Kết Quả Khảo Sát Về Công Tác Lập Kế Hoạch Thực Hiện Chính Sách Bồi Thường, Hỗ Trợ Tđc Trên Địa Bàn Quận Gò Vấp, Tp. Hcm.

Song song với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện; căn cứ quy định tại Nghị định số 47/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Ban Bồi thường, GPMB chủ trì phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã/phường (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) nơi có đất bị thu hồi lập kế hoạch tiến độ chi tiết thực hiện, báo cáo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC dự án trình UBND quận phê duyệt.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học, phát ra 90 phiếu khảo sát cho các đối tượng là CBCC tại các cơ quan QLNN, chủ đầu tư và các hộ gia đình bị thu hồi đất.

Kết quả khảo sát thực hiện trong năm 2020, qua tổng hợp được thể hiện tại hình 2.2 như sau:

Hình 2.2. Kết quả khảo sát về công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM.

Nguồn Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra năm 2020 Phân tích hình 2 2 về 1

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra, năm 2020


Phân tích hình 2.2 về kết quả khảo sát về công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp cho thấy, công tác lập kế hoạch được đánh giá ở mức độ trung bình, cụ thể: 38/90 phiếu tương đương 42,2% người được lấy ý kiến đánh giá là trung bình; 23/90 phiếu tương đương 25,5% người được lấy ý kiến đánh giá là khá; trong khi tỷ lệ

đánh giá là Tốt chỉ đạt 11,19%; còn có tình trạng đánh giá yếu, kém với tỷ lệ lần lượt là 14,44% và 6,67%.

Từ kết quả trên cho thấy việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa quận Gò Vấp vẫn còn hạn chế, mới dừng lại ở mức độ trung bình khi còn nhiều nội dung trong kế hoạch chậm trễ, không đạt được tiến độ như đã đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, thiếu tính khả thi và linh hoạt. Nghiên cứu đề tài cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do những nguyên nhân cơ bản như đơn giá bồi thường của dự án chưa phù hợp với thị trường; việc hướng dẫn chính sách bồi thường, hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời; vốn bồi thường chi trả cho hộ dân chậm được cấp phát; còn tình trạng khiếu kiện kéo dài, chậm được giải quyết dứt điểm; nhiều hộ dân chưa đồng thuận với chủ trương thực hiện dự án ... làm ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ của dự án.

Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra là kế hoạch chi tiết thực hiện phải được lập đúng, đủ về quy trình, thủ tục và có dự kiến được chính xác thời gian thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai, mỗi dự án lại nảy sinh những khó khăn, vướng mắc khác nhau đã nêu trên nên tiến độ thực hiện luôn chậm hơn so với kế hoạch và gây phát sinh thêm chi phí ngoài dự kiến. Từ đó dẫn đến tình trạng xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC của từng dự án trên địa bàn Quận chưa phù hợp thực tiễn, thiếu tính khả thi, không phản ánh đúng diễn biến quá trình thực hiện trên thực tế.

2.2.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Công tác dân vận được xác định có vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC có hoàn thành theo tiến độ đề ra hay không. Việc phổ biến tuyên truyền, vận động người dân hiểu, đồng thuận với chủ trương, chính sách bồi thường rất quan trọng; muốn vậy, người cán bộ phải thực sự nắm vững các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, TĐC để vừa thực hiện đúng quy định pháp luật vừa tuyên truyền, giải thích cho người dân bị thu hồi đất, phải có kỹ năng mềm để thuyết phục vận động nhân dân.

Nhận thức sâu sắc điều đó, những năm qua, UBND quận Gò Vấp đã chỉ đạo Ban Bồi thường, GPMB phối hợp UBND các phường có dự án; phòng

Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa quận phối hợp các phòng - ban liên quan chú trọng đến nội dung, hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin để phổ biến, thuyết phục, vận động cho đối tượng bị thu hồi đất hiểu về chủ trương, chính sách thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC ...

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học, phát ra 90 phiếu khảo sát cho các đối tượng là CBCC tại các cơ quan QLNN, chủ đầu tư và các hộ gia đình bị thu hồi đất.

Kết quả khảo sát trong năm 2020 được thể hiện tại hình 2.3 như sau:

Hình 2.3. Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp


Nguồn Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra năm 2020 Phân tích hình 2 3 về 2

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra, năm 2020


Phân tích hình 2.3 về kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp cho thấy, công tác này được đánh giá tương đốt tốt, khi tỷ lệ khá trở lên đạt 72%; cụ thể có 30% người được lấy ý kiến đánh giá là tốt và 42% người được lấy ý kiến đánh giá là khá. Điều này đã cho thấy UBND quận, Ban Bồi thường, GPMB phối hợp các phòng - ban liên quan về cơ bản đã phổ biến, vận động người bị thu hồi đất hiểu và chấp thuận chủ trương, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC.

