Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điêu trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn Thanh Vân - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc - 4


Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

STT

Tên bệnh

Số lợn theo dõi (con)

Số lợn mắc bệnh

(con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Phác đồ điều trị

Số lợn khỏi (con)

Tỷ lệ khỏi (%)

1

Tiêu chảy

657

58

8,82

Vime - Apracin + Atropin 1ml/10kg thể trọng, Tiêm bắp.

Điều trị 3 - 5 ngày.

52

89,65

2

Viêm phổi

657

42

6,39

Licospec 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp

Điều trị 3-5 ngày.

39

92,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 32 trang tài liệu này.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy:

Hội chứng tiêu chảy: chúng em đã điều trị 58 lợn con bị tiêu chảy trong quá trình thực tập. Tuy nhiên, chỉ thực hiện điều trị khỏi 52 lợn con, đạt 89,65%. Kết quả đạt như vậy là do sức đề kháng lợn con còn yếu và xảy ra dịch tiêu chảy cấp (PED) làm giảm sức đề kháng, gây tổn thất nghiêm trọng cho đàn lợn tại trại.

Bệnh viêm phổi: chúng em đã điều trị 42 lợn con bị viêm phổi trong quá trình thực tập. Tuy nhiên chỉ thực hiện điều trị khỏi 39 con, đạt 92,85%.

4.5. Công tác khác

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn, chúng tôi còn tham gia một số công việc như: đỡ đẻ cho lợn nái, thiến lợn đực, mài nanh, bấm tai lợn con, truyền dịch lợn nái, vắt sữa đầu lợn nái sắp đẻ và đang đẻ cho lợn con còi uống.

Bảng 4.8: Kết quả một số công tác khác

TT

Nội dung

Số

lượng (con)

Kết quả

(con)

Tỷ lệ (%)

1

Đỡ đẻ cho lợn nái

55

55

100

2

Xuất lợn con

648

640

98,7

3

Truyền đường cho lợn nái

55

55

100

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn và tiến hành chuyên đề, chúng tôi còn tham gia một số công việc sau:

- Trực và đỡ đẻ cho lợn:

Trước khi đỡ đẻ chuẩn bị khăn lau, ổ úm lợn con, máy bấm nanh, panh kẹp, kéo, bông cồn, xilanh, thuốc oxytocine, dây buộc rốn.

Chúng tôi đã tham gia đỡ đẻ 55 ca, các ca đều đạt về số lượng lợn con sơ sinh an toàn.

Khi lợn con đẻ ra dùng khăn lau sạch nhớt ở mũi, miệng, toàn thân, thắt rốn, sau đó dùng bông cồn sát trùng vị trí cắt rốn và xung quanh gốc rốn. Cho lợn con nằm sưởi dưới bóng điện hồng ngoại 30 phút, sau đó cho lợn con bú sớm sữa đầu.

Sau khi lợn nái đẻ xong tiêm oxytocine: 2ml/con nhằm co bóp đẩy hết dịch bẩn ra ngoài và tiêm kháng sinh vetrimoxin: 1ml/10kg TT/con/ngày nhằm mục đích phòng bệnh viêm tử cung.

Truyền nước sinh lý: nái sau khi đẻ mệt mỏi, bỏ ăn hoặc ăn ít, tiến hành truyền 1 lít dung dịch đường glucoza 5% /con. Chúng tôi tham gia truyền cho 55 con, an toàn 55 con, đạt 100%.

Xuất bán lợn con cho các trang trại hay hộ chăn nuôi cần giống tốt để chăn nuôi nhanh đạt hiệu quả. Tôi đã tham gia xuất 640 con, đạt 98,7%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Về hiệu quả chăn nuôi của trại:

Trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 12,2 con/nái, số con cai sữa: 11,95 con/nái. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam.

- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn tại trại:

Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và thực hiện như sau:

- Trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, tiến hành cho lợn ăn hàng ngày, chăm sóc và phối giống cho 1544 con lợn nái.

- Đỡ đẻ 55 con lợn nái, nhỏ cầu trùng, mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt, bấm số tai, thiến lợn...

