Theo Dõi, Đôn Đốc, Kiểm Tra Thực Hiện Chính Sách


nhau. Chủ thể nào ban hành chính sách thì được quyền điều chỉnh bổ sung chính sách đó. Tuy nhiên trên thực tế việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC rất linh hoạt, miễn là không làm cho chính sách thay đổi mục tiêu, chỉ tiêu đạt được, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của người thụ hưởng chính sách. Đồng thời khi điều chỉnh, bổ sung chính sách là điều chỉnh các cơ chế, chính sách, các biện pháp, giải pháp để chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng tiếp tục tồn tại và thực hiện tốt hơn mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế; chứ không cho phép điều chỉnh mà làm thay đổi mục tiêu, thay đổi chính sách, thì coi như chính sách đó bị thất bại, các đối tượng thuộc diện NCC với cách mạng được hỗ trợ nhà ở không được triển khai rộng khắp, toàn diện, không đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân; yêu cầu đặt ra là bảo đảm chủ trương và hiệu quả của chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng, được triển khai trong thực tiễn ở mỗi giai đoạn điều chỉnh để phù hợp, toàn diện hơn.

Trong quá trình thực hiện chính sách, việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng ở các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của xã hội, tình hình thực tế tại địa phương, điều chỉnh những tình huống phát sinh, những sự kiện, điều kiện mới để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và nhiệm vụ thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trong giai đoạn hiện nay. [10]

1.3.6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách

Thanh tra, kiểm tra để tìm ra những địa phương điển hình, cách làm hay, thực hiện, áp dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; phát hiện các địa phương chưa giám sát, phối hợp thực hiện pháp luật nhà ở, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người cho công để thực hiện các kế hoạch, xây dựng cơ chế chính sách toàn diện hơn trong thời gian đến.

27


Mỗi địa phương, mỗi vùng khác nhau, trình độ tổ chức thực hiện chính sách của các chủ thể không đồng đều, nên các cơ chế, chính sách triển khai thực hiện chính sách cũng khác nhau, do vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách. Tăng cường theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách và đối tượng thực thi chính sách tập trung thực hiện các mục tiêu chính sách; đồng thời, chú ý những nội dung ưu tiên trong quá trình thực thi chính sách. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, đôn đốc đã được phê duyệt các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp thực hiện hoạt động kiểm tra và kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng một cách toàn diện, đồng bộ.

Do nhiều yếu tố khác nhau như nội dung chính sách trong từng giai đoạn, điều kiện về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, phong tục, năng lực chuyên môn, của cán bộ, công chức ở mỗi địa phương, đơn vị được xây dựng cơ chế, chính sách, triển khai áp dụng đều khác nhau nên đòi hỏi cần có sự theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách của cơ quan có thẩm quyền, qua đó phân công nhiệm vụ, điều chỉnh chính sách, khắc phục những hạn chế, tồn tại, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan trong quá trình thực thi công vụ, triển khai chính sách ở các địa phương. [2]

1.3.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là quá trình đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách tại các địa phương, đó là nhiệm vụ cần thiết của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực hiện phối hợp triển khai thực hiện. Qua đó đánh giá thực chất hiệu quả thực hiện chính sách và những bài học kinh nghiệm để áp dụng, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

Qua đánh giá để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách trợ nhà ở cho NCC với cách mạng, đồng thời tìm ra những giải pháp khắc phục

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 5

28


những hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện, đề xuất điều chỉnh những nội dung không phù hợp với yêu cầu phát triển, không phù hợp với thực tế xã hội. Trên cơ sở đó, xem xét cả vai trò, chức năng của các chủ thể thực hiện chính sách trợ nhà ở cho NCC với cách mạng; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chính sách là thước đo hiệu quả chính sách, kết quả thực thi của các đối tượng thụ hưởng chính sách, tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trong từng điều kiện về không gian và thời gian, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách và cơ quan chuyên môn trong quá trình thực thi chính sách theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền, địa giới hành chính, đơn vị. Qua đó các địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được, rút kinh nghiệm những hạn chế, tồn tại để đề xuất những ý tưởng, giải pháp triển khai thực hiện chính hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng phù hợp trong từng giai đoạn, từng địa phương, đáp ứng được yêu cầu của các gia đình có công với cách mạng và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. [11]

