viên, chọn điều tra viên có cùng trình độ, tập huấn
cho những người tham gia.
- Kiểm soát sai số do hóa chất, dụng cụ, máy móc, bảo quản máu, hóa chất đúng qui định, máy đo HA, cân được hiệu chỉnh sau mỗi ngày làm việc.
- Kiểm soát thông tin trên phiếu điều tra ngay sau mỗi ngày điều tra, số liệu nghi
ngờ phải xác minh ngay.
- Các số liệu được phân tầng, chuẩn hóa trước khi xử lý để khử các yếu tố nhiễu như tuổi, dân tộc, giới tính.
- Đối tượng bỏ cuộc, không có mặt tại địa phương:
Biện pháp khắc phục: Tổ chức địa điểm khám phù hợp. Ngày hôm trước cộng tác viên và cán bộ nghiên cứu đến từng nhà đối tượng nghiên cứu để phát thư mời đồng thời giải thích nội dung, các yêu cầu nghiên cứu, vận động đối tượng tham gia nghiên cứu. Trường hợp đối tượng nghiên cứu không có mặt tại địa phương sẽ bị loại ra khỏi
nghiên cứu và sẽ chọn lại trường hợp khác đồng tuổi giới. Trong ngày nghiên cứu những trường hợp nào chưa đến thì cộng tác viên có nhiệm vụ đến nhà tiếp tục vận động họ tham gia nghiên cứu.
- Sai số do thu thập thông tin sai số do các dụng cụ đo, dụng cụ xét nghiệm:
Biện pháp khắc phục: Chúng tôi sử dụng cán bộ phỏng vấn là cán bộ của trung tâm y tế thị xã Ngã Bảy. Chúng tôi tập huấn kỹ điều tra viên, giải thích từng vấn đề cụ thể, điều tra được tiến hành nghiên cứu thử trên 50 đối tượng để rút kinh nghiệm trước khi vào nghiên cứu chính thức. Máy đo huyết áp, cân, thước dây, máy thử glucose, đều được trung tâm thẩm định đo lường chất lượng Cần thơ kiểm định. Trong quá trình xét nghiệm luôn test thử trước khi đưa vào xét nghiệm chính thức. Tất cả các trường hợp glucose cao hơn bình thường đều được xét nghiệm 2 hoặc 3 lần. Các thông tin được kiểm tra lại sau khi kết thúc mỗi trường hợp nghiên cứu.
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.
Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.
Khi phát hiện đối tượng nghiên cứu bị bệnh, người nghiên cứu sẽ tư vấn sức
khoẻ cho đối tượng nghiên cứu và giới thiệu đến cơ sở y tế phù hợp.
Nghiên cứu được sự chấp thuận của Sở Y tế, Trung tâm y tế thị xã và Trạm y tế
xã. Kết thúc nghiên cứu sẽ có báo cáo phản hồi kết quả cho địa phương.
2.8. CÁN BỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU
Lực lượng tham gia.
Nghiên cứu sinh, Lãnh đạo Sở y tế, Lãnh đạo trung tâm y tế, Phòng y tế Cán bộ phụ trách chương trình phòng chống đái tháo đường trung tâm y tế huyện, Trưởng trạm y tế xã, cán bộ phụ trách chương trình phòng chống đái tháo đường xã, cộng tác viên y tế ấp và các vị chức sắc trong các chùa trên địa bàn nghiên cứu.
Tổ chức thực hiện.
Phối hợp với Sở y tế, Phòng y tế, Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện huyện tổ chức thực hiện. Nghiên cứu sinh là chủ nhiệm đề tài, trực tiếp điều hành các hoạt động của đề tài theo kế hoạch.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ MẮC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.1.Tỷ lệ người dân tộc Khmer theo tuổi, giới, địa dư, nghề nghiệp và học vấn
Số lượng ( n=1100) | Tỷ lệ (%) | ||
Nhóm tuổi | 45 – 54 | 519 | 47,2 |
55 – 64 | 333 | 30,3 | |
≥ 65 | 248 | 22,5 | |
Giới tính | Nam | 458 | 41,6 |
Nữ | 642 | 58,4 | |
Địa dư | Thành thị | 291 | 26,5 |
Nông thôn | 809 | 75,5 | |
Trình độ học vấn | Mù chữ | 384 | 34,9 |
Tiểu học | 550 | 50,0 | |
PTCS – PTTH | 145 | 13,2 | |
Cao đẳng – đại học | 21 | 1,9 | |
Nghề nghiệp | Nông dân | 626 | 56,9 |
Công nhân viên | 61 | 5,5 | |
Buôn bán | 142 | 12,9 | |
Làm thuế | 271 | 24,6 | |
Kinh tế gia đình | Khá, đủ ăn | 291 | 26,5 |
Nghèo, cận nghèo | 809 | 75,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Và Định Nghĩa Biến Số Nghiên Cứu Cắt Ngang
- Cỡ Mẫu Nghiên Cứu Can Thiệp Tại Cộng Đồng.
