nhiều mẫu động vật khác nhau cho thấy gia tăng tiêu thụ đường sẽ dẫn đến tăng huyết áp ngay cả sau khi kiểm soát cân nặng [96]. Một phân tích gộp 88 nghiên cứu cho thấy rằng liên quan giữa thức uống có đường làm tăng cân ảnh hưởng rất nhiều trên giới nữ [90].
+ Rượu bia: Lượng lớn alcohol tiêu thụ làm giảm hấp thụ Glucose qua trung gian insulin và RLDNG, có lẽ do tác dụng độc của rượu trực tiếp lên tế bào đảo tụy hay ức chế sự tiết insulin và tăng đề kháng insulin. Hơn nữa, dùng nhiều alcohol làm tăng BMI và nguy cơ khác của ĐTĐ trong khi uống rượu ít hoặc vừa làm giảm các nguy cơ này [57]. Nhiều nghiên cứu cũng đã xác định rằng bệnh liên hệ đến uống nhiều rượu và nghiện rượu là đột quỵ, bệnh cơ tim do rượu, nhiều loại ung thư, xơ gan, và viêm tụy, tai nạn...Nghiên cứu ca bệnh đối chứng và sinh thái học chứng tỏ giảm nguy cơ bệnh mạch vành bằng giảm uống rượu mức độ thấp hoặc vừa phải [57]. Lượng rượu vừa phải có thể được xác định bằng hoặc không nhiều hơn 1 cốc / ngày đối với phụ nữ và không nhiều hơn 2 cốc/ngày đối với đàn ông [67]. Một đơn vị tương đương 1 lon bằng 12 ounces bia; 1 ly bằng 5 ounces rượu vang hoặc 1,5 ounces rượu mạnh như whisky. Mỗi đơn vị tương đương 12 gam đến 14 gam alcohol [90].
+ Rối loạn lipid máu: Sự gia tăng acid béo tự do (FFAs) huyết tương đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ĐTĐ týp 2 thông qua cơ chế gây kháng insulin. ĐTĐ týp 2 phát triển bởi vì tế bào tụy không tiết đủ insulin để bù cho tình trạng kháng insulin càng ngày càng tiến triển. Có sự liên quan chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu và ĐTĐ týp 2 [57].
+ Tăng huyết áp: Tăng huyết áp (THA) là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ týp 2. Khoảng 2/3 người bệnh ĐTĐ có THA. Cả hai bệnh ĐTĐ và THA đều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Hội ĐTĐ và Viện Y tế Quốc gia Mỹ đề nghị người mắc ĐTĐ nên giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg và nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 đến 4 lần trong một năm [70]. Tăng huyết áp có ĐTĐ gây biến chứng tim mạch nặng [57].
Trong một nghiên cứu ở những đối tượng không bị ĐTĐ, sự đề kháng insulin
xuất hiện 2 đến 4 giờ sau khi gia tăng cấp tính nồng độ axít béo tự do và cần khoảng
một thời gian tương đương để biến mất sau khi nồng độ axít béo tự do huyết tương trở lại bình thường. Sự gia tăng axít béo tự do huyết tương sau vài giờ sẽ đưa đến gia tăng triglyceride trong tế bào cơ và đồng thời gây đề kháng insulin. axít béo tự do có thể gây kháng insulin do gia tăng stress oxy hóa. axít béo tự do cũng ảnh hưởng chức năng của insulin trên gan thông qua cơ chế tăng phân giải glycogen dự trữ và vì vậy gây tăng sản xuất glucose ở gan và làm tăng glucose máu [106]. Tuy nhiên, gia tăng nồng độ axít béo tự do góp phần gây rối loạn tiết insulin chỉ trên đối tượng có nguy cơ cao [95].
+ Thay đổi lối sống: Thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục thể thao, quản lý
cân nặng, ngừng hút thuốc lá, không uống nhiều bia rượu.
+ Thuốc lá: Hút thuốc lá có liên hệ đến sự đề kháng insulin, là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ týp 2 ở cả nam lẫn nữ. Nghiên cứu cho rằng thuốc lá tăng 70% nguy cơ của ĐTĐ týp 2 và ích lợi của việc ngừng hút thuốc lá đối với ĐTĐ týp 2 chỉ có thể thấy sau 5 năm còn để đạt được giống như người không hút thuốc bao giờ thì thời gian ngừng hút phải trên 20 năm [128].
