ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN TUẤN ANH
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN THANH VÂN, HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Dược Thú Y
Lớp: K47 – Dược Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điêu trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn Thanh Vân - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc - 2
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điêu trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn Thanh Vân - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc - 3
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điêu trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn Thanh Vân - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc - 4
Xem toàn bộ 32 trang tài liệu này.
Khóa học: 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Từ Trung Kiên Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường ĐH Nông Lâm
Thái Nguyên, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hướng tới thành công của mỗi con người ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân thì không thể không nhắc đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người xung quanh. Có được kết quả như ngày hôm nay, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và trại lợn Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo trại lợn Thanh Vân cùng toàn thể các kỹ sư, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ và chỉ bảo nhiều kiến thức thực tế giúp tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Từ Trung Kiên đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Tuấn Anh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng bầu 12
Bảng 3.1. Lịch sát trùng áp dụng tại trại nái 27
Bảng 3.2. Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại lợn nái 28
Bảng 4.1. Kết quả sản xuất của trại 30
Bảng 4.2. Số lợn được phối qua từng tháng trong 6 tháng 31
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn 32
Bảng 4.4. Kết quả công tác chăm sóc lợn con tại cơ sở 34
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng tại trại trong 6 tháng thực tập 37
Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại cơ sở 39
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con 40
Bảng 4.8: Kết quả một số công tác khác 41
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AD: Giả dại
BMD: Bacitracin methylene disalicylate
E.coli: Escherichia coli
EM: Effective microorganisms
FMD: Lở mồm long móng
Nxb: Nhà xuất bản
PED: Porcine Epidemic Diarrhoea
PRRS: Tai xanh
TĂ: Thức ăn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TTTN: Thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại 4
2.1.3. Cơ sở vật chất của trại 4
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại 5
2.2. Tổng quan tài liệu và những nghiên cứu trong, ngoài nước 6
2.2.1. Tổng quan tài liệu 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 21
2.2.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 23
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26
3.3. Nội dung thực hiện 26
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 26
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 26
3.4.2. Phương pháp theo dõi 26
3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 28
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 29
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại 30
4.2. Công tác chăn nuôi 32
4.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn tại trại Thanh Vân 32
4.2.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 33
4.2.3. Công tác giống 35
4.3. Công tác phòng bệnh 35
4.3.1. Công tác vệ sinh 35
4.3.2. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin 38
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con tại cơ sở 39
4.5. Công tác khác 40
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1. Kết luận 42
5.2. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
1.1. Đặt vấn đề
Phần 1 MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam với các nước trên thế giới, ngành chăn nuôi nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.
Sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn mang lại giá trị lớn cho con người, đó là nguồn cung cấp thực phẩm với số lượng lớn, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, nghề chăn nuôi lợn cũng cung cấp một lượng không nhỏ phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ như: da, lông, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi lợn không chỉ đáp ứng yêu cầu cung cấp thịt trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, ngoài ra nghề chăn nuôi lợn còn tận dụng được sức lao động nhàn rỗi, tận dụng được phế phẩm cho nông nghiệp… chính vì vậy, lợn được nuôi nhiều ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc.
Chăn nuôi lợn nái sinh sản là một yếu tố quyết định đến số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm từ ngành chăn nuôi lợn. Trong những năm gần đây nhờ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, ngành chăn nuôi lợn nước ta có những bước phát triển như: tổng đàn tăng, cơ cấu đàn lợn đa dạng, năng suất, chất lượng cao… Chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình ngày càng giảm, thay vào đó là các trang trại với quy mô nhỏ và vừa ngày càng tăng.
Tuy nhiên, nghề chăn nuôi lợn luôn gặp khó khăn. Ngoài các nguyên nhân như sự cạnh tranh với các ngành nghề khác, các chính sách, chi phí đầu vào, chi phí thức ăn… ngành chăn nuôi lợn còn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh, lợn hay mắc một số bệnh như: bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng, đặc biệt là bệnh sản
khoa. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợn nái: giảm tỷ lệ thụ thai, gây chết thai, lưu thai, sẩy thai… nghiêm trọng hơn bệnh vẫn âm thầm làm hạn chế khả năng sinh sản của đàn lợn nái ở các lứa tiếp theo, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn ngành chăn nuôi lợn. Với mục đích góp phần vào nâng cao khả năng sinh sản của đàn lợn, nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh, tiết kiệm chi phí chăn nuôi, chúng tôi thực hiện chuyên đề: "Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điêu trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại lợn Thanh Vân
- huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề
- Hiểu biết được thực trạng chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại địa phương.
- Hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh trên lợn nái sinh sản.
- Đề xuất những phương pháp, biện pháp để đẩy mạnh chăn nuôi lợn nái sinh sản.
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao năng suất đàn lợn giống, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
- Góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản suất.
- Hình thành phong cách làm việc sáng tạo, công nghiệp.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao năng suất đàn lợn giống, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Thanh Vân, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định được tình hình mắc bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ở lợn.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Thanh Vân có diện tích 9,15 km², dân số năm 1999 là 5675 người, mật độ dân số đạt 620 người/km².
Thanh Vân là một xã thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía tây bắc và phía tây giáp huyện Lập Thạch.
Phía đông nam giáp thành phố Vĩnh Yên. Phía tây nam giáp huyện Vĩnh Tường.
Phía đông giáp huyện Bình Xuyên.
Phía đông bắc và phía bắc giáp huyện Tam Đảo.
Trang trại Thanh Vân nằm trên địa bàn xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng diện tích 10 ha, được xây dựng theo hệ thống khép kín. Trang trại nằm trên một cánh đồng, cách xa khu dân cư.
Trại lợn Thanh Vân được thành lập và đi vào hoạt động năm 2012 là một trang trại của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ kĩ thuật vững vàng cũng như con giống và nguồn thức ăn đảm bảo.
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Trại chăn nuôi nằm trong địa bàn của xã Thanh Vân, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.
Nhiệt độ trung bình khoảng 23,5 – 250C.
Lượng mưa trung bình năm 1.400 - 1.600mm, phân bố không đều trong năm tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
Độ ẩm không khí 83%.
Với điều kiện khí hậu như vậy, tương đối thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trại
Trại gồm có:
+ Chủ trại: 01 người
+ Quản lý: 01 người
+ Kế toán: 01 người
+ Tổ trưởng: 02 người (1 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu)
+ Công nhân trại: 17 người
+ Sinh viên thực tập: 03 người
+ Bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại: 02 người
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu. Mỗi tổ thực hiện công việc hàng ngày một cách nghiêm túc, đúng quy định của trại.
2.1.3. Cơ sở vật chất của trại
Trại được xây dựng trên diện tích gần 10 ha chia làm 2 khu vực chính là: khu sinh hoạt chung cho công nhân và khu sản xuất.
Trong khu sinh hoạt chung cho công nhân gồm có: Cổng ra vào trại, phòng sinh hoạt ngoài giờ làm của công nhân, nhà ăn,… các khu phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu cho công nhân ngoài giờ làm. Ngoài ra trại còn thiết kế thêm một số khu vui chơi phục vụ nhu cầu giải trí của công nhân.
Khu chăn nuôi gồm 2 phần chính: Chuồng đẻ và chuồng bầu.
Hệ thống chuồng đẻ của trại gồm 6 dãy chuồng chính, mỗi dãy chuồng gồm 2 ngăn chuồng có cửa thông với nhau ở cả đầu trên và cuối chuồng. Mỗi ngăn
chuồng lại gồm 56 ô chia làm 2 dãy với kích thước mỗi ô là 2,4m x 1,6m ô. Trong mỗi ngăn được lắp đặt hệ thống dàn mát ở đầu chuồng và 3 quạt thông gió ở cuối chuồng. Ngoài ra mỗi ngăn còn được lắp đặt thêm cửa sổ và hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện. Ngoài 6 chuồng chính còn có 2 chuồng cai sữa phục vụ cho việc chăm sóc lợn con đã qua 2 ngày tuổi xuất chuồng mà chưa được xuất bán.
Thứ 2 là hệ thống chuồng bầu với 4 chuồng chính trong mỗi chuồng được lắp đặt 56 ô, kích thước 2,4m x 0,65m/ ô. Cũng như chuồng đẻ, chuồng bầu cũng có dàn mát, cuối mỗi chuồng có 8 quạt thông gió, ngoài ra trong mỗi chuồng bầu còn có hệ thống làm mát cho lợn bằng nước. Bên cạnh 4 chuồng chính còn có chuồng đực với sức chứa 30 lợn đực, 3 chuồng cách ly dùng để nhốt lợn mới nhập, lợn có dấu hiệu bị bệnh, 1 phòng tinh.
Nguồn nước được sử dụng trong trại được cung cấp từ hệ thống giếng khoan, nước sau khi được bơm lên 2 bể được xử lý bằng hóa chất. Sau đó được bơm lên một bể ở trên cao, lợi dụng áp lực của nước để đưa nước tới hệ thống cung cấp nước uống, dàn mát và các vòi nước phục vụ cho công việc vệ sinh.
Trong khu sản xuất còn có kho thuốc, phòng tắm sát trùng, nhà giặt và kho thức ăn.
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn của trại
2.1.4.1. Thuận lợi
Được Công ty Cổ phần TNHH Japfa Comfeed Việt Nam cung cấp về con giống, thức ăn và thuốc thú y có chất lượng tốt.
Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi, xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông.
Chuồng trại được trang bị bằng các thiết bị hiện đại, điện lưới và hệ thống nước sạch luôn cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và chăn nuôi.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn vững vàng, đội ngũ công nhân rất nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, do đó đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
2.1.4.1. Khó khăn
Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu về số lượng, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo dịch bệnh khó kiểm soát, gây khó khăn cho chăn nuôi. Những khó khăn trên đòi hỏi trại phải đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức đề kháng cho đàn lợi tại trại nái và lợn con.
2.2. Tổng quan tài liệu và những nghiên cứu trong, ngoài nước
2.2.1. Tổng quan tài liệu
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
- Sự thành thục về tính
- Một cơ thể được gọi là thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể phát triển căn bản đã hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố (các phản xạ về sinh dục), cơ quan sinh dục lợn nái có các noãn bào chín và tế bào trứng rụng.
- Ở lợn nái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như:
+ Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp
hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối cũng làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày.
+ Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục, nhưng cần tránh nuôi cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu của Hughes và James (1996) [20] cho thấy, việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so với lợn cái được nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì đực giống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị. Nếu cái hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn cái hậu bị không tiếp xúc với lợn đực giống. Theo Hughes và James (1996) [20], lợn cái hậu bị ngoài 90 kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực, mỗi lần tiếp xúc 15 - 20 phút thì tới 83% lợn cái hậu bị động dục lần đầu (Muirhead M., Alexander T., 2010) [26].
+ Chu kỳ tính: Từ khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra liên tục và có chu kỳ. Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ (Khuất Văn Dũng, 2005) [6].
- Trứng chín: Dưới ảnh hưởng của thùy trước tuyến yên, trứng phát triển rất nhanh, lớp tế bào hạt phát triển thành nhiều lớp, hình thành thể vàng, tiết dịch nang trứng làm cho kích thước nang trứng tăng nhanh, nổi lên mặt buồng trứng như những bóng nước. Tế bào trứng nằm trong nang trứng tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất cho ra noãn tử để phát triển thành tế bào trứng chín.
- Hiện tượng rụng trứng: Noãn bào dần dần lớn lên. Nổi rõ trên bề mặt của buồng trứng. Dưới tác dụng của thần kinh, hormone, áp suất. Noãn bào vỡ
giải phóng ra tế bào trứng, đồng thời thải ra dịch folliculin. Hiện tượng giải phóng tế bào khỏi noãn bào trứng ra ở từng loài gia súc khác nhau.
- Sự hình thành thể vàng: Sau khi noãn bào vỡ ra và dịch nang chảy ra. Màng trên bị xẹp xuống đường kính ngắn lại bằng nửa xoang trứng. Tạo nên những nếp nhăn trên vách xoang ăn sâu vào trong làm thu hẹp xoang tế bào trứng. Xoang chứa đầy dịch và một ít máu chảy ra từ vách xoang ra. Dịch và máu đọng lại và lấp đầy xoang của tế bào trứng. Các nếp nhăn gồm nhiều lớp nhăn ăn sâu vào và lấp đầy xoang gồm nhiều tế bào hạt, những tế bào hạt này tuy số lượng không tăng nhưng kích thước lại tăng rất nhanh. Trong các tế bào hạt có chứa lipoit và sắc tố màu vàng. Như vậy, trong tế bào trứng đã chứa đầy tế bào hạt (gọi là tế bào lutein). Như vậy, do sự phát triển của tế bào hạt mang sắc tố đã hình thành nên thể vàng. Đây chính là nơi đã tạo ra progesterone. Trong thời gian vài ngày thể vàng sẽ đầy xoang của tế bào trứng, nó tiếp tục phát triển. Nếu gia súc không có thai thì thể vàng nhanh chóng đạt đến độ lớn tối đa rồi thoái hóa dần. Thời gian tồn tại của thể vàng từ 3 - 15 ngày. Nếu gia súc có thai, nó tồn tại trong suốt thời gian mang thai đến ngày gia súc gần đẻ.
- Niêm dịch: Trong đường sinh dục của gia súc cái có niêm dịch chảy ra cũng là do kết quả của quá trình tế bào trứng rụng. Do sự thay đổi hàm lượng các kích tố trong máu, từ ống dẫn trứng đến mút sừng tử cung, tiết ra niêm dịch. Đồng thời ở âm đạo, âm môn cũng có niêm dịch chảy ra.
- Tính dục: Do kết quả của quá trình rụng trứng hàm lượng oestrogen tăng lên ở trong máu nên có một loạt biến đổi về bên ngoài khác với bình thường, gia súc cái đứng nằm không yên, kém ăn, kêu rống, thích gần con đực, phá chuồng, sản lượng sữa giảm, chăm chú tới xung quanh. Gặp con đực không kháng cự, tăng lên về cường độ cho đến khi tế bào trứng rụng.
- Tính hưng phấn: Thường kết hợp song song với tính dục, con vật có một loạt biến đổi về bên ngoài, thường không yên, chủ động đi tìm con đực,
kêu rống, kém ăn, đuôi cong và chịu đực, hai chân sau thường ở tư thế giao phối. Cao độ nhất là lúc tế bào trứng rụng. Khi đã rụng tế bào trứng thì tính hưng phấn giảm đi rõ rệt.
- Chu kỳ động dục:
Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006) [18] cho biết: Chu kỳ động dục của gia súc chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trước động dục
Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ sinh dục, lúc này buồng trứng to hơn bình thường. Cổ tử cung mở hoàn toàn. Niêm dịch ở đường sinh dục chảy ra nhiều, lúc này con vật bắt đầu xuất hiện tính dục.
- Giai đoạn động dục
Lúc này cơ thể gia súc cái và cơ quan sinh dục có biểu hiện hàng loạt những biến đổi sinh lý. Bên ngoài âm hộ phù thũng, niêm mạc xung huyết. Niêm dịch trong suốt từ trong chảy ra nhiều, con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ, gia súc không yên tĩnh, ăn uống giảm, kêu rống, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác, thích gần con đực. Giai đoạn này tế bào trứng ra khỏi buồng trứng gặp tinh trùng sẽ được thụ thai thì chu kỳ sẽ dừng lại. Gia súc cái trong giai đoạn có thai đến khi đẻ xong thì chu kỳ tính không xuất hiện.
- Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này cơ thể gia súc và cơ quan sinh dục dần dần trở lại bình thường. Các phản xạ động dục, tính hưng phấn dần mất hẳn, con vật chuyển sang thời kỳ yên tĩnh hoàn toàn.
- Giai đoạn nghỉ ngơi:
Đây là giai đoạn dài nhất, các biểu hiện về tính của gia súc ở thời kỳ này yên tĩnh hoàn toàn. Thời kỳ này cơ quan sinh dục không có biểu hiện hoạt động,