Thực Trạng Theo Dõi, Kiểm Tra, Đôn Đốc Thực Hiện Chính Sách Nhà Ở Cho Người Có Công Với Cách Mạng


đến 2022 thì huyện Đông Giang đã thực hiện xây dựng, hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng là 1.061 nhà, trong đó xây mới 615, sửa chữa 347 với tổng kinh phí là 34 tỷ 591 triệu đồng

Bên cạnh việc chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công cách mạng trong từng giai đoạn khác nhau để hỗ trợ nhà ở cho hầu hết người có công với cách mạng. Đồng thời Huyện ủy, HĐND, UBND huyện còn chăm lo đời sống cho mọi người dân trên địa bàn huyện, theo đó từ nhu cầu bố trí ổn định dân cư của người dân, qua khảo sát thực tế, giai đoạn 2017 - 2020 toàn huyện có hơn 1.000 hộ nằm trong diện nguy cơ ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ cần phải di dời. Trên cơ sở bố trí nguồn vốn theo Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh, địa phương đã hỗ trợ di dời đến nơi ở mới cho 710 hộ (trong đó có 571 hộ xen ghép, 11 hộ di dời chỉnh trang tại chỗ và 128 hộ tập trung tại các khu tái định cư) với tổng kinh phí 35,2 tỷ đồng. Điển hình như các khu tái định cư Xà Nghìr 2, A Xanh 1, A Xanh 2 (xã Zà Hung); Tu Núc, A Chôm 2 (xã Kà Dăng)… được triển khai đảm bảo theo quy hoạch đồng bộ, giúp người dân ổn định cuộc sống lâu dài.[69, tr.11, 12]

2.2.6. Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng

Trong những năm qua, UBND huyện Đông Giang đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng tại các địa phương. Đồng thời tổ chức Lễ trao tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước và tổng kết 20 năm thực hiện chính sách người có công với cách mạng; Tổng kết Chương trình hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Việc giải quyết đơn thư, khiếu kiện, tranh chấp về đất đai, nhà ở, chính sách, công tác hòa giải ở cơ sở được triển khai rộng khắp đảm bảo đúng quy định của Pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Các quyết định giải quyết sau khi ban hành cơ bản được thực hiện, bảo đảm quyền lợi chính


đáng cho mọi người dân; các đối tượng người có công được thường xuyên rà soát, tổng hợp để cơ quan cấp trên xem xét, quyết định hỗ trợ nhà ở theo quy định, góp phần làm ổn định đời sống nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của người có công cách mạng trên địa bàn huyện.

Việc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách nhà ở, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức rà soát đối tượng có yêu cầu, giám sát tiến độ thi công, bàn giao công trình….hầu như dựa vào đội ngũ công chức ngành LĐTB&XH và Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng và một số khiếu nại, yêu cầu của người dân. Đến nay về cơ bản các thủ tục rà soát, tiếp nhận hồ sơ, thi công công trình, giám sát, bàn giao, thanh quyết toán ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng được đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, hạn chế việc giải ngân, chậm nguồn vốn, chậm tiến độ…. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, xây dựng đời sống văn hóa mới, khu dân cư, tái định cư kiểu mẫu được hình thành trong thực tiễn các địa phương.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch phù hợp và đề xuất các cấp có thẩm quyền có những giải quyết trong từng giai đoạn cụ thể, nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, dư luận xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của những người có công với cách mạng, sớm ổn định cuộc sống tại địa phương. [69, tr.13, 14]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

2.2.7. Thực trạng tổ chức đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng

Xác định công tác về đất đai, nhà ở, xây dựng, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng là nhiệm vụ thường xuyên, tạo động lực cho mọi người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định công việc, lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội, phát huy

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 8


truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, các khu dân cư. Hàng năm, ngành LĐTB&XH, Nội vụ, Tư pháp, UBMTTQVN huyện, Ban giám sát công trình cộng đồng, Ban thanh tra nhân dân, các Tổ hòa giải, công chức LĐTB&XH cấp xã, thường xuyên tham mưu UBND huyện, xã tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ rõ những hạn chế và đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian đến trong công tác thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Đồng thời, UBND huyện Đông Giang tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, đối thoại với nhân dân để xem xét, lấy ý kiến của nhân dân về đổi mới các nội dung chính sách, đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng qua từng giai đoạn, định hướng, đề xuất giải pháp trong những năm tiếp theo.