- Cơ Sở Để Xây Dựng Biện Pháp Can Thiệp Cộng Đồng.
- Kiến Thức Về Phòng Chống Bệnh Đái Tháo Đường Của Người Dân Tộc Khmer
- Mối Liên Quan Giữa Các Chỉ Số Sức Khỏe Trung Gian Với Bệnh Đái Tháo Đường Người Dân
- Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Can Thiệp Phòng Chống Tiền Đái Tháo Đường, Đái Tháo Đường Ở Người Dân Tộc Khmer Tại Cộng Đồng
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Trong tổng số 1100 người dân, nhóm tuổi từ 45 – 54 tỷ lệ 47,2%; ở nông thôn
(73,5%). Về học vấn, tiểu học có tỷ lệ cao (50,0%); về nghề nông 56,9%.
3.1.2. Tỷ lệ ngưòi Khmer hiện mắc tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường.
Bảng 3.2. Tỷ lệ ngưòi Khmer hiện mắc tiền đái tháo đường, bệnh đái tháo đường
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Không mắc bệnh ĐTĐ | 772 | 70,18 |
Tiền đái tháo đường | 197 | 17,91 |
Đái tháo đường, | 131 | 11,91 |
Trong đó Đã phát hiện trước | 28 | 2,5 |
21,4 | ||
Phát hiện mới | 103 | 9,4 |
78,6 | ||
Tổng cộng | 1100 | 100 |
Qua điều tra 1100 người dân, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường là 11,91%, trong đó
tỷ lệ mới phát hiện 78,6% trên tổng số bệnh nhân
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường theo mức độ đường huyết
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Đái tháo đường đã phát hiện trước (n= 28) | ||
7 - 7,5mmol/l | 13 | 46,43 |
7,6 – 8mmol/l | 9 | 32,14 |
>8mmol/l | 6 | 21,43 |
Tổng cộng | 28 | 100 |
Đái tháo đường phát hiện mới (n=103) | ||
7 - 7,5mmol/l | 27 | 26,21 |
7,6 – 8mmol/l | 33 | 32,04 |
43 | 41,75 | |
Tổng cộng | 103 | 100 |
>8mmol/l
Nhóm bệnh mức độ đường huyết từ 7 – 7,5mmo/l đã được phát hiện trước đó tỷ
lệ là 46,43%, nhóm bệnh mới phát hiện là 26,21%
Bảng 3.4. Tỷ lệ người bệnh nhân đái tháo đường theo đặc điểm dân số học
Số mắc ĐTĐ (n=1100) | Tỷ lệ % | ||
Giới tính | Nam | 52 | 4,7 |
Nữ | 79 | 7,2 | |
Nhóm tuổi | 45 – 54 | 53 | 4,8 |
55 – 64 | 37 | 3,4 | |
≥ 65 | 41 | 3,7 | |
Địa bàn cư trú | Khu vực chợ | 28 | 2,5 |
Nông thôn | 103 | 9,4 | |
Nghề nghiệp | Nông dân | 82 | 7,4 |
Công nhân viên | 1 | 0,1 | |
Buôn bán | 12 | 1,1 | |
Làm thuê,… | 36 | 3,3 | |
Trình dộ học vấn | Mù chữ | 72 | 6,5 |
Tiểu học | 41 | 3,7 | |
THCS, THPT | 18 | 1,6 | |
Kinh tế | Khá – đủ ăn | 32 | 2,9 |
Nghèo – cận nghèo | 99 | 9,0 |