Theo ATP III 2002, thành phần chủ yếu của điều trị đái tháo đường là phải thay đổi lối sống như: Giảm ăn chất béo bão hòa dưới 7% tổng số ca-lo-ri mỗi ngày, ăn ít hơn 200 mg cholesterol mỗi ngày, chọn những thức ăn để làm tăng sự giảm LDL-C như stanol/sterol thực vật 2 gram/ngày và tăng sợi xơ hòa tan 15 - 20 gram/ngày, giảm cân nếu thừa cân, duy trì cân nặng hợp lý và dự phòng tăng cân, hoạt động thể lực vừa phải để tiêu hao khoảng 200 kcal/ ngày.
+ Stress: Stress cấp rõ ràng là có liên quan đến đề kháng insulin, tuy nhiên sự đề kháng trong trường hợp này có khả năng hồi phục. Các nhà nghiên cứu cho rằng glucocorticoid gia tăng lúc bị stress có thể đóng góp vào sự đề kháng insulin. Stress tác động đến sự đề kháng insulin trực tiếp hay gián tiếp thông qua tương tác với leptin dẫn đến tăng nồng độ leptin máu và ức chế hoạt động của leptin, thúc đẩy tình trạng đề kháng leptin, góp phần vào sự đề kháng insulin [57].
1.1.3.2. Đánh giá các nguy cơ tiến triển bệnh ĐTĐ týp 2
Thang điểm FINDRISC đánh giá các nguy cơ tiến triển bệnh ĐTĐ týp 2 dựa vào 8 tiêu chuẩn là tuổi, BMI, vòng bụng, vận động thể lực hàng ngày, chế độ ăn nhiều rau
quả, sử dụng thuốc hạ huyết áp, tiền sử có lần phát hiện tăng glucose máu và tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ. Thang điểm FINDRISC được Hội Đái tháo đường Phần Lan đề xuất năm 2001 và được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới [107]. Một nghiên cứu trên 869 đối tượng sống ở hai khu vực thành phố và vùng ngoại ô Athens của Makrilakis K. và cộng sự (2010), cho thấy nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) đã phát hiện được tỷ lệ bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán là 10,8%, giảm dung nạp glucose là 12,6% và rối loạn glucose máu lúc đói là 9,8% [111]. Thang điểm FINDRISC được Schawarz P.E và Li J. cho rằng là công cụ có sẵn để dự báo ĐTĐ týp 2 trong cộng đồng người da trắng, những có thể thay đổi các chỉ số cho phù hợp khi áp dụng trên các dân tộc khác nhau [121].
Năm (2005 – 2008), tại Đài Loan – Trung Quốc, Jou – Wel Lin và cộng sự đã áp dụng 10 thang điểm FINDRISC để dự báo nguy cơ ĐTĐ týp 2 trên 2759 đối tượng. Kết quả thang điểm FINDRISC dùng để dự báo nguy cơ ĐTĐ týp 2 rất tốt. Thang điểm là công cụ đầu tiên dự đoán nguy cơ ĐTĐ trong 10 năm tới [89].
Thang điểm FINDRISC để đánh giá các nguy cơ tiến triển bệnh ĐTĐ týp 2, trong đó thông số BMI và vòng bụng đã được thay đổi cho phù hợp với người châu Á đã sử dụng tại Nhật Bản, theo Shuichi Katoh và cộng sự (2007) nhận định đây là công cụ đánh giá các nguy cơ tiến triển bệnh bệnh đái tháo đường trong 10 năm tới có hiệu quả. Thang điểm FINDRISC có điều chỉnh BMI và vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á. Mức đánh giá của vòng bụng là 0, 3, 4 điểm, mỗi mức cách nhau 8cm tương đương thang điểm FINDRISC. Mức cao nhất là điểm cắt tiêu chuẩn thay cho điểm cắt tiêu chuẩn vòng bụng to của người Châu Âu trong thang điểm FINDRISC (102 cm đối với
nam và 88 cm đối với nữ). Phân độ BMI dành cho người Châu Á. Theo TCYTTG, nguy cơ bệnh ĐTĐ týp 2 và tim mạch người Châu Á tăng khi BMI ≥ 23 kg/m2, và phân loại như sau:
+ BMI < 18,5 kg/m2: nhẹ cân;
+ 18,5 kg/m2 - < 23 kg/m2: nguy cơ chấp nhận được;
+ 23 kg/m2 – 27,5 kg/m2: nguy cơ tăng;
+ ≥ 27,5 kg/m2: nguy cơ cao [126].
