Hiện Trạng Dự Án Và Nhu Cầu Thu Hồi Đất Phục Vụ Các Dự Án Tại Quận Gò Vấp

Thực hiện định hướng phát triển theo cơ cấu kinh tế của Thành phố với trọng tâm là “Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp”, quận Gò Vấp đã định hướng thay đổi cơ cấu từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và du lịch sang định hướng cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp.

Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt 11,13%. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng “dịch vụ - công nghiệp”, tỷ trọng thương mại - dịch vụ đạt 70,9%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra thị trường xã hội bình quân tăng 19,08%. Công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp được quan tâm thực hiện.

Thu NSNN bình quân hàng năm tăng 11,16%, đạt dự toán thành phố giao. Công tác điều hành chi NSNN đúng định mức, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Công tác quản lý và phát triển đô thị: được chú trọng thực hiện và đảm bảo theo quy định.

Chất lượng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; công tác quản lý đô thị được nâng lên và triển khai thực hiện đồng bộ

Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các công trình, dự án trên địa bàn Quận được thực hiện đúng với quy hoạch, đảm bảo kết nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện có và phù hợp với định hướng phát triển.

Văn hóa - xã hội

Chất lượng giáo dục đào tạo cùng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được nâng cao; đảm bảo trình độ đạt chuẩn. Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở học tăng hàng năm.

Các hoạt động kỷ niệm, tuyên truyền, cổ động chính trị được tổ chức có hiệu quả, đa dạng, đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoạt động thể dục - thể thao được quan tâm đầu tư, phong trào rèn luyện thân thể ngày càng phát triển sâu rộng trong cộng đồng.

Công tác y tế và xã hội hóa ngành y tế đạt được những kết quả tích cực, hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh, đa dạng nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân.

Công tác chăm lo chính sách đối với người có công và người nghèo được thực hiện tốt, các chế độ ưu đãi trong giáo dục, nhà ở, bảo hiểm y tế đảm bảo.

Chương trình Giảm nghèo bền vững ngày một đi vào thực chất, hiệu quả được nhân rộng và nhận được sự đồng thuận cao của các tầng lớp Nhân dân.

2.1.2. Hiện trạng dự án và nhu cầu thu hồi đất phục vụ các dự án tại quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp đang trên đà phát triển mạnh cả về kinh tế, văn hóa - xã hội nên nhu cầu sử dụng đất để phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng phát triển SXKD, dịch vụ, thương mại là rất lớn. Những năm qua, trên địa bàn Quận đã có nhiều công trình, dự án lớn, trọng điểm có quy mô thu hồi đất rất lớn, số lượng giải tỏa từ 500-1000 hộ dân, điển hình như các dự án: Xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài trên địa bàn quận Gò Vấp; Nâng cấp và mở rộng đường Phạm Văn Bạch, quận Gò Vấp; cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên trên địa bàn quận Gò Vấp; Nâng cấp đô thị trên địa bàn quận Gò Vấp; Xây dựng hệ thống thoát nước đường Phạm Huy Thông, quận Gò Vấp; Sửa chữa đường Lê Đức Thọ (đoạn từ cầu Trường Đai đến cầu Cụt) quận Gò Vấp; Xây dựng mới Cầu Hang Ngoài; Nâng cấp mở rộng đường Dương Quảng Hàm (đoạn từ quận Bình Thạnh đến Công viên Văn hóa)…

Bên cạnh đó, với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên-xã hội thuận lợi, Quận đã thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án phát triển đô thị. Chỉ riêng từ năm 2005 đến năm 2021, tốc độ đô thị hóa của quận Gò Vấp diễn ra nhanh chóng, đứng thứ 2 toàn Thành phố, diện tích thu hồi đất để thực hiện các dự án lên đến trên 100 ha. Trong đó, khoảng hơn 10 dự án đã triển khai thu hồi đất từ năm 2010 đến nay nhưng chưa hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC để thực hiện dự án GPMB, thi công công trình. Do đó, trong giai đoạn từ sau năm 2015 đến năm 2021, với sự biến động về cơ cấu sử dụng đất đất hay nói cách khác là việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển KT

- XH trên địa bàn quận Gò Vấp tuy không quá lớn nhưng quy trình, khối

lượng công việc phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho người bị thu hồi đất lại khá phức tạp, nhiều thủ tục nên phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.

Từ năm 2005 đến nay, UBND quận đã giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB tất cả các dự án cho Ban Bồi thường GPMB quận phụ trách tổ chức thực hiện, theo đó: trực tiếp thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, lập chính sách-phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC..., thẩm định, trình UBND Quận phê duyệt theo quy định. Có những thời điểm, lực lượng CBCC, viên chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB của Ban Bồi thường GPMB quận Gò Vấp chưa đảm bảo khối lượng, tính chất công việc nên trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB còn những khó khăn, vướng mắc nhất định trong thực tế.

Căn cứ chỉ đạo của UBND thành phố và UBND quận, nhiệm vụ bồi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB tất cả các dự án trên địa bàn quận Gò Vấp được phân bổ như sau:

+ Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án: Tổ chức thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; Lập và trình duyệt chính sách và phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC của người bị thu hồi đất; lập Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân; Tổ chức thực hiện chính sách và phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án và của từng trường hợp cụ thể bị ảnh hưởng bởi dự án.

+ Ban Bồi thường GPMB quận: Giúp Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB theo quy định; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC; là cơ quan thường trực, làm nhiệm vụ trực tiếp điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; Lập và trình duyệt và tổ chức thực hiện chính sách và phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC các dự án theo quy định.

+ Các phòng, ban chuyên môn (như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính-Kế hoạch; phòng Quản lý đô thị): phối hợp Ban Bồi thường GPMB quận thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án theo chức năng, thẩm quyền quy định và phân công, chỉ đạo của UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án.

+ UBND các phường có dự án: Tổ chức tuyên truyền, vận động về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án; Phối hợp với Hội đồng Bồi thường của dự án thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi; phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án theo chức năng, thẩm quyền và phân công, chỉ đạo của UBND quận, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC dự án.

+ Chủ đầu tư dự án: các chủ đầu tư dự án có đủ năng lực phối hợp Ban Bồi thường GPMB quận để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án trên địa bàn Quận theo chức năng, thẩm quyền và chỉ đạo của UBND thành phố, UBND quận.

Nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB của các đơn vị trên địa bàn quận Gò Vấp giai đoạn 2005-2020 thể hiện qua Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp số liệu GPMB trên địa bàn quận Gò Vấp do các đơn vị thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2020

STT

Đơn vị thực hiện

Số dự án

Diện tích thu hồi (ha)

1

Ban Bồi thường GPMB

82

94

2

Các chủ đầu tư khác

3

5

Tổng cộng

85

99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 6

Nguồn: Ban Bồi thường, GPMB quận Gò Vấp, năm 2020

Thực tiễn cho thấy, việc phân công cho nhiều đơn vị phối hợp thực hiện, trong đó Ban Bồi thường GPMB là cơ quan thường trực và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB các dự án trên địa bàn quận Gò Vấp trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, việc phân loại các nhóm dự án bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB trên địa bàn quận Gò Vấp giai đoạn 2005 - 2020 theo mục đích sử dụng, được thể hiện tại Bảng 2.2:

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các dự án thực hiện GPMB trên địa bàn quận Gò Vấp theo mục đích sử dụng giai đoạn 2005-2020

STT

Các nhóm dự án

Số dự án

Diện tích thu

hồi (ha)

1

Dự án giao thông, đô thị

37

45

2

Dự án chống ngập, thoát nước

21

30

3

Dự án xây dựng trường học

7

3

4

Dự án xây dựng trụ sở y tế, công an

6

4

5

Dự án xây dựng trụ sở hành chính

của UBND các phường

6

7

6

Các dự án khác

8

10

Tổng cộng

85

99

Nguồn: Ban Bồi thường, GPMB quận Gò Vấp, năm 2020

Phân tích các bảng số liệu 2.1, 2.2 cho thấy, từ năm 2005 đến năm 2020, UBND Quận Gò Vấp đã giao Ban Bồi thường GPMB phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư dự án để thực hiện thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB 85 dự án với tổng diện tích đất thu hồi hơn 99ha; đã tiến hành bồi thường, hỗ trợ theo quy định cho khoảng gần 7.500 hộ dân bị thu hồi đất; bố trí tái định cư cho khoảng 590 hộ dân tại 04 chung cư và nền đất tái định cư được phân bổ. Trên cơ sở đó, đã tổ chức BGMB phần diện tích đã được bồi thường, hỗ trợ GPMB cho các chủ đầu tư để thực hiện dự án với tổng diện tích gần 91ha đạt 91,9%.

Hiện nay, phần diện tích hơn 8ha đất còn lại vẫn đang tiếp tục được thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB. Bên cạnh đó, Bảng 2.2 cho thấy, trong các nhóm dự án đang thực hiện được phân loại theo mục đích sử dụng, thì nhóm dự án giao thông, đô thị chiếm tỷ lệ 43,5% tổng số dự án và 45,5% tổng diện tích đất cần thu hồi; và nhóm dự án chống ngập, thoát nước

chiếm tỷ lệ 24,7% tổng số dự án và 30,3% tổng diện tích đất cần thu hồi trên địa bàn Quận. Điều này đã cho thấy, giai đoạn từ năm 2005 đến nay, UBND quận Gò Vấp đang tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, thoát nước … nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH theo quy hoạch phát triển của được UBND Tp. HCM phê duyệt; đồng thời, điều đó cũng cho thấy tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của quận Gò Vấp trong những năm qua.

