Việc tuyển dụng viên chức phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, hình thức, nội dung tuyển dụng nhằm đảm bảo các nguyên tắc trong tuyển dụng, phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà viên chức đảm nhận, quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Công việc mà viên chức đảm nhận phải phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp của đơn vị. Như vậy, giữa việc tuyển dụng viên chức và xây dựng vị trí việc làm có mối liên hệ với nhau, danh mục vị trí việc làm là bản mô tả công việc của mỗi vị trí chức danh với những nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, các ứng xử cần thiết cho yêu cầu vị trí việc làm đó. Xây dựng danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp làm cơ sở để tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý.
Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật, người tham gia dự tuyển viên chức phải đáp ứng thêm những điều kiện mà đơn vị sự nghiệp công lập đặt ra. Các điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức và Điều 5 Nghị định số 115/2019/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Thứ nhất, người được tuyển dụng phải có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam vì hoạt động nghề nghiệp của viên chức là thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ quản lý nhà nước. Điều kiện trên nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý của nhà nước: hộ khẩu thường trú, tạm trú, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh,...
Thứ hai, người được tuyển dụng phải đạt một độ tuổi nhất định (từ 18 tuổi trở lên). Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực hoạt động tuổi dự tuyển có thể thấp hơn: văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, ... nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Quy định
này nhằm đảm bảo khả năng thực hiện công việc và chịu trách nhiệm về hành vi của mình (trách nhiệm pháp lý). Quy định về độ tuổi dự tuyển để tạo mặt bằng chung, bảo đảm khả năng làm việc của viên chức.
Thứ ba, có nguyện vọng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thể hiện qua đơn đăng ký dự tuyển, mẫu đơn đăng ký dự tuyển theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Thứ tư, phải có lý lịch rõ ràng, giúp đơn vị sự nghiệp công lập có thể biết được những thông tin cơ bản của người đăng ký dự tuyển như: gia đình, quá trình học tập, công tác, ... Làm cơ sở cho việc quản lý viên chức. Lý lịch phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
Thứ năm, có trình độ chuyên môn, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập nhằm cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Mang tính nghề nghiệp cao nên có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người đăng ký dự tuyển viên chức. Thể hiện qua các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề được các cơ sở giáo dục, đào tạo cấp hoặc năng khiếu, kỹ năng đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện pháp luật về viên chức - Từ thực tiễn Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế - 2
- Khái Niệm Và Phạm Vi Điều Chỉnh Của Pháp Luật Về Viên Chức
- Khái Niệm, Đặc Điểm, Các Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật Về Viên Chức
- Thực Hiện Pháp Luật Về Đánh Giá, Khen Thưởng, Kỷ Luật Viên Chức
- Vai Trò, Trách Nhiệm Của Các Chủ Thể Thực Hiện Pháp Luật Về Viên Chức
- Giới Thiệu Về Trường Đại Học Y Tế Công Cộng, Bộ Y Tế
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Thứ sáu, hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý nhà nước nên yêu cầu đối với người tham gia dự tuyển viên chức phải có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện công việc, nhiệm vụ. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, không có sức khỏe thì không thể lao động có hiệu quả, vì vậy thể lực có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nghề nghiệp cũng như hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức sau này. Người đăng ký dự tuyển viên chức phải có
giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe.
Thứ bảy, ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt ra các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không được trái với quy định của pháp luật như về ngoại hình, giọng nói, ...
Thứ tám, để được hưởng quyền lợi ưu tiên trong tuyển dụng viên chức theo quy định của pháp luật, người tham gia dự tuyển viên chức phải cung cấp giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.
Ngoài ra việc tuyển dụng viên chức phải được thực hiện theo một trình tự nhất định, theo quy định của pháp luật. Hiện nay, công tác tuyển dụng viên chức được phải điều chỉnh, thực hiện theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02 tháng12 năm 2020 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức liên quan đến sức khỏe, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, ... Là những lĩnh vực luôn được xã hội quan tâm nên quá trình sàng lọc, lựa chọn người để làm việc là những người phải có phẩm chất, trình độ và năng lực. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để lựa chọn người làm việc là người đăng ký dự tuyển viên chức phải có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, phải có tư cách đạo đức tốt, khả năng giải quyết công việc được giao.