Tóm lại, thang điểm FINDRISC đã được áp dụng trên cộng đồng tại một số quốc gia của Châu Á và Đông Nam Á với sự thay đổi tiêu chí vòng bụng và BMI cho phù hợp với người Nam Á. Vì thế qua luận án này lần đầu tiên chúng tôi áp dụng thang điểm FINDRISC tại Việt Nam để đánh giá các nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường trong cộng đồng người dân tộc Khmer và cũng qua kết quả của thang điểm này chúng tôi sẽ phát hiện được những yếu tố nguy cơ quan trọng cần can thiệp nhằm làm chậm tiến triển tiền đái tháo đường sang đái tháo đường týp 2.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN C U V ĐÁI THÁO Đ NG
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về đái tháo đường trên thế giới.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường tăng nhanh trong những năm qua. Đái tháo đường týp 2 đang là một cuộc khủng hoảng trên toàn cầu đe dọa sức khỏe và kinh tế cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là những nước phát triển. Nguyên nhân đầu tiên của sự gia tăng bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là do tình trạng đô thị hóa nhanh chóng, thay đổi tình trạng dinh dưỡng và gia tăng lối sống tĩnh tại. Sự gia tăng bệnh ĐTĐ ở Châu Á được đặc trưng là mức BMI thấp và trẻ tuổi so với dân số da trắng [84], [120]. Nghiên cứu Frank B. cho thấy dinh dưỡng kém trong tử cung và trong thời thơ ấu cùng với dinh dưỡng dư thừa trong cuộc sống sau này có thể góp phần vào sự gia tăng bệnh ĐTĐ hiện tại trong dân số Châu Á [84].
Bảng 1.3. Mười quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2000 và ước tính năm 2030 [130]
Năm 2000 | Năm 2030 | |||
Quốc gia | Số người mắc bệnh ĐTĐ (Triệu người) | Quốc gia | Số người mắc bệnh ĐTĐ (Triệu người) | |
1 | Ấn Độ | 31,7 | Ấn Độ | 79,4 |
2 | Trung Quốc | 20,8 | Trung Quốc | 42,3 |
3 | Mỹ | 17,7 | Mỹ | 30,3 |
4 | Indonesia | 8,4 | Indonesia | 21,3 |
5 | Nhật Bản | 6,8 | Pakistan | 13,9 |
6 | Pakistan | 5,2 | Brazil | 11,3 |
7 | Nga | 4,6 | Bangladesh | 11,1 |
8 | Brazil | 4,6 | Nhật Bản | 8,9 |
9 | Ý | 4,3 | Philippines | 7,8 |
10 | Bangladesh | 3,2 | Ai Cập | 6,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 1
- Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp - 2
- Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Tiền Đái Tháo Đường, Đái Tháo Đường.
- Hiệu Quả Của Các Can Thiệp Phòng, Chống Đái Tháo Đường
- Tình Hình Chi Phí Về Phòng Chống Đái Tháo Đường.
- Nội Dung Và Định Nghĩa Biến Số Nghiên Cứu Cắt Ngang
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường - đái tháo đường thay đổi nhiều theo từng nghiên cứu, một phần do tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thay đổi từ mức 140 mg/dl (7,8 mmol/l) xuống mức 126 mg/dl (7,0 mmol/l) và tiêu chuẩn chẩn đoán TĐTĐ từ 110 mg/dl (6,1 mmol/l) xuống 100 mg/dl (5,6 mmol/l) nhưng cũng do tỷ lệ TĐTĐ – ĐTĐ gia tăng trong cộng đồng.