2.2. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp

Trên cơ sở lý luận đã trình bày tại chương 1, tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp hiện nay cũng được thực hiện theo quy trình và các nội dung cụ thể như sau:

2.2.1. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản lý

Trong những năm qua, UBND quận đã triển khai chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án theo các văn bản chỉ đạo của UBND Tp. HCM và các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Sở - ngành trực thuộc Thành phố. Kể từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, các dự án khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo các văn bản pháp quy là: Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015; Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09/8/2018. Đến năm 2020, UBND Tp. HCM đã sửa đổi, bổ sung quyết định số 28/2018/QĐ-UBND tại Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 nhằm bổ sung, hoàn thiện cơ sở, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

Tại quận Gò Vấp, UBND quận đã ban hành khá nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn, phân công Ban Bồi thường GPMB phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư dự án để thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các dự án trên địa bàn Quận. Năm 2012, UBND quận Gò Vấp đã ban hành Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 18/9/2012 về Quy chế tổ chức thực hiện và quản lý các dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp hẻm trên địa bàn quận Gò Vấp theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Từ đó, đã cho thấy hiện nay có nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai, thực thi liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi

đất. Hệ thống văn bản có thể nói đã đề cập tương đối đầy đủ các nội dung, chính sách của công tác công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Tuy nhiên trong quá trình thực thi vẫn còn nững khó khăn, vướng mắc; do đó UBND quận phải chỉ đạo Ban Bồi thường GPMB, phòng, ban chuyên môn kịp thời theo dõi các chủ trương, chỉ đạo của Thành phố, hướng dẫn của Sở ngành để cập nhật, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời kịp thời kiến nghị UBND Thành phố có những hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC tại địa phương.

Bên cạnh đó, trong cơ chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC tại địa phương, do có liên quan đến nhiều phòng, ban chuyên môn khác nhau như Phòng Tài nguyên và môi trường; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động, thương binh và xã hội; Chi cục thuế; Thanh tra Quận; Kho bạc nhà nước … Mỗi cơ quan, đơn vị có những thẩm quyền, chức năng, quy định, hướng dẫn khác nhau trong cơ chế thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC nên dẫn đến tình trạng còn chồng chéo trong việc thực thi và triển khai, hiệu quả đạt được chưa cao.

Nhằm đánh giá về thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp, đề tài khảo sát các đối tượng là CBCC, viên chức tại các cơ quan QLNN, các chủ đầu tư và các hộ gia đình bị thu hồi đất về các nội dung với thang đánh giá từ 1 đến 5 điểm (gồm 1: Kém, 2: Yếu, 3: Trung bình, 4: Khá, 5: Tốt). Kết quả được tổng hợp đến năm 2020, tại Bảng 2.3 như sau:


Bảng 2.3. Kết quả điều tra thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn quận

STT

Đánh giá

Tiêu chí

1

2

3

4

5

Điểm TB

1

Các văn bản được xây dựng

và ban hành thường xuyên

2,22

6,67

15,56

44,44

31,1

1

3,95/5



2

Các văn bản được xây dựng trên thực trạng công tác bồi

thường, hỗ trợ TĐC


8,89


12,22


32,22


35,56

11,1

1


3,28/5


3

Ban hành các văn bản thực hiện một các đồng bộ thống

nhất và nhanh nhất tới các đối tượng quản lý


16,66


18,89


30,00


25,56


8,89


2,91/5

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, năm 2020

Phân tích Bảng 2.3 về thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC trên đia bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM hiện nay, nhận thấy:

Đối với các văn bản được xây dựng và ban hành thường xuyên: CBCC, nhà đầu tư đã đánh giá tương đối tốt, cụ thể đánh giá là khá đạt tỷ lệ 44,44%; đánh giá là trung bình đạt tỷ lệ 31,11% với số điểm trung bình là 3,95/5.

Đối với các văn bản được xây dựng dựa trên thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC: CBCC, nhà đầu tư đã đánh giá mức khá và trung bình với tỷ lệ lần lượt là 32,22% và 35,56% với điểm trung bình là 3,28/5.

Khi được phỏng vấn về tính chất đồng bộ, thống nhất và sự cập nhật nhanh chóng các văn bản thì chủ đầu tư, người dân cho rằng các cơ quan QLNN làm chưa tốt với 18,89% người được hỏi đánh giá là yếu và 16,66% đánh giá là kém với mức điểm trung bình dưới khá là 2,91/5. Qua tìm hiểu, đánh giá thì nguyên nhân là do sự thay đổi liên tục trong chủ trương, các văn bản chỉ đạo về bồi thường, GPMB của UBND thành phố; công tác định giá đất, phê duyệt đơn giá bồi thường còn thấp, chưa phù hợp giá trị chuyển nhượng trên thị trường nên công tác bồi thường còn chậm. Ngoài ra, còn do nguyên nhân là thời gian qua, các văn bản được triển khai trên địa bàn quận chưa được cụ thể hóa, ban hành văn bản phù hợp với tình hình thực tế địa phương mà chủ yếu sử dụng các văn bản của Trung ương và của UBND Tp. HCM. Từ đó, thấy rằng việc xây dựng, ban hành các văn bản QLNN về chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC tại địa phương cần được quan tâm hơn, được triển khai đồng bộ, nhanh chóng gắn liền với thực tiễn của quận Gò Vấp.

2.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí