Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Nhà Ở Đối Với Người Có Công Với Cách


Chủ thể tham gia thực hiện chính bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân tham gia trong hoạt động quản lý nhà nước, triển khai thực hiện, yêu cầu những nội dung công việc cần giải quyết hoặc phối hợp triển khai thực hiện chính sách NCC với cách mạng trong cơ quan nhà nước ở các cấp chính quyền địa phương.

Việc phân chia chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên chỉ có tính chất tương đối. Có nhiều chủ thể tuỳ vào từng trường hợp mà chủ thể đó là chủ thể thực hiện chính sách hay chủ thể tham gia các hoạt động công tác chính sách NCC.

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước, trong đó có ngành lao động thương binh và xã hội, ngành xây dựng và các cơ quan chuyên môn, nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động quản lý và triển khai thực hiện. Những hoạt động này được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định. Khi đó cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể thực hiện chính sách, trên cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện chính sách; phân công các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện nhiệm vụ, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, xử lí kịp thời các trường hợp thực hiện không đúng theo quy định pháp luật; khi là chủ thể có quyền giải quyết các công việc cụ thể trong quản lí hành chính về chính sách NCC với cách mạng, về các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở đối với NCC với cách mạng tại các địa phương.

Trong nhiều trường hợp, những hoạt động triển khai thực hiện chính sách NCC với cách mạng, được các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện, phụ thuộc vào sự phân công nhiệm vụ, phụ thuộc vào thẩm quyền giải quyết, phê duyệt, xét duyệt do pháp luật quy định

Cá nhân, bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, cũng như các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, hội đoàn thể, mặt trận ở cơ sở là chủ thể tham gia thực hiện chính sách. Khi thực hiện các quyền và


nghĩa vụ của mình, cá nhân tham gia những nội dung về công vụ như tiếp nhận thủ tục khiếu nại, xử phạt vi phạm, thủ tục rà soát, xác nhận, công nhận đối tượng chính sách NCC với cách mạng được hỗ trợ nhà ở... trong quá trình triển khai có thể phát hiện những hành vi phiền hà cho công dân, các gia đình chính sách NCC với cách mạng thì có thể phản ánh, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng, thể hiện tính nghiêm minh, đảm bảo công bằng trong việc người dân được thụ hưởng các chính sách về nhà ở.[64]

1.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách

mạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


1.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 4

Công tác chăm lo cho các đối tượng người có công với cách mạng, nhất

là chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm, được chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua.

Nghị quyết Đại hội VII khẳng định “quan tâm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân...”.

Nghị quyết Đại hội VIII, quán triệt “tổ chức tốt việc thi hành pháp lệnh về người có công... Mở rộng phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ”.

Nghị quyết Đại hội IX, khẳng định “chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng....”

Đại hội XI của Đảng, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2020, Đảng ta chỉ rõ “thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công”; “hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước”.

Đại hội XII, Đảng ta yêu cầu “thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công; giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập của người lao động; bảo đảm


an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội”, đồng thời, phải “quản lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập; xây dựng môi trường sống lành mạnh, văn minh, an toàn”....

Trên cơ sở Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, xác định phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương phối hợp tổ chức triển khai hiệu quả chính sách người có công, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng ở các địa phương, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Từ Trung ương, tỉnh đến địa phương tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện sát sao theo nhiệm vụ đã phân công chương trình hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng phải đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát, phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.

UBND huyện, xã, thị trấn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách, huy động nguồn vốn hợp pháp, khuyến khích đóng góp ngày công lao động của các tổ chức, cá nhân cùng với vốn hỗ trợ Nhà nước để hướng dẫn các hộ xây dựng đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở; không để tình trạng sử dụng tiền hỗ trợ sai đối tượng, sai mục đích gây thắc mắc, bất bình tại cộng đồng, phát huy hiệu quả an sinh xã hội của chính sách một cách cao nhất.

Các địa phương tiến hành tổ chức hội nghị, phổ biến kế hoạch cụ thể thực hiện hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở trong các giai đoạn. Đồng thời thảo luận rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những vướng mắc, khó khăn, sai phạm tại cơ


sở, thường xuyên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thực hiện chính sách, trong quá trình triển khai thực hiện để có giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình tại địa phương; lập kế hoạch chi tiết các nhiệm vụ thực hiện trên cơ sở bản phân công công việc của các thành viên, đảm bảo triển khai kế hoạch thực hiện chính sách đạt kết quả. [71]

1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách

Chính quyền địa phương các cấp đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách, xác định công tác thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng (HTNO CNCCVCM) là nhiệm vụ thường xuyên, hàng đầu của cả hệ thống chính trị theo hướng tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chính quyền tích cực triển khai thực hiện, các đoàn thể và các cơ quan liên quan tích cực tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về Luật Nhà ở, Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và các chính sách, mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng nói riêng, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho các cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình chính sách thực hiện đúng chủ trương, chính sách, đồng thời đảm bảo quyền lợi, bình đẳng pháp luật của người có công với đất nước. Trong thời gian triển khai thực hiện các chính sách các cấp chính quyền địa phương luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, triển khai thực hiện chính sách, bảo đảm để các gia đình người có công với cách mạng đều được hỗ trợ nhà ở, thực hiện đạt kế hoạch của các địa phương hàng năm.

Từ những kế hoạch, nội dung tuyên truyền sát với thực tiễn địa phương, nhất là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, qua đó công tác phổ biến, tuyên truyền đã tác động rất lớn đến tư tưởng, nhận thức của người dân, các gia đình chính sách tiếp cận được thông tin, quyền lợi của họ về mức được hưởng, chính sách được hỗ trợ nhà ở để từ đó các cơ quan chuyên môn, cùng người dân phối hợp, chấp hành, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công


với cách mạng đạt kết quả tốt. Nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL, thực tiễn áp dụng đúng đắn, nội dung tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, từng bước nâng cao đời sống nhân dân nói chung và các gia đình chính sách có công với cách mạng nói riêng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng đạt hiệu quả trong thực tiễn.

UBND các cấp chỉ đạo địa phương, các cơ quan ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến chính sách, nâng cao nhận thức của người dân và đối tượng thụ hưởng; quan tâm tập huấn chuyên môn cho cán bộ cơ sở; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, rà soát các hộ gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn về nhà ở, lập danh sách sắp xếp thứ tự ưu tiên để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời. Đồng thời triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ gia đình có công với cách mạng về nhà ở, chỉ đạo quyết liệt, chủ động ngay từ giai đoạn tổ chức rà soát, thống kê, lập danh sách, xây dựng kế hoạch hỗ trợ đến quá trình triển khai thực hiện, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân, đảm bảo mọi đối tượng NCC với cách mạng trên địa bàn đều được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định. [2]

1.3.3. Phân công, phối hợp triển khai thực hiện chính sách

Trên cơ sở chủ trương, kế hoạch về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, các cấp, chính quyền cụ thể hóa triển khai, trong tổ chức và thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng thì công tác phối hợp thực hiện chính sách có ý nghĩa quan trọng tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách. Chính quyền địa phương thực hiện phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp, phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực thi công vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Về trách nhiệm đối với việc soạn thảo, ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, Bộ LĐTB&XH đã chủ trì phối hợp với các Bộ như: Bộ Tư pháp,


Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Các cơ quan thuộc Chính Phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tuy theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị cùng triển khai thực hiện hiệu quả chính sách.

Ban Bí thư chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ:

Một là, lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác người có công với cách mạng, quan tâm các chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về những đóng góp to lớn của các thế hệ người có công với cách mạng; xác định việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ nhà ở cho NCC với cách mạng là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Hai là, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với NCC với cách mạng; nghiên cứu chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách người hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác chuyên môn, tăng cường tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, đảm bảo mọi diện NCC với cách mạng đều được hưởng thụ chính sách theo luật định.

Ba là, tổ chức tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng theo Kết luận số 63-KL/TW, ngày 27/5/2013 của Ban Chấp hành Trung


ương khoá XI. Thực hiện rà soát, xác nhận người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở, giải quyết hồ sơ tồn đọng, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng và không để sót các đối tượng thuộc diện NCC không được hỗ trợ nhà ở; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở còn tồn đọng, đề xuất các giải pháp cơ quan có thẩm quyền quan tâm các đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở tại các địa phương.

Bốn là, xây dựng bố trí ngân sách nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách huy động, đa dạng hoá các nguồn lực xã hội đối với công tác thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng; hỗ trợ cải thiện nhà ở, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng cho người có công với cách mạng.

Năm là, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng”, ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Kịp thời biểu dương khen thưởng, nêu gương, phát huy truyền thống tốt đẹp và thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC; Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân giám sát quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng; đề xuất kịp thời cơ quan có thẩm quyền bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng NCC với cách mạng. [2]

Thực hiện tốt pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng đã góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống gia đình chính sách, phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở các địa phương, nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tại các địa phương.

1.3.4. Duy trì thực hiện chính sách


Chính quyền địa phương các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia, thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động, định hướng cho các đối tượng thực hiện chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện. Trong quá trình thực hiện có sự tác động tiêu cự từ môi trường bên ngoài đòi hỏi các cơ quan quản lý xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để triển khai thực thi chính sách. Từ thực tiễn triển khai thực hiện, trong mỗi giai đoạn phát triển, thời kỳ khác nhau cơ quan chuyên môn chủ động đề xuất để cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách cho phù hợp thực tế cuộc sống và hoàn cảnh mới. Để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, các cơ quan Nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì chính sách. Những hoạt động đồng bộ trên đây sẽ góp phần tích cực vào việc duy trì chính sách nói chung và thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công nói riêng ở các địa phương.

Các cấp chính quyền, các chủ thể thực hiện chính sách phải có sự quyết tâm cao thì chính sách mới có thể được duy trì, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng gặp khó khăn, vướng mắc thì các chủ thể ban hành và thực hiện chính sách, các cơ quan chuyên môn phải đề xuất các phương thức, giải pháp để điều tiết ngân sách, cải cách các thủ tục hành chính xác minh đối tượng, rà soát tổng hợp diện thuộc gia đình NCC được hỗ trợ nhà ở và các điều kiện kinh tế, xã hội khác để đảm bảo quá trình triển khai thực hiện chính sách được liên tục, tiếp tục triển khai hiệu quả. Thực tiễn có nhiều chính sách ban hành đúng nhưng quá trình thực hiện, triển khai áp dụng không phù hợp dẫn đến hiệu quả không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. [10]

1.3.5. Điều chỉnh, bổ sung thực hiện chính sách

Trên cơ sở thực hiện chính sách tại các địa phương, bọc lộ nhiều bất cập trong thực tiễn, các cơ quan chuyên môn đề xuất chủ thể có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách phù hợp với yêu cầu quản lý và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trong từng giai đoạn khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023