Tình hình đái tháo đường trên thế giới gia tăng rất nhanh theo Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế, bệnh đái tháo đường hiện nay trên thế giới khoảng 285 triệu người và ước tính sẽ tăng nhanh trong những năm tới, dự đoán đến năm 2030 có khoảng 438 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở các nước có thu nhập từ thấp đến trung bình với 2/3 trường hợp ĐTĐ xảy ra ở những nước có thu nhập từ thấp đến trung bình. Năm 2010, số người giảm dung nạp glucose khoảng 344 triệu người, dự đoán con số này tăng lên khoảng 472 triệu người vào năm 2030 [84]. Đối với bệnh đái tháo đường ngày nay khi phát hiện thì bệnh nhân đã có rất nhiều biến chứng, thực tế cho thấy khi phát hiện bệnh đái tháo đường trên 50% bệnh nhân này đã có biến chứng tim mạch. Điều đó chứng tỏ biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường đã xảy ra khi bệnh nhân ở giai đoạn tiền đái tháo đường, chưa có triệu chứng lâm sàng [1], [69].
Tại Mỹ, năm 2010, khoảng 1,9 triệu người Mỹ được lần đầu tiên chẩn đoán ĐTĐ. Năm 2011, số người mắc bệnh đái tháo đường rất cao khoảng 26 triệu người tương đương 8,3% trong tổng số người Mỹ mắc ĐTĐ và khoảng 79 triệu người trưởng thành mắc TĐTĐ tương đương 11,3% tuổi từ 20 trở lên. Khoảng 27% người bệnh ĐTĐ tương đương 7 triệu người Mỹ không biết là họ bị bệnh… [77].
Vùng Đông Nam Á có tỷ lệ rối loạn glucose lúc đói cao nhất vào năm 2003, và tỷ lệ rối loạn glucose lúc đói sẽ là 13,5% vào 2025. Khoảng 15% người ở vùng khác sẽ bị ĐTĐ hoặc rối loạn glucose lúc đói vào năm 2025. Khoảng 2% đến 14% (trung bình khoảng 5%) người có rối loạn glucose lúc đói tiến triển thành ĐTĐ týp 2 mỗi năm [86]. Linstrom J. nghiên cứu thuần tập trên 4.435 đối tượng, dùng thang điểm có 7 biến số: tuổi, BMI, vòng bụng, đã hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp, tiền sử tăng glucose máu, vận động thể lực dưới 4 giờ/tuần, và tiết thực nhiều rau, quả. Thời gian theo dõi 5
năm cho kết quả với số điểm trên 9 test này có độ nhạy là 0,78 và 0,81; độ đặc hiệu là 0,77 và 0,76; giá trị tiên đoán dương là 0,13 và 0,05 [107].
Nghiên cứu của Chương trình Phòng ngừa ĐTĐ Mỹ cho thấy rằng một chế độ ăn kỹ lưỡng và can thiệp tập luyện làm giảm xảy ra ĐTĐ týp 2 khoảng 58% trong số
1.079 người với GDNG được theo dõi trong 2,8 năm và so sánh với nhóm chứng chỉ
thực hiện lời khuyên thay đổi lối sống và giả dược [117].
Nghiên cứu ở Da Qing, Trung Quốc (1997 – 2003) trên 110.660 đối tượng từ 33 trung tâm y tế được sàng lọc bằng nghiệm pháp dung nạp glucose tìm ra 577 đối tượng đạt tiêu chuẩn giảm dung nạp glucose theo tiêu chuẩn của TCYTTG, và được chia làm 3 nhóm can thiệp gồm chế độ ăn, vận động thể lực và cả hai yếu tố trên. Nghiên cứu sau 6 năm can thiệp dự phòng đã giảm nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 ở cả 3 nhóm lần lượt là 31%, 46% và 42% [116].
Nghiên cứu phòng ngừa ĐTĐ ở Phần Lan (2003) trên 522 người trung niên thừa cân có GDNG, mục tiêu của nhóm can thiệp là làm giảm cân, giảm chế độ ăn nhiều mỡ, tăng vận động thể lực và ăn nhiều chất xơ. Kết quả có cải thiện đáng kể từng mục tiêu can thiệp sau 1 đến 3 năm, cân nặng giảm 4,5 kg (sau 1 năm) và 3,5kg (sau 3 năm) và ở nhóm chứng là 1,0 kg và 0,9 kg. Sau một năm can thiệp có sự cải thiện đáng kể về lâm sàng và các chỉ số về chuyển hóa. Chỉ số glucose máu giảm ở nhóm rối loạn glucose lúc đói (-0,2 so với 0,3 mmol/l), và chỉ số HbA1c (-0,1% so với 0,1%) [108].