Qua đó kịp thời kiểm điểm, rút kinh nghiệm những hạn chế tồn tại và kịp thời vinh danh, nêu gương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân và các Ban, ngành đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện.

Những kinh nghiệm cho thấy, các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, vận động được tiến hành tổ chức sâu rộng, phát động phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư, tạo sự đồng thuận của mọi người dân, từng đối tượng người có công với cách mạng sẽ đem lại nhiều thành công trong thực hiện chính sách, đổi mới cơ chế và định hướng nhiều giải pháp thực hiện hữu hiệu hơn tại các địa phương. [69, tr.15]

2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Một là, các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, quán triệt các chủ trương, chính sách, các cơ quan chuyên môn, ngành LĐTB&XH công chức


thực thi công vụ và UBND các xã, thị trấn đã tăng cường phối hợp trong công tác kịp thời tiếp cận các chính sách Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 27/02/1996; Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/7/2007; Quyết định số 20/QĐ- TTg ngày 03/02/2000; Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ để cụ thể hóa bằng những kế hoạch, chương trình phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện Đông Giang.

Hai là, Ban Chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, giám sát các địa phương triển khai thực hiện công tác hỗ trợ, tham mưu, kiến nghị UBND huyện xử lý những vấn đề phát sinh, … đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ hỗ trợ người có công xây dựng nhà ở theo đúng quy định. Đồng thời tranh thủ sự quan tâm của Trung ương, tỉnh, chính quyền địa phương đã kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền cấp trên quan tâm nguồn kinh phí, nhu cầu cấp thiết về nhà ở do đó nhiều gia đình chính sách, nguời có công với cách mạng được hỗ trợ kịp thời về nhà ở, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân.

Ba là, các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn đã tăng cường công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu cơ chế, chính sách phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, tạo được sự đồng thuận của các cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân ở các địa phương trên địa bàn huyện. Việc vận động, hướng dẫn hộ gia đình người có công tích cực tham gia cùng Nhà nước và cộng đồng trong việc xây dựng nhà ở cho chính mình đã tạo nên sự chủ động, tự tin để vươn lên của các hộ gia đình.

Bốn là, việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/TTg trên địa bàn tỉnh đã tạo thành phong trào lan tỏa trong xã hội, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”. Ngoài kinh phí bố trí từ ngân sách, nhiều hộ người có công được sự chung tay hỗ trợ kinh


phí từ các tổ chức, doanh nghiệp, gia đình, dòng họ và cộng đồng. Qua đó xây dựng, sửa chữa nhà ở tại các địa phương đảm bảo theo quy định.

Năm là, năng lực của đội ngũ công chức thực thi công vụ, công tác quản lý, điều hành, triển khai chính sách của chính quyền địa phương các cấp được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Chính vì vậy các thủ tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ, đơn của người có công với cách mạng nằm trong diện hỗ trợ nhà ở đã được kịp thời đề xuất, giải quyết kịp thời, nhanh gọn, đảm bảo theo quy định; hoàn thiện các thủ tục thanh quyết toán và hoàn trả kinh phí theo hướng dẫn của Phòng Tài chính. [69, tr.16]

2.3.2. Hạn chế, bất cập

Một là, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật còn hạn chế.

Hai là, một số người dân chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm phối hợp trong thực hiện chính sách tại các địa phương.

Ba là, việc hướng dẫn, triển khai thực hiện thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính xét công nhận còn rườm rà, gây phiền cho các đối tượng được hưởng chính sách theo quy định.

Bốn là, một số địa phương triển khai thực hiện còn chủ quan, thiếu chặt chẽ trong quá trình xét duyệt, thẩm định nên việc xác định đối tượng được hưởng còn chưa phù hợp, thực hiện chậm tiến độ; một số cán bộ LĐTB&XH ở các xã, thị trấn chưa tiếp cận kịp thời các văn bản pháp luật về chế độ ưu đãi đối tượng chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách ưu đãi NCCCM... [69, tr.17]

2.3.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân của những thành công

Thứ nhất, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với gia đình người có công với cách mạng trong điều kiện nhiều hộ thuộc diện đối tượng chính sách còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở, qua đó đã xóa được nhà xập xệ, hư hỏng, xuống cấp, góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.


Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền, các cấp chính quyền địa phương thường xuyên cập nhật, tiếp nhận những đề xuất bất cập để tiếp tục hoàn thiện pháp luật, thay đổi cơ chế, chính sách để phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương ở nhiều giai đoạn khác nhau, thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng tại các địa phương.

Thứ ba, nhờ sự nhiệt tình, tâm huyết của mỗi cán bộ, công chức thực thi công vụ và đội ngũ cán bộ thôn, mặt trận đoàn thể đã tăng cường phối hợp kịp thời thực hiện rà soát, tổng hợp, đề xuất đảm bảo đúng đối tượng, mức chi phù hợp, tiến độ thi công hiệu quả, hoàn tất hồ sơ thanh quyết toán theo quy định.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, chúng ta cũng huy động được nguồn lực xã hội hóa nhưng thời gian qua, việc xây nhà ở cho người có công vẫn phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước, nhiều địa phương còn làm vượt ngân sách. Một số địa phương còn trông chờ quá nhiều vào sự phân bổ của nhà nước.

Thứ hai, hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện về các diện đối tượng, điều kiện, tiêu chí mức độ cống hiến, được hưởng chính sách, trình tự xác nhận, rà soát, xác định đối tượng được hưởng chính sách còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, các cấp chính quyền chậm đổi mới cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội và phong trào đền ơn đáp nghĩa những năm gần đây có xu hướng giảm; Nhà nước chưa có chính sách ưu tiên, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện huy động nguồn lực, phong trào đền ơn đáp nghĩa, chưa phát huy được phát huy được nguồn lực của cả cộng đồng trong việc chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng. [69, tr.18, 19]


Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng như xây dựng kế hoạch; Phổ biến, tuyên truyền; Triển khai thực hiện chính sách; Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc về thực hiện chính sách; Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng. Đồng thời đánh giá chung về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện chính sách của huyện Đông Giang cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn và vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, điều chỉnh chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phù hợp trong mỗi giai đoạn khác nhau, tạo được sự đồng thuận của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân ở các địa phương.

Những kết quả đạt được là nhờ sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, cách thức huy động nguồn lực, tận dụng cơ hội phù hợp vào sự quan tâm của Trung ương, tỉnh về việc phân bổ nguồn ngân sách, phân công, giao thẩm quyền cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã và chính sách đặc thù đối với huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên để thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, đảm bảo nguồn ngân sách, linh hoạt trong huy động nguồn lực thực thi công và ngân sách, đòi hỏi các cấp chính quyền cần có những giải pháp phù hợp, đổi mới nội dung, hình thức để tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trong thời gian đến. Luận văn tiếp tục nghiên cứu chương 3.


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Định hướng thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng

Phát triển nhà ở xã hội nói chung, trong đó có nhà cho NCC với cách mạng mang lại ý nghĩa lớn về kinh tế-xã hội, là chủ trương rất nhân văn của Chính phủ, thực hiện quyền về nhà ở của người dân đã được thể hiện trong Hiến pháp. Chính vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải định hướng chủ trương, nội dung, thời gian triển khai thực hiện đồng thời xác định việc hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho NCC là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với người có công với cách mạng theo các Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25-7-2017 và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 27-6-2019 của Chính phủ; quán triệt các cơ quan, ban ngành liên quan và UBND các xã tiếp tục tiến hành rà soát, lập danh sách và đề xuất cơ quan cấp trên phê duyệt gia đình có công cách mạng thuộc diện hỗ trợ kinh phí cải thiện nhà ở tại các địa phương trên địa bàn huyện.

Đề án được duyệt nhưng chưa được Nhà nước cấp kinh phí mà đã tự ứng trước kinh phí để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, thì tiếp tục cấp kinh phí từ ngân sách để hoàn trả cho các hộ gia đình này; trường hợp một người đã chết nhưng vợ (hoặc chồng) còn sống, có hộ khẩu thường trú và đang ở tại nhà ở đó thì được hỗ trợ theo mức quy định tại QĐ 22 để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở. Nếu NCC với cách mạng mà cả vợ và chồng đều đã chết, giao các địa phương rà soát lại, xem xét cụ thể từng trường hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023