Những Vấn Đề Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Nhà Ở Cho Ncc Với Cách Mạng


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Luận văn vận dụng cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng áp dụng tại huyện Đông Giang, từ đó góp phần bổ sung thêm khung phân tích chính sách công ở Việt Nam.

Nội dung luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, để mọi tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu về chính sách, áp dụng vào thực tiễn công việc hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tại địa phương.

7. Kết cấu của Luận văn

Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách nhà ở cho NCC với cách mạng

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam - 3

1.1. Người có công và người có công với cách mạng

1.1.1. Người có công

Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách của Đảng và Nhà nước ta, của dân tộc Việt Nam. Đây là sự ghi nhận, tri ân đối với những cống hiến của người có công với đất nước, thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với người có công. Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, đã thể hiện trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để thế hệ trẻ hiểu và sống có trách nhiệm, có ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước.

Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, tuổi tác đã tự nguyện cống hiến sức lực tài năng, trí tuệ hoặc hy sinh cả đời mình cho sự nghiệp của dân tộc, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1, 2, Điều 3, Pháp lệnh số: 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng:

Người có công với cách mạng bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như


thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.

Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Theo đó, có thể hiểu, Người có công được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có, là những người có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và được các cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. [4]

1.1.2. Người có công với cách mạng

Ưu đãi người có công có thể hiểu là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, của xã hội nhằm đền đáp công lao to lớn đối với những người đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đó là trách nhiệm của Nhà nước thông qua việc xây dựng những hệ thống chính sách cụ thể, phát huy truyền thống tốt đẹp, tổ chức các phong trào, đóng góp công sức đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng.

Mục tiêu của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là nêu cao những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, định hướng thể chế chính trị của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương trên cả nước.

Ưu đãi người có công với cách mạng mang tính chất truyền thống của dân tộc, quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội gắn với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương.

Trình độ phát triển kinh tế- xã hội là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội. Chỉ có trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế, mới có thể nâng cao năng suất lao động, nâng cao cơ sở vật chất để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Ngược lại, chính sách xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế tác động tới năng suất, chất


lượng, hiệu quả lao động, góp phần ổn định xã hội. Qua đó thể hiện chính sách ưu đãi xã hội, góp phần ổn định và phát triển xã hội, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Khoản 1, khoản 3, Điều 59 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”, “Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”. Chính vì vậy, các cấp, các ngành cần quan tâm nhiều đối với người có công với cách mạng, nhất là chính sách hỗ trợ nhà ở cho họ, đáp ứng được mục tiêu xây dựng đất nước, chăm lo đời sống cho người có công ở các địa phương.

Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình cho bình yên của dân tộc, hòa bình của đất nước, các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm ghi công anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Vì vậy, thực hiện chính sách đối với người có công thể hiện ngay trong bản chất và chức năng quản lý của nhà nước. Nhà nước ta vừa là tổ chức chính trị đặc biệt, đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động và cũng là đại diện cho dân tộc. Thực hiện chính sách người có công là kết hợp lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, đảm bảo cho đất nước, cho dân tộc ngày càng vững mạnh và phát triển đi lên.

Việc xác định người có công với cách mạng, giúp đỡ cách mạng đã được Nhà nước xác định thông qua hình thức như tặng kỷ niệm chương hay bằng có công với Nhà nước đối với cá nhân, được hưởng các chính sách thương binh, bệnh binh.....

Như vậy, người có công với cách mạng là những người được Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý, ghi nhận thành tích có công với cách mạng và họ được hưởng chính sách theo quy định. [64]

1.1.3. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng


Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công (NCC) là một việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với gia đình NCC với cách mạng, thể hiện đạo lý “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc.

Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho NCC với cách mạng theo Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13 và Quy định 22/2013/QÐ-TTg là một chính sách xã hội quan trọng được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân đồng thuận, hoan nghênh và tích cực hưởng ứng, tổ chức thực hiện. Các địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để triển khai nhanh chóng, kịp thời với sự tham gia của các cấp, các ngành có liên quan. Về cơ bản, hầu hết các địa phương đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ qua các giai đoạn, đời sống của NCC với cách mạng sau khi được hưởng chính sách, hỗ trợ theo chủ trương của cấp trên, chính quyền địa phương các cấp đã được nâng cao hơn trước, nhà ở khang trang, bền chắc, có diện tích sử dụng tối thiểu theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, chắc chắn, kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết.