Trong nghiên cứu của Chương trình Phòng ngừa Đái tháo đường của Mỹ gần một nửa số người tham gia được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa, nhóm người có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch cũng kèm với sự gia tăng đái tháo đường týp 2. Trên những người với hội chứng chuyển hóa, 23% nhóm sử dụng Metformin và 38% nhóm sử dụng thay đổi lối sống đều giảm hội chứng chuyển hóa ở giai đoạn kết thúc nghiên cứu. Cả hai loại trị liệu thay đổi lối sống và Metformin đều làm giảm sự phát triển hội chứng chuyển hóa.
Nhìn chung, thay đổi lối sống là bảo đảm và rất hiệu quả để phòng ngừa ĐTĐ
týp 2 và làm giảm nguy cơ tim mạch ở những người bị TĐTĐ týp 2 [119]. Những
nghiên cứu trên chứng minh rằng TĐTĐ – ĐTĐ týp 2 có thể phòng ngừa được bằng thay đổi lối sống hoặc bằng thuốc.
Theo một nghiên cứu tại Campuchia (2005) ở lứa tuổi từ 25 tuổi trở lên mắc đái tháo đường tại Siemreap là 5% và ở Kampomg Cham là 11% [80] .
1.2.2 Tình hình nghiên cứu đái tháo đường ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, sau nhiều năm đổi mới, kinh tế tăng trưởng nhanh đã phần nào cải thiện cuộc sống và sức khoẻ cộng đồng. Song chúng ta nhận thấy rằng sự biến đổi sâu sắc trong lối sống, đặc biệt của cư dân các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Xe máy, ô tô gần như đã thay thế xe đạp, các công việc cần đến sức cơ bắp đã có đội ngũ người giúp việc làm thay. Mất cân bằng trong việc nhận năng lượng và tiêu thụ năng lượng là yếu tố nguy cơ cho các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và bệnh đái tháo đường phát triển.
Theo Nguyễn Huy Cường, năm 1999 – 2001, đã tiến hành điều tra 3.555 người từ 15 tuổi trở lên với xét nghiệm glucose mao mạch lúc 17 giờ có trị số trên 105 mg/dl rồi tiếp tục làm nghiệm pháp dung nạp glucose ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở nội và ngoại thành Hà Nội là 2,42%. Trong đó 64% mới phát hiện, tỷ lệ nội thành là 4,31% và ngoại thành là 0,61% và GDNG ở nội thành là 3,27% và ngoại thành là 1,56% [15]. Nguyễn Hải Thủy, năm 2002 – 2004, nghiên cứu 328 tu sĩ từ 15 tuổi trở lên có chế độ ăn chay trường thuần túy tại Huế, ghi nhận tỷ lệ tăng glucose máu là 27,44%, tỷ lệ GDNG là 17,68%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ là 9,75%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng từ 2,1 lần ở độ tuổi từ 40 đến 59, tăng lên 3,84% lần ở độ tuổi trên 60 [57]. Nguyễn Hứa Quang, Nguyễn Hải Thủy (2004 – 2005) nghiên cứu trên 101 đối tượng từ 40 tuổi trở lên là con của bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Các đối tượng được tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp glucose ghi nhận tỷ lệ tăng glucose máu là 36,63%, trong đó ĐTĐ là 18,81% và GDNG là 17,82%. Tỷ lệ này cao hơn trong các nghiên cứu trong cộng đồng cùng độ tuổi [51].
Từ năm 2003 đến năm 2009 có nhiều công trình điều tra dịch tễ học ĐTĐ trong nước trên nhiều tỉnh thành cho nhiều kết quả khác nhau. Theo điều tra ĐTĐ toàn quốc cuối năm 2008, tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gần gấp đôi năm 2002 (5,0% so với 2,7%) và tỷ lệ