Mục Tiêu Thực Thi Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tổng Quát


điểm du lịch trong tỉnh nhằm đưa du lịch Việt Trì thực sự trở thành khâu đột phá trong phát triển KT- XH của thành phố, cụ thể:

3.1.1. Mục tiêu thực thi chính sách phát triển du lịch tổng quát

Tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân thành phố về phát triển du lịch, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển KT- XH, tăng nguồn thu nhập ổn định, từng bước nâng cao đời sống, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.

Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Việt Trì liên quan đến kinh đô Văn Lang, thời đại Hùng Vương và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Đồng thời, duy trì, lưu giữ, nâng cao chất lượng và phát huy các giá trị di sản văn hóa vùng Đất Tổ: Tổ chức các Lễ hội đặc trưng, đại diện cho bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ, phục dựng có chọn lọc một số lễ hội đã mai một; phấn đấu mỗi người dân Việt Trì là một chủ thể thực hành các tập quán, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, chủ thể bảo vệ, trao truyền, làm sống động giá trị nguyên bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng then chốt, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phù hợp với thực tiễn của thành phố; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Duy trì và xây dựng các tour, tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng trong đó lấy du lịch văn hóa tâm linh làm trọng tâm, là điểm nhấn trong hành trình về với Việt Trì - thành phố Lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam.

3.1.2. Mục tiêu thực thi chính sách phát triển du lịch cụ thể

3.1.2.1. Giai đoạn I (2018- 2020)

Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; đào tạo phát triển


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

nguồn du lịch, duy trì các sản phẩm du lịch hiện có tại các phường xã trên địa bàn thành phố Việt Trì. Qua nắm bắt và khảo sát nhu cầu thực tế, trên cơ sở những tiềm năng hiện có; trước mắt, thành phố sẽ tập trung phát triển du lịch tại các phường, xã: Kim Đức, Hùng Lô, Bạch Hạc, Phượng Lâu, Trưng Vương, Tân Đức, Nông Trang, Gia Cẩm và Tiên Cát để xây dựng các điểm trở thành trung tâm liên kết du lịch của thành phố Việt Trì. Những điểm du lịch này có khả năng vừa đảm bảo định hướng đặc thù theo quy hoạch, vừa có sự kết nối về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam. Về lâu dài, sẽ tiếp tục nghiên cứu các điểm du lịch khác nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch Việt Trì. Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển KT- XH của thành phố.

Tổ chức tuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản quy định liên quan về phát triển du lịch, tiếp tục tuyên truyền về Quy tắc ứng xử văn hóa con người thành phố Việt Trì: "Thanh lịch, thân thiện, mến khách, giầu tính nhân văn, mang đậm tình người Đất Tổ" và xây dựng hình ảnh "Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch mến khách". Chú trọng quảng bá 02 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là “Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và các lễ hội truyền thống đặc sắc. Xây dựng bộ tập gấp và các ấn phẩm thông tin quảng bá di tích lịch sử văn hóa, giới thiệu du lịch cộng đồng xã Hùng Lô; điểm du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái trải nghiệm, vui chơi giải trí, ẩm thực tại xã Kim Đức, Phượng Lâu, Trưng Vương, Tân Đức, Bạch Hạc, Nông Trang, Gia Cẩm, Tiên Cát phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 11

Cùng với đó, thành phố sẽ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; duy trì và phát triển các sản phẩm du lịch hiện có theo các điểm du lịch với sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh và sinh thái


trải nghiệm gắn với xây dựng tuyến phố đi bộ, ẩm thực, mua sắm… cụ thể: Xây dựng "Điểm du lịch cộng đồng" tại xã Hùng Lô; xây dựng "Điểm du lịch văn hóa tâm linh và sinh thái trải nghiệm" tại các phường, xã; xây dựng tuyến phố đi bộ mua sắm, ẩm thực, cụ thể: Thu hút lượng khách du lịch đến năm 2020: Phấn đấu tổng lượng khách tăng 10% so với năm 2017 (đạt khoảng 9 triệu lượt).

3.1.2.2. Giai đoạn II (2021- 2025)

Trên cơ sở tiếp tục duy trì và phát triển các loại hình du lịch đã triển khai từ giai đoạn I; trong giai đoạn này, thành phố sẽ tiếp tục khảo sát, nắm bắt nhu cầu thực tế từ cơ sở, đồng thời cho khai thác và đầu tư thêm một số cơ sở hạ tầng phục vụ các điểm tham quan du lịch, nâng cấp cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch thành phố Việt Trì như: Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các điểm tham quan du lịch; đầu tư nâng cấp, cải thiện chất lượng các sản phẩm phục vụ du lịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút các nhà đầu tư... cụ thể:

Thu hút lượng khách du lịch đến năm 2025: Phấn đấu tổng lượng khách tăng 20% so với năm 2020 (đạt khoảng 11 triệu lượt).

Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường kết nối vào các điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa; hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ phát triển du lịch từ thành phố đến cơ sở; phát triển thêm các nhà hàng, khách sạn; tu bổ, tôn tạo các di tích tại các phường, xã đã được triển khai trong giai đoạn I (2018 - 2020); đồng thời, tiến hành triển khai đồng bộ và nhân ra diện rộng tới các phường xã trên toàn địa bàn thành phố Việt Trì.


Tiếp tục duy trì và phát triển các điểm, tuyến du lịch được triển khai ở giai đoạn I (2018 - 2020); đồng thời, tiếp tục khai thác các điểm, tour tuyến du lịch ven sông Hồng - sông Lô, khu du lịch Bến Gót, Làng Cả phường Thọ Sơn... và các địa điểm khác theo hình thức du lịch trải nghiệm, ẩm thực, vui chơi giải trí, sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh tại các điểm di tích trên địa bàn, phấn đấu trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, kết nối tour nội tỉnh, liên vùng phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 03 “City tour Việt Trì”, sản phẩm Hát Xoan làng cổ, tour du lịch hàng ngày Hà Nội - Phú Thọ… đã được công bố từ giai đoạn trước. Ngoài ra, hình thành các điểm, các tour du lịch nội thành, gắn kết với các tour, tuyến du lịch của tỉnh, của vùng Tây Bắc, trong và ngoài nước. Tập trung tại 3 khu vực chính: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng; Khu vực Trung tâm thành phố Việt Trì (Khu vực này đóng vai trò như sân trung tâm lễ hội của kinh đô Văn Lang xưa - gắn kết các hoạt động của Đền Hùng như một thể thống nhất), khu vực Bạch Hạc, Bến Gót... Đây sẽ là điểm gắn kết các văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội để hình thành các tour, tuyến du lịch nổi bật của thành phố. Cụ thể:

Du lịch tâm linh, tìm hiểu di sản văn hoá: (Khu tích lịch sử quốc gia Đền Hùng - Công viên Văn Lang - Giao lưu Hát Xoan - Khu phố đi bộ, phố ẩm thực), (đền Tam Giang, chùa Đại Bi - Khu khảo cổ làng Cả - đền Tiên - Di tích lịch sử đàn Tịnh Điền gắn với Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa - đình Thanh Đình - đình Hương Trầm - đình Cổ Tích - Khu di tích lịch sử Đền Hùng), (chùa Hoa Long, đình Việt Trì - đình, đền lăng Hương Lan - đình Lâu Thượng, Thiên Cổ Miếu - đình Hương Trầm, đình An Thái - Đình Thét, đền Bát Nàn Đại tướng quân - Miếu Lãi Lèn - Khu di tích Đền Hùng)... Duy trì tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Hát Xoan Phú Thọ...


Du lịch sinh thái, tìm hiểu, trải nghiệm làng nghề truyền thống: Làng nghề ở xã Hy Cương: Sản phẩm chính là bánh, hương thơm, giấy dó; làng nghề xã Kim Đức: Mộc, mỹ nghệ, đúc đồng; làng nghề xã Chu Hoá: Sinh vật cảnh, lá ngọc, cành vàng; làng nghề xã Thanh Đình: Sinh vật cảnh, chế biến kiệu; làng nghề xã Hùng Lô: Chế biến nông sản, thực phẩm (làm bún, mỳ, miến, bánh chưng); làng nghề xã Sông Lô: Dâu tằm, tơ (thành phố Việt Trì); làng nghề xã Tân Đức: Trồng rau sạch; làng nghề truyền thống phường Dữu Lâu: Trồng lúa nếp Hương Trầm, trồng trầu cau; trồng Quýt ở Quýt Thượng, Quýt Hạ (phường Dữu Lâu và xã Phượng Lâu - thành phố Việt Trì); làng nghề truyền thống xã Trưng Vương, Bạch Hạc: Trồng Hồng Hạc (thành phố Việt Trì), làng nghề giã bánh dày...

*Các tour du lịch trong tỉnh:

Đền Hùng - Việt Trì - Thanh Thủy (Khu tích lịch sử quốc gia Đền Hùng - đình Thét - đình Hùng Lô - Thành phố Việt Trì - đền Lăng Sương - Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy).

Việt Trì - Đền Hùng - Hạ Hòa (Bảo tàng Hùng Vương - đền chùa Tam Giang - miếu Lãi Lèn - đình Thét - Khu tích lịch sử quốc gia Đền Hùng - đền Mẫu Âu Cơ - đầm Ao Châu, đầm Vân Hội).

Đền Hùng - Thanh Thủy - Tân Sơn (Khu tích lịch sử quốc gia Đền Hùng

- Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy - Vườn quốc gia Xuân Sơn).

*Các tour du lịch liên tỉnh:

Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) với các tỉnh Tây Bắc (hành trình du lịch về với cội nguồn kết hợp khám phá các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Tây Bắc).

Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) với các tỉnh Đồng bằng và Đông Bắc Bộ (hành trình từ cội nguồn về với các giá trị tâm linh).


Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) với Thủ đô Hà Nội (hành trình du lịch về với cội nguồn, tìm hiểu những giá trị thời đại Hùng Vương và thời đại Hồ Chí Minh).

*Các Tuyến du lịch đường thủy:

Tiếp tục khai thác tuyến du lịch quốc tế đường sông tham quan đền Tam Giang, chùa Đại bi (phường Bạch Hạc), đình Hùng Lô (xã Hùng Lô), làng nghề nón lá Sai Nga (huyện Cẩm Khê), làng nón Gia Thanh (huyện Phù Ninh), Khu tích lịch sử quốc gia Đền Hùng; xây dựng tuyến du lịch trên sông từ Bến Gót (phường Bến Gót) đến khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy và đi Hòa Bình.

Từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý, hoạt động của các điểm tham quan du lịch nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; đặc biệt chú trọng phát triển sản phẩm văn hoá - lịch sử để thu hút du khách như: Điểm du lịch cộng đồng Hùng Lô, điểm du lịch Kim Đức, Tân Đức, Phượng Lâu, Trưng Vương, Bạch Hạc…

3.2. Các giải pháp thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Tăng cường hiệu quả trong thực chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nói chung, các cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính. Cần bổ sung nhân sự phụ trách du lịch cho các bộ phận chuyên môn về du lịch như phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Việt Trì cùng với các phòng chức năng liên quan. Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu du lịch cũng cần phải được kiện toàn cả về nhân sự và cơ cấu tổ chức, đảm bảo tinh gọn nhưng hiệu quả.


Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành giữa các phòng quản lý chuyên ngành về du lịch với các phòng chức năng quản lý các lĩnh vực khác như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Tài chính và Kế họach... trong thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố, đảm bảo vai trò tập trung, thống nhất quản lý nhà nước của UBND Thành phố, tạo sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các phòng, ngành, đơn vị với ngành du lịch để thực hiện các định hướng, mục tiêu, giải pháp thực thi chính sách phát triển du lịch một cách có hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ xây dựng và thực thi chính sách, đội ngũ nhân lực làm công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực du lịch.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý của nhà nước trong hoạt động du lịch

Trong việc thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, cần phải thực hiện theo quan điểm phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững, thành phố cần có chính sách nhằm thực thi tốt các tiêu chí trên cả ba nội dung kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của địa phương. Đây là căn cứ quan trọng để hoàn thiện quy hoạch và xây dựng các chính sách hợp lý, khả thi đối với phát triển ngành du lịch ở thành phố Việt Trì, cụ thể:

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch; tổ chức quản lý nghiêm ngặt và thực hiện đúng nội dung quy hoạch: Có thể thấy rằng, mỗi thời kỳ phát triển đều có những vấn đề mang tính dấu ấn lịch sử của thời kỳ đó. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, có thể trong quá trình thực thi chính sách phát triển du lịch, còn một số chính sách đã hết hiệu lực, một số chính sách trong giai đoạn hiện nay đã tỏ ra không phù hợp, vì vậy, cần thiết rà soát một cách tổng thể và mang tính hệ thống các quy hoạch du lịch đang còn hiệu


lực, tiến hành sơ kết việc thực hiện quy hoạch theo giai đoạn, phân tích, đánh giá cụ thể chất lượng, tính bền vững, tính đồng bộ của mỗi chính sách; trên cơ sở đó đánh giá khả năng tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh những nội dung, mục tiêu không còn phù hợp, xây dựng mới các chính sách cần thiết làm cơ sở cho sự phát triển du lịch.

Thực tế cho thấy, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 nói chung, thành phố Việt Trì tuy cơ bản vẫn phù hợp; song một số nội dung cần phải được điều chỉnh cho phù hợp thực tế mới. Quy hoạch phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 đã hết hiệu lực thời gian, cần có quy hoạch mới để thực hiện; một số điểm tài nguyên du lịch tự nhiên đã được thể hiện trong phân kỳ thu hút đầu tư của quy hoạch tổng thể, cần phải được tiến hành quy hoạch cụ thể để mời gọi đầu tư đồng thời có giải pháp bảo vệ tài nguyên thời gian tới như các điểm du lịch ven sông Hồng - sông Lô, khu du lịch Bến Gót, Làng Cả phường Thọ Sơn, phố ẩm thực Nguyễn Du - Tiên Dung, phố đi bộ kết hợp mua sắm, ẩm thực và các điểm du lịch văn hóa tâm linh và sinh thái trải nghiệm...

Việc thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố cần có sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy hoạch phát triển KT - XH chung của thành phố; đặc biệt là các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đảm bảo môi trường trong sạch; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của thành phố. Quá trình này cũng cần phải có sự thống nhất và sự phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, các quy hoạch phát triển du lịch thành phố trong cùng giai đoạn.

Các quy hoạch và triển khai cần phải được công khai và đồng bộ nội dung các quy hoạch đến các ngành, các cấp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, đảm bảo tiến độ, lộ trình thực hiện, kiên định và kiên trì các mục

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023