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng

1.4.1. Các yếu tố thuộc về chính sách

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, nâng cao các giá trị tinh thần, nhân đạo, truyền thống uống nước nhớ nguồn, các chính sách có tác động trực tiếp đến quá trình tổ chức thực thi chính sách, nguồn ngân sách, các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ cho NCC với cách mạng ở các địa phương.


Nếu chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng được áp dụng phù hợp, đúng đối tượng, xác định đúng mục tiêu thì mọi gia đình có công cách mạng được hưởng chính sách theo quy định. Bản chất của chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng tác động rất lớn đến kết quả trong quá trình tổ chức thực thi chính sách; đôi khi chính sách phù hợp với địa phương này nhưng lại không phù hợp với địa phương khác. Có khi nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, nên việc tiếp cận pháp luật mới và triển khai thực hiện gặp khó khăn. Chính vì vậy yếu tố chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng tác động rất lớn đến quá trình thực hiện chính sách tại các địa phương; Các cơ quan có thẩm quyền phải thường xuyên hoàn thiện pháp luật, xây dựng chính sách phù hợp, đảm bảo được áp dụng, triển khai hiệu quả và các gia đình NCC đều hưởng chính sách trong thực tiễn. [47, tr.1]

1.4.2. Yếu tố kinh tế, xã hội

Sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường đã tác động lớn đến việc thực thi chính sách pháp pháp luật nói chung và chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng nói riêng. Trong thực tiễn cho thấy, đối tượng NCC với cách mạng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở rất nhiều, trong khi đó cùng một lúc nhà nước phải đảm bảo nguồn ngân sách để triển khai, đầu tư, phát triển ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Do đó điều kiện kinh tế, xã hội, nguồn ngân sách nhà đã tác động lớn đến việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng tại các địa phương.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng còn phụ thuộc vào năng lực của các tổ chức, cơ quan chuyên môn, công chức thực thi công vụ, do đó yêu cầu đặt ra phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vấn đề này cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn ngân sách, điều kiện kinh tế... Điều kiện kinh tế, xã hội và pháp luật có mối quan hệ tác động lẫn nhau, đồng


thời tác động đến quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và tác động ngược lại với kinh tế, xã hội. [47, tr.2]

1.4.3. Yếu tố về nhận thức

Vấn đề xem xét, đề xuất hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đòi hỏi các cán bộ, công chức thực thi công vụ, cần phải cân nhắc những đối tượng ưu tiên trước, nhu cấp cấp thiết của mỗi gia đình chính sách ở mỗi địa phương; biết chia sẻ, đồng cảm, động viên mọi tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức pháp luật, chấp hành chủ trương của nhà nước về chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng.

Nếu công chức thực hiện công vụ không tâm huyết, không thường xuyên về cơ sở, thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ không nhận được sự đồng thuận của mọi tổ chức và công dân và năng lực của đội ngũ công chức hạn chế sẽ tác động lớn đến việc thụ hưởng chính sách của gia đình NCC, tiến độ và hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng. Đồng thời nếu nhận thức của người dân còn hạn chế cũng sẽ ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC trên địa bàn. [47, tr.3]

1.4.4. Yếu tố về nguồn lực

Trong mọi hoạt động công tác, triển khai thực hiện nhiệm vụ, thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng thì các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn phải có kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách nhất định và thực hiện đào tạo cán bộ, công chức thực thi công vụ để đảm bảo cho công tác điều hành, quản lý, triển khai thực hiện hiệu quả ở các địa phương.

Theo quy định từng đối tượng NCC được hưởng trợ cấp, hỗ trợ nhà ở thuộc các diện khác nhau, mức ngân sách cũng khác nhau; quy định rõ các nguồn lực thực hiện chính sách gồm nguồn ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, biếu, tặng, cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức cá nhân, các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ nhà ở cho NCC với các mạng. Từ những quy định này nhưng nếu không cân nhắc hợp lý sẽ dẫn đến việc thiếu kinh phí triển khai thực


hiện, không đảm bảo kinh phí hỗ trợ nhà ở cho NCC; nếu chi sai nội dung, mục đích, đối tượng thì sẽ dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nước, chưa đáp ứng được mục tiêu của chính sách. Do đó, yếu tố nguồn lực trong đó phụ thuộc vào năng lực đội ngũ công chức thực thi công vụ và nguồn tài chính tác động rất lớn đến thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng tại các địa phương. [47, tr.4, 5]

1.4.5. Yếu tố về kinh nghiệm của địa phương

Kinh nghiệm là những tổng kết từ những kết quả thực hiện nhiệm vụ, rút ra nhiều bài học từ thực tiễn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng ở các địa phương.

Từ những chủ trương của Đảng và những quy định pháp luật của Nhà nước, các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn đã cụ thể hóa chủ trương, pháp luật bằng những kế hoạch, cơ chế chính sách phù hợp để triển khai thực hiện. Ở các địa phương có nhiều đối tượng, gia đình chính sách, NCC với cách mạng được hưởng hỗ trợ nhà ở thì đòi hỏi chính quyền địa phương phải chỉ đạo các ban, ngành, hội đoàn thể trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị thường xuyên thực hiện rà soát các đối tượng chính sách, NCC với cách mạng, bảo đảm để mọi đối tượng chính sách đều được hỗ trợ nhà ở theo quy định. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện có những khó khăn, bất cập cần tổng hợp ý kiến đề xuất cơ quan có thẩm quyền tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân nói chung và các gia đình chính sách, NCC với cách mạng nói riêng.

Chính vì vậy, yếu tố kinh nghiệm của địa phương có vai trò quan trọng để quyết định thực hiện thành công chính sách trong mỗi giai đoạn khác nhau, biết phân tích, tổng hợp các yếu tố tác động trong thực thi chính sách sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. [47, tr.6]


Tiểu kết chương 1

Từ những cơ sở lý luận, phân tích một số khái niệm, nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng... Qua đó cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật đối với người có công với cách mạng qua từng giai đoạn lịch sử, phát triển đất nước. Đồng thời cũng khẳng định vai trò của các chủ thể thực hiện, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, góp phần từng bước nâng cao đời sống nhân dân nói chung và gia đình người có công với cách mạng nói riêng ở các địa phương. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, khó khăn nhất định, nhất là nguồn lực về đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ và nguồn lực tài chính. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp, trong đó có việc hoàn thiện quy định pháp luật về đất đai, nhà ở và xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách. Qua phân tích thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam sẽ làm rõ hơn các nội dung quan trọng tại Chương 2 của Luận văn.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM


2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Huyện Đông Giang cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 145 km về phía Tây Nam, cách thành phố Đà Nẵng 95 km về phía Đông. Có vị trí địa lý theo tọa độ từ 15050’ đến 16010’ độ Vĩ Bắc và từ 107035’ đến 107056’ độ Kinh Đông. Phần lớn các trung tâm hành chính của xã, thị trấn trong huyện đều nằm trên trục đường 14G và đường Hồ Chí Minh.

Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên: 81.263,23 ha (812,63 km2). Ranh giới được xác định:

- Phía Đông giáp: huyện Hòa Vang - Thành phố Đà Nẵng

- Phía Tây giáp: huyện Tây Giang - Quảng Nam

- Phía Nam giáp: huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc - Quảng Nam

- Phía Bắc giáp: huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa hình đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió Mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch.

Đông Giang có địa hình hầu hết là núi cao, độ dốc lớn và bị chia cắt thành nhiều vùng: hình thành nên hệ thống các sông lớn là: Sông Vàng, sông Kôn, sông A Vương và sông Boung. [68, tr.1, 2]

2.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023