Rà soát lại, rà soát kỹ, đúng đối tượng yêu cầu cần phải hỗ trợ. Xây dựng, hoàn chỉnh đề án hỗ trợ nhà ở NCC cụ thể tại các địa phương đặc biệt là việc tổ chức thực hiện và huy động các nguồn lực tại địa phương. Lồng ghép chương trình nhà ở NCC với các chương trình nhà ở khác, bố trí kế hoạch phù hợp đảm bảo hiệu quả nhất. Đảm bảo công khai, minh bạch, chống tiêu cực trong thực hiện chính sách.

Các địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động xã hội, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ, đẩy mạnh xã hội hóa việc tham gia xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với những gia đình NCC có khó khăn về nhà ở, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. [35]

Từ những phân tích trên, có thể hiểu, chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trên cơ sở rà soát các đối tượng, các tiêu chuẩn được hưởng và nhu cầu cấp thiết về nhà ở của NCC với cách mạng, các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn triển


khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, nâng cao đời sống của người dân nói chung và NCC với cách mạng nói riêng ở các địa phương.

1.2. Chính sách công và chính sách đối với người có công với cách

mạng


1.2.1. Chính sách công

Từ điển Bách khoa Việt Nam khái niệm: “Chính sách là các chuẩn tắc cụ

thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ....”.

Theo quan niệm của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải khái niệm: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội”

Theo quan niệm của PGS.TS. Lê Chi Mai khái niệm: chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định thể hiện trên văn bản và những hành động, hành vi thực tiễn ở các địa phương.

Từ những phân tích trên, PGS.TS. Hồ Việt Hạnh có một số quan niệm chính sách công như chính sách công chỉ xuất hiện trong thời kỳ xã hội loài người đã có nhà nước; các quan niệm có xu hướng giới hạn vào chủ thể là nhà nước và nếu mở rộng thì cũng chỉ đến các chủ thể chính trị khác song cũng đặt mối quan hệ liên quan đến nhà nước; một số quan niệm tính đến mục tiêu giải quyết vấn đề như một thành tố quan trọng làm tiêu chí xác định chính sách công......; chính sách công phải được xem như một quá trình xác định ý tưởng, hoạch định, thực hiện đến đánh giá.

Chính sách công là hệ thống những hành động có chủ đích, mang tính quyền lực nhà nước, được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

16


Như vậy có thể hiểu, chính sách công là một tập hợp những quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. [21]

1.2.2. Chính sách đối với người có công với cách mạng

Công tác chăm lo cho các đối tượng người có công với cách mạng luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm, được chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta chỉ rõ phải “thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình cán bộ, chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận, gia đình có công với cách mạng” [15].

Xây dựng cơ chế chính sách xã hội, phát triển kinh tế gắn với nâng cao đời sống cuộc sống của nhân dân, bảo vệ thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao chất lượng chăm sóc người có công, tạo công bằng xã hội trong thụ hưởng chính sách và thu nhập trong cuộc sống. [2].

Chính sách đối với người có công với cách mạng được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng được thể hiện bằng việc ban hành các văn bản pháp luật như Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994; Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (năm 1994). Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đã được ban hành năm 1994 đến nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (các năm 1994, 2005, 2007, 2012) nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012 đã cơ bản hoàn thiện và mở rộng điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng cũng như các chế độ, chính sách ưu đãi, tạo hành lang pháp lý vững chắc nhằm thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội trong việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần người có công và gia đình người có công. Đến Hiến pháp năm 2013, chính sách người có công tiếp tục được ghi nhận, khoản 1 Điều 59 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước, xã hội tôn


vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước”. Đồng thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về ưu đãi người có công như Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Tiếp theo đó, ngày 15/5/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân; Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng...; Nghị định số 58/2019/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.... Qua đó, là cơ sở pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi người có công, đáp ứng được yêu cầu trong công tác ưu đãi người có công. [71]

1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách người có công với cách mạng

Mỗi một quy định về thực hiện chính sách NCC với cách mạng đều thể hiện hai nhóm chủ thể: cơ quan có thẩm quyền giải quyết và cá nhân, tổ chức tham gia. Chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách mạng là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các trình tự, thủ tục từ rà soát đối tượng, nhu cầu về nhà ở, xác nhận đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách về nhà ở đối với NCC với cách mạng, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý trong công tác thực hiện chính sách người có công với cách mạng trường hợp cụ thể tại các địa phương.

Chủ thể thực hiện thực hiện chính sách NCC với cách mạng bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ theo luật định.

Ngày đăng: 23/09/2023