Hiện nay, việc quản lý viên chức được thực hiện theo quy định của Luật
Viên chức năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, tuân theo trình tự nhất định. Việc tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng viên chức theo quy định của Luật Viên chức đã thể hiện tinh thần đổi mới theo hướng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác tuyển dụng; lập kế hoạch, chỉ tiêu, nội dung, hình thức thi tuyển, Nhà nước chỉ quy định tiêu chuẩn, điều kiện chung đối với từng ngành, lĩnh vực sự nghiệp.
Quy trình tuyển dụng viên chức được công khai ở đơn vị tuyển dụng, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng chủ thể trong quá trình thực hiện tuyển dụng. Quy chế tuyển dụng được công khai, dân chủ, khách quan đánh giá người được tuyển dụng, tạo điều kiện cho người có trình độ, năng lực làm đúng ngành nghề đào tạo, đúng vị trí việc làm.
Trên cơ sở quy định của Luật Viên chức năm 2010 và các quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ về tuyển dụng viên chức, các Bộ, ngành đều có văn bản cụ thể hóa quy định về phân cấp tuyển dụng phù hợp với đặc điểm, tình hình của cơ quan, đơn vị mình. Trong quá trình tổ chức tuyển dụng viên chức, các đơn vị đều xây dựng kế hoạch cụ thể, bảo đảm nguyên tắc, quy trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức đã từng bước đi vào nề nếp.
Việc phân cấp thẩm quyền tuyển dụng viên chức đã gắn với thẩm quyền sử dụng, trao quyền nhiều hơn cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức tuyển dụng viên chức gắn với vị trí việc làm và cơ cấu chức danh nghề nghiệp của viên chức ở các cơ quan, đơn vị.
Có thể nhận thấy các quy định về tuyển dụng viên chức ở nước ta đã có những thay đổi rất lớn từ việc quy định hình thức xét tuyển là phổ biến
chuyển sang quy định hình thức thi tuyển là phổ biến, đã có sự phân biệt giữa tuyển dụng công chức với viên chức. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về tuyển dụng vẫn chưa tạo được sự thu hút rộng rãi sự tham gia của công dân vào tuyển dụng; tính cạnh tranh, khách quan, công bằng trong tuyển dụng chưa cao. Bên cạnh đó việc tổ chức thực hiện trên thực tế còn chưa nghiêm, còn có hiện tượng tiêu cực trong quá trình thi tuyển, tạo ra một tâm lý cho xã hội thi tuyển viên chức chỉ là hình thức. Vì vậy, để tuyển dụng những người thật sự có tâm, có tài cho đội ngũ viên chức, cần phải thực hiện các quy định hiện hành về thi tuyển viên chức một cách công bằng, nghiêm minh.
Nếu như việc tuyển dụng công chức căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế thì với viên chức có sự khác biệt rõ nét. Đó là căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Trong tuyển dụng, viên chức có thể được thực hiện theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Song đối với công chức cơ bản là thực hiện theo hình thức thi tuyển. Tuổi tuyển dụng viên chức quy định chung là phải đủ 18 tuổi trở lên. Song đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Việc tuyển dụng, sử dụng và cơ chế quản lý viên chức theo chế độ việc làm, nhấn mạnh năng lực, tài năng bên cạnh phẩm chất, trình độ. Luật quy định về chế định hợp đồng làm việc gồm các quy định về các loại hợp đồng làm việc, nội dung và hình thức hợp đồng làm việc, chế độ tập sự và việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn chấm dứt hợp đồng làm việc...
1.3.2.3. Thực hiện pháp luật về sử dụng, luân chuyển, biệt phái viên chức
Luật Viên chức đã trao quyền, tạo thế chủ động cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện các nội dung quản lý viên chức
như xây dựng vị trí việc làm; tuyển dụng viên chức; ký hợp đồng làm việc; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp; thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết chế độ thôi việc; bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý, sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc; thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức; thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, ... (khoản 1 Điều 48).
Một trong các nguyên tắc được nhấn mạnh để thực hiện cơ chế quản lý viên chức là: “Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc”. Đây là nguyên tắc làm nền móng để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc, nhấn mạnh năng lực, tài năng bên cạnh phẩm chất và trình độ chuyên môn của viên chức. Luật đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xác định số lượng vị trí việc làm, số lượng viên chức và quản lý viên chức để phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập. Thống nhất quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức, đồng thời đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý viên chức.
Các nội dung quản lý viên chức có sự đổi mới:
- Việc xây dựng vị trí việc làm phải gắn với chức danh nghề nghiệp mà viên chức đảm nhiệm, phù hơp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp.
- Nội dung đánh giá viên chức gắn với kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức, các nghĩa vụ mà viên chức phải thực hiện, …
- Nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc như : phân loại hợp đồng làm việc; việc áp dụng hợp đồng làm việc, nội dung của hợp đồng làm việc; chế độ thử việc, ký kết hợp đồng làm việc , ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt
hợp đồng làm việc; giải quyết khi có tranh chấp về hợp đồng làm việc đều được quy định.
- Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển tùy thuộc vào từng lĩnh vực ngành, nghề cụ thể nhưng phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng , công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật (Khoản 2 Điều 31 Luật Viên chức).
Biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức là việc thay đổi vị trí làm việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của viên chức. Biệt phái là việc viên chức được cử đi làm việc tại một đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định (không quá ba năm), nhưng các chế độ về tiền lương và quyền lợi khác của viên chức vẫn được đảm bảo. Ngoài ra, viên chức được biệt phái đến vùng, miền có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Đây là một hình thức rèn luyện, bồi dưỡng rất cần thiết để nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của đội ngũ viên chức. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
Thực tế, hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý viên chức thời gian qua đã có những bước tiến quan trọng cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp, tạo cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý viên chức, điều tiết hoạt động cung cấp dịch vụ công, duy trì và phát triển đội ngũ viên chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, các quy định về quản lý viên chức có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, quy định về biên chế còn mang tính bao cấp, nặng tính xin - cho, chưa tạo được sự chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp trong quản lý, phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức còn nặng về thâm niên công tác, bằng cấp, thiếu tính cạnh tranh, chưa chú trọng đến năng
lực, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ và điều kiện, tiêu chuẩn vị trí việc làm của viên chức.
Thứ ba, quy định về đánh giá viên chức thiếu tính định lượng, nặng về định tính, cách thức đánh giá chủ quan, thiếu sự tham gia của người dân vào đánh giá viên chức; kết quả đánh giá viên chức chưa thật sự là căn cứ để sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật viên chức.
Thứ tư, các quy định về điều động, thuyên chuyển, biệt phái chưa được quy định cụ thể.
1.3.2.4.Thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng viên chức
Đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng trong công tác quản lý viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Cùng với Luật Viên chức được ban hành, các văn bản liên quan đến tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng viên chức đã được ban hành như: Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Các văn bản mới được ban hành đã khắc phục được những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo bồi dưỡng, phù hợp so với thực tiễn và yêu cầu, đòi hỏi của đặc thù mỗi vị trí làm việc của viên chức.
Nhìn chung, các văn bản đã quy định khá rõ mục tiêu, nguyên tắc và chế độ ĐTBD viên chức, chế độ đào tạo bồi dưỡng đối với viên chức quy hoạch lãnh đạo, quản lý; nội dung, chương trình, hình thức, thời gian, chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng; phân công, phân cấp tổ chức và quản lý đào tạo bồi dưỡng viên chức; đánh giá chất lượng ĐTBD, chính sách, chế độ đối với viên chức khi tham gia ĐTBD; điều kiện và quyền lợi, trách nhiệm của viên chức được