Tuy nhiên, qua phân tích hình 2.3 cũng cho thấy, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC vẫn chưa đạt được tỷ lệ cao như mong muốn, khi mà tỷ lệ được lấy ý kiến vẫn còn có tỷ lệ kém, yếu với 11%. Nguyên nhân được đưa ra là hình thức tuyên truyền, truyền thông chưa thật sự sinh động, phong phú; các kênh tuyên truyền chưa thật sự nhiều, chưa thu hút sự quan tâm của đối tượng bị thu hồi đất… Do đó, trong thời gian tới quận Gò Vấp cần phải tập trung hơn đến hình thức, kênh tuyên truyền để kịp truyền tải đến các đối tượng liên quan những thông tin mới, chủ trương, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC

2.2.4. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

2.2.4.1. Phân công trách nhiệm thực hiện chính sách

Theo quy định hiện nay của UBND Tp. HCM tại quyết định số 28/2018/QĐ- UBND, giao cho UBND quận phân công các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chính sách, công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC trên địa bàn Quận; gồm:

+ UBND quận Gò Vấp: ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất trường hợp thuộc thẩm quyền; thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC các dự án; chỉ đạo Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC tổ chức thẩm định, thực hiện chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; giải quyết khiếu nại, tố cáo của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức; ban hành các Quyết định: Kiểm đếm bắt buộc; Cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc; Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất; Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

+ Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án: chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của từng dự án và phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC của người bị thu hồi.

+ Ban Bồi thường GPMB quận là cơ quan thường trực, là đầu mối chuyên môn và trực tiếp tham mưu giúp UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC các dự án về tổ chức thực hiện chính sách, công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho tất cả các dự án trên địa bàn Quận theo quy định.

Năm 2005, UBND quận đã thành lập Ban Bồi thường GPMB quận Gò Vấp, theo đó Ban Bồi thường, GPMB quận Gò Vấp là đơn vị sự nghiệp công lập; được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

Ban Bồi thường do UBND quận thành lập và chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các sở

- ngành đối với các hoạt động liên quan. Ban Bồi thường, GPMB quận Gò Vấp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định.

+ Các phòng, ban chuyên môn (như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính-Kế hoạch; phòng Quản lý đô thị): phối hợp Ban Bồi thường GPMB quận thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án theo chức năng, thẩm quyền quy định và phân công, chỉ đạo của UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án.

+ UBND các phường có dự án: Tổ chức tuyên truyền, vận động về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án; Phối hợp với Hội đồng Bồi thường của dự án thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi; phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án theo chức năng, thẩm quyền và phân công, chỉ đạo của UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án.

+ Ngoài ra, UBND quận thành lập:

Tổ thẩm định do phòng Tài nguyên và Môi trường làm Tổ trưởng, có trách nhiệm thẩm tra dự thảo chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; trình UBND quận phê duyệt theo quy định.

Tổ Công tác giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, do Ban Bồi thường GPMB làm tổ trưởng, có nhiệm vụ: Tổ chức kiểm tra, kiểm kê tài sản nằm trong phạm vi giải tỏa của dự án; giải thích phương án bồi thường, đôn đốc các đơn vị, cá nhân chấp hành chủ trương giải tỏa và BGMB theo đúng tiến độ; áp giá và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân ảnh hưởng trong các dự án.

2.2.4.2. Trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB

Trình tự, thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận đang được thực hiện với các bước theo quy trình, như sau:

Bước 1. Thông báo thu hồi đất: UBND quận ban hành thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Bước 2. Ban hành kế hoạch thu hồi đất: Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Ban Bồi thường và cơ quan có liên quan lập kế hoạch tiến độ chi tiết GPMB, trình UBND quận phê duyệt.

Bước 3. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất: Ban Bồi thường phối hợp UBND phường tổ chức điều tra hiện trạng, khảo sát, đo đạc diện tích trong phạm vi thu hồi và lập Biên bản kiểm đếm và xác nhận hồ sơ. UBND phường và các cơ quan, đơn vị liên quan xác nhận nội dung liên quan làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC.

Bước 4. Lập chính sách, phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, TĐC: Ban bồi thường, GPMB có trách nhiệm lập chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án và của từng cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất; đồng thời tổ chức lập và thực hiện chính sách, phương án, dự án TĐC trước khi thu hồi đất.

