Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 9

UBND xã tổ chức hội nghị phát triển trồng Rừng sản xuất và trồng cây nguyên liệu, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ phát triển trồng rừng kinh tế và trồng cây nguyên liệu, định hướng phát triển trồng rừng nói chung của huyện nhà; tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân tham gia thực hiện.

-Các thôn, xóm tổ chức các cuộc họp, tuyên truyền, vận động đến tận người dân, cần quy định cụ thể trong hương ước thôn về việc phát triển trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng trồng.

- Đối với Doanh nghiệp:Các chiến lược và kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp trong đó bao gồm các chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật, ... được trình bày tại các hội thảo tại huyện để huyện, xã và người dân thấy được năng lực về vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ, hỗ trợ người dân, ... cũng như tạo niềm tin đối với chính quyền địa phương và người dân.

Các doanh nghiệp sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với người dân về trồng cây nguyên liệu, ký cam kết với UBND xã và huyện về việc bao tiêu lâm sản đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như chính quyền lợi của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có sự cam kết và hỗ trợ về kỹ thuật trồng cây và tuyên truyền, vận động từ phía chính quyền địa phương; đăng ký và cam kết hỗ trợ người dân trong việc trồng rừng và bao tiêu lâm sản.

- Trách nhiệm quản lý, chỉ đạo

UBND huyện chủ trì việc thu hút và kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp vào việc phát triển rừng sản xuất; tạo môi trường hành lang pháp lý và các điều kiện khác thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân trong quá trình sản xuất; giám sát và đánh giá định kỳ việc thực hiện đề án.

Phòng NN&PTNT huyện chủ trì phối hợp với các phòng, ban ngành để triển khai Đề án. Thực hiện quản lý chuyên ngành trong các lĩnh vực giống cây trồng, khoa học kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng trồng, khai thác và tiêu thụ sản phẩm.

Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào Đề án tổng thể và chỉ tiêu hàng năm để tham mưu cho UBND huyện về các chính sách đầu tư, hỗ trợ, chế độ khen thưởng...; phối hợp với Phòng NN&PTNT trong việc tìm hiểu và xác minh các thông tin có liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, phối hợp với Phòng NN&PTNT, UBND xã trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, trong đó có đất lâm nghiệp.

Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm chịu trách nhiệm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc đến tận các hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Trạm Bảo vệ thực vật kiểm tra theo dòi nắm tình hình sâu, bệnh gây hại, có đủ các phương án, vật liệu ứng phó phòng trị bệnh.

Hạt Kiểm lâm Hà Quảng kiểm tra theo dòi, có phương án dự báo phòng, chống cháy rừng và khai thác rừng trái phép.

Thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 9

Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn phát triển trồng rừng.

Các tổ chức đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển trồng rừng.

Các doanh nghiệp đăng ký và cam kết hỗ trợ người dân trong việc trồng rừng và bao tiêu lâm sản.

Chương trình phát triển trồng rừng kinh tế và trồng cây nguyên liệu là chiếnlược lâu dài của toàn huyện, mỗi cán bộ và nhân dân phải hiểu rò về định hướng phát triển trồng rừng sản xuất trong thời gian tới. Mỗi cán bộ, Đảng viên phải gương mẫu thực hiện, coi đây là nhiệm vụ, trên cơ sở đó để vận động quần chúng, nhân dân làm theo.

Tiểu kết chương 3

Ở chương 3 đã nêu Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển rừng sản xuất; Mục tiêu phát triển rừng sản trên địa bàn huyện Hà Quảng thực hiện theo Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu pháttriển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hà Quảng như Bổ sung, hoàn thiện thêm một số chính sách, cơ chế phát triển rừng sản xuất; một số giải pháp có hiệu quả để thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất được tốt hơn.

KẾT LUẬN

Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng rất lớn, do vậy, tài nguyên rừng đã và đang bị suy giảm. Vì vậyđể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành lâm nghiệp như quản lý, sử dụng hiệu quả rừng và đất rừng; đóng góp tương xứng cho tiềm năng nền kinh tế quốc dân, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập đầy đủ; hài hòa với xu hướng quản trị rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế xã hội bảo vệ môi trường. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp, sớm thể chế hóa tại luật như các Nghị quyết Đại hội Đại biểu của Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII. Các chính sách đã ban hành mặc dù chưa đủ và có những điểm chưa hoàn toàn phù hợp, nhưng đã tiếp cận các tiêu chuẩn Quốc tế về Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Hệ thống chính sách về Quản lý rừng và chứng chỉ rừng của Việt Nam rất cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện nhằm phù hợp với các hoạt động quản lý lâm nghiệp trên thực tế và đáp ứng được mục tiêu chiến lược của ngành.

