LUẬN VĂN:
Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quyền con người là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản và cũng luôn luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Quyền con người được sinh ra và đồng thời cũng phải bảo đảm thực hiện như một lẽ tự nhiên. Cho nên, nó không chỉ là vấn đề trọng yếu trong luật pháp quốc tế mà còn là chế định pháp lý cơ bản trong pháp luật của các quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - 2
- Quy Định Về Tội Phạm Và Hình Phạt Với Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Đối Với Người Phạm Tội.
- Quy Định Hình Phạt, Mục Đích, Hệ Thống Hình Phạt
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
ở Việt Nam, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, quyền con người được chính thức tuyên bố và ghi nhận bằng pháp. Quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, với những nhiệm vụ nặng nề mà vinh quang, xét cho cùng cũng chỉ là vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội mà cốt lõi của nó là bảo đảm thực hiện quyền con người. Phản ánh các quá trình phát triển đó, từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980 đến Hiến pháp 1992 đều thể chế hoá quyền con người, từng bước mở rộng quyền con người. Trên cơ sở đó, hệ thống chính sách pháp luật bảo đảm quyền con người ngày càng được củng cố hoàn thiện.
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta đã chuyển hoá nhiều nội dung về quyền con người trong các tuyên bố, công ước quốc tế mà Nhà nước ta tham gia phê chuẩn, ký kết. Bên cạnh các hoạt động "lập pháp" đó, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp và hoạt động thực tế bảo đảm thực hiện quyền con người. Các cơ quan bảo vệ pháp luật không ngừng được củng cố, phát triển, xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tạo cho mọi người có môi trường tự do, bình đẳng để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo vệ con người khỏi các hành vi xâm hại.
Song, quyền con người luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp nên bảo đảm thực hiện nó không phải chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền con người mà còn phải thực thi nhiều biện pháp đồng bộ, được mọi cấp, mọi ngành, mọi người tham gia. Trong đó, Toà án có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, một trong những nhiệm vụ cơ bản trong xét xử của Toà án chính là hoạt động trực tiếp bảo vệ quyền con người đôí với bên bị hại và cả bên bị cáo - là những người mà quyền con người của họ dễ có nguy cơ bị xâm hại. Nhiều
năm qua, theo quy định của pháp luật, Toà án đã tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Song, trong xét xử vẫn còn oan sai; quyền con người của bị cáo có lúc có nơi chưa được tôn trọng còn bị vi phạm, chưa có biện pháp bảo đảm hữu hiệu. Điều đó, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song sự hạn chế, thiếu đồng bộ của pháp luật có tác động đáng kể.
Như vậy, thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đặt ra nhiệm vụ cấp bách - phải hoàn thiện pháp luật, tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền con người nhất là pháp luật trong lĩnh vực xét xử hình sự của Toà án.
2. Tình hình nghiên cứu:
Quyền con người được các tổ chức Quốc tế, các nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng quan tâm nghiên cứu.
ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học về quyền con người, quyền công dân. Nổi bất trong các công trình này là hai tập chuyên khảo "quyền con người, quyền công dân" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993. Đi sâu nghiên cứu tìm hiểu để đề ra các phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm "xây dựng và hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay" là luận án PTS của thày giáo Nguyễn Văn Mạnh. Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn cuốn sách "Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị", xuất bản năm 1997. PGS. TS Trần Ngọc Đường có một số bài viết về quyền con người, trong đó có bài "Hành vi hợp pháp - nhân tố bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân" in trong tập 1 chuyên khảo "quyền con người, quyền công dân". Tạp chí cộng sản tháng 5-1993 có đăng bài "Quyền con người và quyền công dân" của PGS. TS (hiện nay là Giáo sư, Tiến sỹ) Hoàng Văn Hảo và Chu Thành. PTS (nay là Tiến sỹ) Lê Minh Thông viết bài "Hoàn thiện pháp luật về quyền con người trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay" trong Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 12-1998. Tác giải Nguyễn Văn Hiện có bài
"Toà án và việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức" - Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 8-1999.
Các công trình khoa học, bài viết này hoặc là tổng quát, hoặc đi sâu nghiên cứu, phân tích, luận giải một số nội dung về quyền con người, các biện pháp bảo đảm quyền con người, vấn đề bảo vệ quyền con người...
Tiến sĩ Phạm Hồng Hải có bài: "Mấy ý kiến về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở nước ta" (tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3 năm 1998) nêu lên một số vấn đề về vi phạm quyền con người từ phía cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can, bị cáo và từ phía các phần tử xấu đối với những người tiến hành tố tụng.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống quy định của pháp luật nước ta hiện nay về bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
* Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện quyền con người trong xét xử hình sự.
* Phạm vi: Đề tài chỉ nghiên cứu về pháp luật bảo đảm thực hiện quyền con người đối với bị cáo bị truy tố trước Toà mà không đi sâu phân tích về pháp luật bảo đảm quyền con người đối với các đối tượng khác trong các vụ án dân sự, kinh tế, hôn nhân, gia đình ... cũng như các bên khác tiến hành hoặc tham gia tố tụng hình sự.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
* Mục đích: Đưa ra các nội dung hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự.
* Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền con người và nghiên cứu những đặc trưng của quyền con người trong xét xử hình sự.
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự.
- Xác định phương hướng, đề xuất những nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện quyền con người trong xét xử hình sự.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu đề tài luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp, khảo sát, so sánh.
6. Đóng góp khoa học của đề tài:
Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền con người, đặc biệt là quyền con người trong xét xử hình sự. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, nội dung hoàn thiện pháp luật trong xét xử hình sự.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương, 6 tiết.
Mục lục
Trang
Mở đầu 4
Chương 1: Quyền con người và vai trò của pháp luật
trong việc bảo đảm quyền con người 8
1.1 Khái lược quyền con người và vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người 8
1.2 Đặc trưng quyền con người của bị cáo trong xét xử hình sự 16
Chương 2. Quy định của pháp luật bảo đảm quyền con người
trong xét xử hình sự ở nước ta hiện nay 20
2.1 Quy định về tội phạm và hình phạt với việc bảo đảm quyền con người của người phạm tội 20
2.1. 1 Quy định trách nhiệm hình sự 20
2.1. 2 Quy định phân loại tội phạm 22
2.1.3 Quy định hình phạt, mục đích, hệ thống hình phạt 33
2.1.4 Quy định hệ thống chế tài đối với các cấu thành tội phạm 40
2.2 Quy định về xét xử hình sự vớiviệc bảo đảm quyền con người đối với bị cáo44
2.2.1. Các nguyên tắc xét xử 44
2.2.2 Các nguyên tắc quyết định áp dụng hình phạt
(quyết định hình phạt) 59
2.2.2.1. Nguyên tắc pháp chế 59
2.2.2.2. Nguyên tắc nhân đạo 61
2.2.2.3. Nguyên tắc cá thể hoá hình phạt 62
2.2.2.4. Nguyên tắc công bằng 63
2.2.3. Quyền của bị cáo khi tham gia tố tụng (xét xử) 68
2.2.3.1. Quyền được coi là vô tội khi chưa có bản án kết tội
của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. 69
2.2.3.2. Quyền được đưa ra xét xử theo đúng trình tự, thủ tục
được pháp luật qui định 69
2.2..3.3. Quyền được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử 69
2.2.3.4. Quyền được tham gia phiên toà 70
2.2.3.5. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng 70
2.2.3.6. Quyền đưa ra chứng cứ, yêu cầu, đề nghị của bào chữa 71
2.2.3.7. Quyền được nói lời sau cùng 72
2.2.3.8. Quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm 73
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người trong xét xử hình sự ở nước ta hiện nay 75
3.1. Quan điểm chung về phương hướng hoàn thiện 75
3.2. Nội dung hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người
trong xét xử hình sự. 77
Kết luận 93
Danh mục tài liệu thao khảo 95
Chương I
Quyền con người và vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người
1.1. Khái lược quyền con người
Mặc dù "quyền con người" mãi sau này (thế kỷ 18) mới được khẳng định, nhưng những ý tưởng về nó lại ra đời rất sớm cùng với sự phân chia giai cấp trong xã hội và hình thành Nhà nước. Khi mà trong các Nhà nước chiếm hữu nô lệ, con người bị coi là những "công cụ biết nói" thì những tiếng kêu cứu đòi quyền được sống, được tự do, được quyền làm người ... cũng xuất hiện.
Quyền con người , ngay từ đầu là một thuộc tính bản chất tự nhiên, là "đặc quyền". Cho nên, khi các "đặc quyền" đó bị vi phạm, bị chà đạp thô bạo trong các Nhà nước cổ đại thì đã có những cuộc khởi nghĩa của tầng lớp bị trị nổ ra đòi lại những đặc quyền vốn sơ khai đó. Do có những cuộc đấu tranh "làm cho công lý bùng nổ để ngăn chặn kẻ mạnh không làm hại kẻ yếu" mà đã xác lập nên Bộ luật Hamurabi. Mặc dù còn nhiều hạn chế: là công cụ phục vụ mục đích thống trị, song Bộ luật đó đã nêu lên được tư tưởng về bình đẳng, dân chủ, pháp luật hoá tư tưởng về quyền con người.
Xã hội loài người ngày càng phát triển, các trường phái triết học, pháp luật dần hình thành, lớn mạnh. Các trường phái này đi vào nghiên cứu giải thích các vấn đề tự nhiên, xã hội, con người. Đáng chú ý là thế kỷ 17 - 18 trường phái pháp luật tự nhiên với các đại diện như: Spinoda, Hobbes, Kant... đã mở ra một trang mới cho sự phát triển tư tưởng bảo vệ quyền cá nhân chống lại sự vi phạm từ phía quyền lực, tức là bảo vệ các quyền hiển nhiên, có sẵn của con người, không phải quyền do Nhà nước, pháp luật ban phát. Tư tưởng này góp phần thắng lợi vào cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến tàn bạo, thiết lập Nhà nước mà ở đó con người với những giá trị đích thực của nó được nâng lên một bước - công dân của xã hội Nhà nước chứ không phải thần dân của ông vua.