Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 13


thống các cấp độ đào tạo du lịch cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục qua phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đối tượng tham gia kinh doanh lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư trong nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch.

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của du khách.

3.2.3.4. Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường

Cần triển khai ngay việc xây dựng chiến lược, các chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về xúc tiến, quảng bá du lịch; đẩy mạnh các nội dung xúc tiến, quảng bá riêng của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đồng thời gắn với xúc tiến, quảng bá du lịch khu vực và cả nước để tạo hiệu quả tổng hợp trong xúc tiến, quảng bá. Tăng cường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, các hiệp hội, hội hữu nghị để quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Trì trong nước và ra với thế giới. Tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh thành phố Việt Trì với ý nghĩa là vùng Đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam và gắn với 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được vinh danh.

Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch; đầu tư đổi mới thiết kế, hình thức các ấn phẩm du lịch như: WebGis du lịch, bản đồ du lịch, cẩm nang du lịch, đĩa DVD, VCD, bản tin du lịch... để tăng tính hấp dẫn và phong phú; xây dựng hệ thống điểm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng và đặc biệt là ở các khu điểm du lịch, các trung tâm lữ hành. Mở rộng nội dung thông tin trên các trang thông tin của thành phố và của tỉnh, trên website riêng của ngành du lịch, cập nhật đầy đủ các thông tin du lịch của thành phố, hoàn chỉnh hơn các công cụ tra cứu du lịch và xây dựng các ấn phẩm giới thiệu, quảng cáo điển tử


trên website với giao diện và cách thức thể hiện hấp dẫn hơn; có quy định cụ thể, khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để các dự án du lịch lớn, các khu, điểm du lịch trọng tâm đều có website riêng của mình, tạo sự liên kết giữa các website du lịch trong thành phố và với các mạng xã hội, tận dụng quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội. Đây là giải pháp phù hợp với xu thế của xã hội hiện đại, tiện lợi nhanh chóng để đưa thông tin cập nhật về du lịch Việt Trì đến với các thị trường khách du lịch không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn thành phố như Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng, lễ hội văn hóa dân gian đường phố và các lễ hội truyền thống, sự kiện văn hoá, thể thao... Tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; chủ động liên kết, mời gọi các đoàn dã ngoại thực tế đến nghiên cứu điểm đến, giúp thành phố quảng bá, kết nối sản phẩm du lịch với các thị trường nguồn khách; mời gọi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo nghệ thuật (sáng tác tác phẩm văn học, thơ, nhạc, nhiếp ảnh, làm phim...) gắn với hình ảnh, bối cảnh hoặc kết hợp quảng bá về địa phương.

Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và văn hóa phục vụ khách du lịch của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; phát động chiến dịch làm sạch môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết quảng bá, giới thiệu, xúc tiến du lịch với các huyện trong tỉnh, mở rộng các chương trình hợp tác song phương với các thành phố trong nước, với các tỉnh Nara (Nhật Bản), Vân Nam (Trung Quốc) và tìm thêm cơ hội liên kết hợp tác với một số địa phương, vùng lãnh thổ tương đương cấp thành phố ở các quốc gia khác.


Thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 13

Tiếp tục đầu tư quảng bá mạnh mẽ cho thương hiệu du lịch về cội nguồn, hành trình du lịch tâm linh, du lịch di sản với các di sản của nhân loại và thành phố lễ hội Việt Trì.

Tăng cường đầu tư nguồn kinh phí tập trung cho công tác xúc tiến, quảng bá; mở rộng xã hội hoá công tác quảng bá du lịch, khuyến khích động viên các doanh nghiệp tích cực, chủ động hơn trong công tác quảng bá của doanh nghiệp mình và góp phần quảng bá cho hình ảnh du lịch chung của thành phố đồng thời tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục tính trách nhiệm, trung thực trong hoạt động quảng bá; kiểm tra chặt chẽ các nội dung quảng bá, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng bá du lịch để đảm bảo uy tín của thương hiệu du lịch Việt Trì.

Coi trọng phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các địa phương bạn trong đó có hợp tác kết nối tour du lịch để tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên du lịch, khai thác thị trường.

Củng cố, phát huy trách nhiệm và chất lượng hoạt động của Trung tâm văn hóa, Thể thao và Du lịch để tham mưu thực hiện tốt các nội dung hoạt động này.


Tiểu kết Chương 3


Việc thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Việt Trì hiện nay đạt được cả những thành tựu và hạn chế. Để có thể khắc phục những hạn chế, phát huy tính tích cực, nâng cao hiệu quả việc thực thi chính sách phát triển du lịch ở Việt Trì hiện nay, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp như nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; Tăng cường nguồn lực, thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng KT- XH phục vụ phát triển du lịch; Tăng cường bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch, phát triển thị trường; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực thi chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Các giải pháp này có sự thống nhất với nhau; do đó, cần thiết phải thực hiện một cách đồng bộ.


KẾT LUẬN

Phát triển du lịch hiện nay là vấn đề đang được Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Du lịch ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với với sự phát triển KT- XH. Để có thể phát triển du lịch một cách hiệu quả cần có một chính sách phát triển du lịch chất lượng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực thi chính sách phát triển du lịch có tầm quan trọng đặc biệt.

Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những phân tích, tổng hợp trong những năm qua cho thấy, việc thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố Việt Trì đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển du lịch của Thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình này còn những hạn chế nhất định. Những hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, để có thể phát triển hơn nữa du lịch của thành phố Việt Trì, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực thi chính sách phát triển du lịch của thành phố, nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm của chính sách cũng như khắc phục, hạn chế những tồn tại của chính sách. Đó là nâng cao năng lực và hiệu quả trong thực thi chính sách phát triển du lịch; Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực thi chính sách phát triển du lịch; Tăng cường nguồn lực phục vụ phát triển du lịch. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này là một trong những cơ sở để xây dựng du lịch Thành phố trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Việt Trì trở thành “Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Khánh An (2017), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ Chính sách công.

2. “Du lịch Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn” của Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (2018), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đảng cộng sản Việt Nam, “ Văn kiện đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X”, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1995 - 2000 - 2005

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội

5. Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

6. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên, 2008), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

7. Nguyễn Hữu Hải (2016), Chính sách công những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

8. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013), Đại cương về chính sách công, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

9. Chu Thị Thanh Hiền, “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” (Đề tài khoa học 2012).

10. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2008), Khoa học chính sách công, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

11. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Hội đồng biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1996), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Hà Nội.


13. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, Tập 21, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va.

14. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, Tập 29, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va.

15. Luật Du Lịch (2017), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

16. Luật Du lịch Việt Nam (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

17. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

18. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

19. Lê Chi Mai (2008), “Chính sách công”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 4.

20. Khương Thị Hồng Nhung (2016), “Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình”, Luận văn thạc sỹ Chính sách công.

21. Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.

22. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi bổ sung 2013, Hà Nội.

23. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

24. Quốc hội (2017), Luật Du lịch, Hà Nội.

25. Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 3/2010.

26. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Đắc Thủy (2018), “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ” Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa.

28. UBND thành phố Việt Trì, Đề án số: 1838/ĐA-UBND ngày 6/8/2018 về “Phát triển du lịch Thành phố Việt Trì giai đoạn 2018 - 2025”.

29. UBND thành phố Việt Trì, Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số: 31-NQ/HĐND của HĐND thành phố Việt Trì về kế hoạch phát triển du lịch thành phố Việt Trì giai đoạn 2012 - 2017, nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020.


30. UBND thành phố Việt Trì, Báo cáo phát triển du lịch thành phố Việt Trì các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

31. UBND thành phố Việt Trì (2012), Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 21/12/2012 của Ban thường vụ Thành ủy Việt Trì về phát triển du lịch thành phố Việt Trì đến năm 2020.

32. UBND thành phố Việt Trì, Nghị quyết số: 31/2012/NQ-HĐND của HĐND thành phố Việt Trì khóa XIX về “Kế hoạch phát triển du lịch Thành phố Việt Trì đến năm 2020”.

33. UBND thành phố Việt Trì, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Việt Trì khóa XX, nhiệm kỳ 2015- 2020.

34. UBND thành phố Việt Trì, Nghị quyết số: 03/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 của HĐND thành phố Việt Trì về Đề án phát triển các ngành dịch vụ của thành phố Việt Trì giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030.

35. UBND thành phố Việt Trì, Báo cáo kết quả công tác các năm 2015, 2016, 2017, 2018.

36. UBND thành phố Việt Trì (2019), Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối công tác năm 2019.

37. UBND tỉnh Phú Thọ, Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về khâu đột phá phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ.

38. UBND tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết số: 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 của Tỉnh ủy Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020.

39. UBND tỉnh Phú Thọ, Quyết định số: 3651/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023