Những năm qua, rừng kinh tế của Cao Bằng có bước phát triển đáng kể, một số bộ phận người dân đã có thu nhập từ bảo vệ và phát triển rừng. Người dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp ngày càng tích cực đầu tư, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng sản xuất. Đó cũng là quan điểm phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của quốc gia theo cơ chế thị trường, sớmchuyển việc trồng rừng thành ngành kinh tế sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, góp phần đa dạng hoá kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng.

Với mục tiêu từ nay đến năm 2025, bảo vệ toàn bộ rừng hiện có, đồng thời trồng mới diện tích rừng sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch hàng năm; tiếp tục sắp xếp, đổi mới công tác tổ chức sản xuất, mở rộng ngành nghề kinh

doanh lâm nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn huyện đảm bảo quy mô hợp lý, sản xuất kinh doanh hiệu quả, ổn định, bền vững.Với những giải pháp cụ thể được thực thi, trong thời gian tới, kinh tế lâm nghiệp sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, người dân có thu nhập cao và làm giàu từ sản phẩm rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn .

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014), Kết luận số 97- KL/TW ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

3. Quốc hội (2017), Luật Lâm nghiệp năm 2017, ngày 15/11/2017;

4. Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020’.

5. Thủ tướng chính phủ (2012),Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

6. Thủ tướng chính phủ (2016), Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về quản lý rừng sản xuất.

7. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/9/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông, lâm nghiệp

8. Thủ tướng chính phủ Quyết định số 886/QĐ - TTg, ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020;

9. Thủ tướng Chính phủ (2017), Nghị định số 71/NQ-CP Ban hành chương trình hành động của Thủ tướng chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

10.Thủ tướng Chính phủ (2015) Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bảo dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020;

11.Tỉnh ủy Cao Bằng (2009): Nghị quyết số 11-NQ/TU, Ngày 30/12/2009 của Tỉnh ủy Cao Bằng Về phát triển rừng và chế biến lâm sản giai đoạn 2010-2020;

12. Côn Trần Văn Côn và các cộng sự (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp & Đối tác.

13. Huy Bảo Huy (2008), Quản lý dự án phát triển: Phát triển lâm nghiệp xã hội và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tây Nguyên.

14. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2017), Quyết định số 2196/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2017 củaUỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và phát triểnrừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chương trình mục tiêu pháttriển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2019), Quyết định số 832/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án Bảovệ và Phát triển rừng huyện Hà Quảng giai đoạn 2016-2020 thuộc Chươngtrình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

16. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2019)Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2019 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương.

17. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2020), Quyết định số 601/QĐ-UBND về việc ủy quyền phê duyệt thiết kế, dự toán côngtrình lâm sinh năm 2020.

18. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2020),Quyết định số 372/QĐ-UBND

ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Ủyban nhân dân tỉnh Cao Bằng về phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh trồng rừng sản xuất năm 2020 thuộc Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Hà Quảng.

19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2015) Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Cao Bằng Về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng; Văn bản thỏa thuận giữa tổ chức Actionaid Việt Nam và UBND huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020.

20. Thành Nguyễn Đăng Thành (Chủ nhiệm đề tài, 2004), “Chính sách công: Cơ sở lý luận”.

21. Hải Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên, 2006), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nxb Giáo dục.

22. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Quản Lý RừngCộngĐồng ở Việt Nam

23. Học viện hành chính quốc gia (2006), Giáo trình hoạch định và phân tích chính sách công, Nhà xuất bản giáo dục XBGD.

24. Phạm Văn Điển Nguyễn Thị Thu Huyền, Báo cáo Cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển rừng của Chương trình phát triển LHQ (UNDP/GEF SGP tại Việt Nam.

25. Khuyến nông và giảm nghèo: Những lựa chọn chiến lược tại cộng đồng dân tộc thiểu số” của Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2014.

26. UBND Huyện Hà Quảng, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020

27. Tài liệu Hội thảo của Tổng cục Lâm nghiệp tháng 9/2020: Hội thảo Điều tra, đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại các huyện 30a trên cả nước.

28. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019), Quyết định Số: 911/QĐ-BNN-TCLN Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018;

29. Ủy ban nhân huyện Bảo Lạc (2020): Đánh giá công tác phát triển rừng sản xuất gắn với quy hoạch vùng;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022