Bước 5. Niêm yết công khai phương án, lấy ý kiến của nhân dân: Ban bồi thường, GPMB có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân; tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Bước 6. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện: UBND quận ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; Ban bồi thường, GPMB phối hợp với UBND Phường phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi

thường, hỗ trợ, TĐC; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, TĐC đến từng người có đất thu hồi. Tổ chức chi trả, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, bố trí TĐC theo chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC được phê duyệt.

Bước 7. BGMB, cưỡng chế thu hồi đất: Ban bồi thường, GPMB phối hợp vận động người dân BGMB; phối hợp tham mưu cưỡng chế thu hồi đất các trường hợp không BGMB; thu hồi, BGMB cho chủ đầu tư thi công.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học nhằm đánh giá hoạt động phân công, tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên địa bàn quận. Theo đó, đề tài khảo sát các cán bộ trên địa bàn quận Gò Vấp với các mức đánh giá từ 1 đến 5 (gồm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Kết quả được tổng hợp tại Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát hoạt động phân công, tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp

S

TT

Đánh giá

Tiêu chí

1

2

3

4

5

Điểm

TB


1

Sự phân công tổ chức thực hiện rõ ràng, gắn với trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị, cá

nhân


3,35


10


26,65


43,40


16,6


3,60/5

2

Sự phối hợp thực hiện chính

sách của các đơn vị

6,60

20

30

26,66

16,74

3,27/5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, năm 2020


Phân tích Bảng 2.4 cho thấy các nội dung: “Sự phân công tổ chức thực hiện rõ ràng, gắn với trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân” được cán bộ đánh giá tốt, với tỷ lệ 60% số người trả lời từ mức khá trở lên (cụ thể: 43,4% đánh giá là khá, 16,6% đánh giá là tốt). Trong khi đó, “sự phối hợp thực hiện chính sách của các đơn vị” lại được đánh giá ở mức trung bình với tỷ lệ 56,6% số người trả lời từ mức trung bình trở xuống (cụ thể: 6,6% đánh giá là kém, 20% đánh giá là yếu, 20% đánh giá là trung bình). Nguyên nhân được xác định là do công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khá phức tạp, có liên quan đến nhiều đơn vị; cơ chế phối hợp chưa rõ ràng; phân công trách nhiệm các đơn vị liên quan phối hợp với Ban Bồi thường GPMB chưa chặt chẽ, cụ thể.

2.2.5. Duy trì, điều chỉnh chính sách

Căn cứ các quy định của UBND Tp. HCM về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM qua các thời kỳ của Luật đất đai, điển hình như các Quyết định số 106/2005/QĐ-UBND ngày 16/6/2005; số 17/2008/QĐ-UBND ngày 14/3/2008; số 35/2010/QĐ-UBND

ngày 28/5/2010; số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015; số 28/2018/QĐ- UBND ngày 09/8/2018; số 07/2020/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 thì UBND quận Gò Vấp đã triển khai tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận phù hợp với tình hình thực tế; trường hợp UBND Tp. HCM có quyết định sau điều chỉnh, thay thế quyết định trước, UBND quận đã chỉ đạo Hội đồng Bồi thường dự án, Ban Bồi thường GPMB kịp thời tham mưu điều chỉnh chính sách, phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho phù hợp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả thi hành.

Căn cứ Bảng giá đất ở ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ- UBND ngày 31/12/2014 của UBND Tp. HCM ban hành quy định về giá đất, bảng giá thời kỳ 2015 - 2019 trên địa bàn thành phố thì giá đất chỉ mang tính khái quát chung trên địa bàn toàn thành phố, chưa cụ thể để áp dụng chi tiết trên địa bàn quận hoặc cho từng dự án; do đó, UBND quận đã giao Ban Bồi thường GPMB phối hợp phòng ban chuyên môn, làm việc với đơn vị tư vấn để hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất giá bồi thường của từng dự án cụ thể, tham mưu trình Sở ngành chuyên môn thẩm định, trình UBND Tp. HCM ban hành quyết định phê duyệt hệ số K, đơn giá bồi thường của từng dự án cụ thể, phù hợp với thực tế của từng khu vực có dự án trên địa bàn Quận.

Tuy nhiên do giá đất chuyển nhượng trên thị trường liên tục thay đổi và chênh lệch cao hơn so với giá khung của UBND thành phố ban hành; các hợp đồng chuyển nhượng, tài sản giao dịch thành để so sánh thường rất thấp nên đơn giá đất từng dự án cụ thể được UBND Tp. HCM ban hành vẫn luôn thấp hơn so với giá trị chuyển nhượng trên thị trường đã dẫn đến tình trạng người dân bị thu hồi đất không đồng ý, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, dẫn đến chậm trễ trong việc thực hiện công tác GPMB trên địa bàn quận Gò Vấp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023