- Chẩn đoán, điều trị 58 lợn con bị tiêu chảy, điều trị khỏi 89,65%.

- Chẩn đoán, điều trị 42 lợn con viêm phổi, điều trị khỏi 92,58%.

Tất cả các công việc trên em đều thực hiện tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Nhà trường và Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Archie Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm dịch, Nxb Bản đồ, Hà Nội, tr. 53, 204 – 207

2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

3. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 29 - 35.

4. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng têu chảy của lợn con , các phác đồ điều trị, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt Nam - Mông Cổ, Ba Vì, Hà Tây, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli

trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp

8. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sảnTrung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

10. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên.

11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trí”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, tập II, tr. 44 - 52.

12. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đình Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

13. Phạm Sỹ Lăng (2009), “Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp pḥng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI (số 5), tr. 80 - 85.

14. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lê Văn Năm (2013), Bệnh viêm phổi địa phương - suyễn lợn, Nxb Lao động

- Xã hội.

16. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17Phạm Ngọc Thạch (1996), Một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng ở gia súc viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 20 - 32.

18. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 196.

II. Tài liệu tiếng anh

19. Glawisschning E., Bacher H. (1992), “The Efficacy of Costat on E. coli

infectedweaning pigs”. 12th IPVS congress, August 17 - 22, tr. 182.

20. Hughes, James (1996), “Maximising pigs production and reproduction”, Compus, Hue University of Agriculture and Forestry.

21. Jose Bento S., Ferraz and Rodger K., Johnson (2013), Animal Model Estimation of Genetic Parameters and Response to Selection for Litter Size and Weight, Growth, and Backfat in Closed Seedstock Populaions of Large White and Landrace Swine, Department of Animal Science, December 4, 2013, University of Nebraska, Lincoln 68583 – 0908.

22. Nagy B. Fekete PZS (2005), “Enterotoxigenic Escherichia coli in veterinary medicine”, Int. J. Med Microbiol, p. 295, tr. 443 - 454.

23. Pensaet M.B. de Bouck P. A. (1978), “New coronavirus - like particleassociated with diarrhea in swine”, Arch. Virol, p. 58; tr. 243 -247.

24. Radosits O. M. Blood D. C., Gay C. C., (1994), “Veterinary medicine”, A textbook of the Diseases of cattle, Sheep, Pigs, Goast and horses, Enght edition.

25. Smith, Martineau B.B. G. Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state university press, p. 40- 57.

III. Tài liệu internet

26. Muirhead M., Alexander T. (2010), Reproductive System, Managing Pig Health and the Treat of Disease, http://www.thepigsite.com.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

  Ảnh 1 2 Tiêm lợn nái Ảnh 3 Đuổi lợn dồn chuồng Ảnh 4 Thẻ lợn nái 1 Ảnh 1 2 Tiêm lợn nái Ảnh 3 Đuổi lợn dồn chuồng Ảnh 4 Thẻ lợn nái Ảnh 2

Ảnh 1 + 2. Tiêm lợn nái

Ảnh 3. Đuổi lợn dồn chuồng Ảnh 4. Thẻ lợn nái

Ảnh 5 Kích thích lợn nái Ảnh 6 Vệ sinh lợn nái Ảnh 7 Lấy tinh lợn đực 3

Ảnh 5. Kích thích lợn nái

Ảnh 6. Vệ sinh lợn nái

Ảnh 7. Lấy tinh lợn đực

Ảnh 8. Phối lợn nái

  Ảnh 9 Tiêm kháng sinh trước mổ Ảnh 10 Mổ hecni lợn con   Ảnh 11 Lợn con 4 Ảnh 9 Tiêm kháng sinh trước mổ Ảnh 10 Mổ hecni lợn con   Ảnh 11 Lợn con bị 5

Ảnh 9. Tiêm kháng sinh

trước mổ

Ảnh 10. Mổ hecni lợn con

  Ảnh 11 Lợn con bị tiêu chảy cấp PED 6 Ảnh 11 Lợn con bị tiêu chảy cấp PED 7

Ảnh 11. Lợn con bị tiêu chảy cấp PED

Xem tất cả 32 trang.

Ngày đăng: 14/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí