huy tài sản văn hoá; phát triển văn hoá cơ sở; giao lưu văn hoá quốc tế; hiện đại hoá kỹ thuật và phương thức sản xuất, phân phối sản phẩm văn hoá; đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ; đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hoá; nâng cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hoá... Chính sách văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về văn hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về văn hoá nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất hượng cuộc sống tinh thần của con người.
Trong quản lý nhà nước về di sản văn hoá: nhà nước ban hành các chính sách và pháp luật để phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Luật Di sản văn hoá năm 2001 là một văn bản pháp lý quan trọng.
* Hoạt động tổ chức thực thi của bộ máy quản lý
Là các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về văn hoá gồm Chính phủ; Bộ văn hoá, thể thao và du lịch; UBND địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá theo quy định của pháp luật. Hoạt động này bao gồm các công việc như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng, chỉ đạo các quy hoạch, kế hoạch; ban hành và tổ chức thực thi các văn bản pháp luật; hướng dẫn, tuyên truyền; thẩm định; cấp giấy phép, giấy chứng nhận… Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính cho văn hoá cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đầu tư cho hoạt động văn hoá với tư cách là đầu tư cho hoạt động sản xuất cần được tính toán đến hiệu quả, cần xem văn hoá cũng làm ra lợi nhuận cho nhà nước, cho nhân dân, đồng thời cũng cần tận dụng cơ chế thị trường cho sự phát triển văn hoá đúng hướng.
*Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hoá
Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn hoá, sự tác động trực tiếp của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì văn hoá có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, nó có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong xu hướng xã hội hoá
văn hoá hiện nay, các tác động tiêu cực nảy sinh ngày càng nhiều, do đó hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý cần được quan tâm thực hiện một cách nghiêm chỉnh, có kế hoạch phối hợp với các tổ chức có liên quan một cách chặt chẽ đồng bộ. Như thế mới có khả năng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý đã đề ra.
1.2. Vai trò, đặc trưng của di tích khảo cổ Cát Tiên
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên - 2
- Đối Tượng Nghiên Cứu: Các Chính Sách Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Khu Di Tích Cát Tiên (Lâm Đồng).
- Chính Sách Và Chính Sách Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Di Tích Lịch Khảo Cổ Cát Tiên
- Các Chủ Trương, Đường Lối, Chính Sách Của Đảng, Nhà Nước Và Tỉnh Lâm Đồng Về Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Di Tích Khảo Cổ Cát Tiên.
- Hiện Trạng Khu Vực Nơi Thực Hiện Chủ Trương, Đường Lối Chính Sách.
- Nhu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Về Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Tại Di Tích Khảo Cổ Cát Tiên
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
1.2.1. Vai trò của di tích khảo cổ Cát Tiên
Khái quát về di tích khảo cổ Cát Tiên: Khu di tích Cát Tiên được phát hiện vào năm 1984, cho đến nay đã qua 4 lần khai quật do Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lâm Đồng tiến hành và sau đó Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vùng Nam Bộ đã có 5 cuộc khai quật khu di tích này. Kết quả các cuộc khai quật khảo cổ cho thấy đây là một khu di tích kiến trúc lớn bao gồm nhiều thành phần kiến trúc khác nhau nằm trong một không gian tương đối rộng. Quá trình phát hiện và nghiên cứu khu di tích được chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1984 - 1986
Trong quá trình khai hoang tại xã Đức Phổ và Quảng Ngãi, người dân đã bắt gặp những dấu tích kiến trúc của nhiều công trình đổ nát nằm chìm dưới tán cây rừng rậm rạp. Những phát hiện này đã được báo lên cơ quan quản lý địa phương, Bảo tàng Lâm Đồng đã cử cán bộ đến khảo sát và đã khẳng định đây là những phế tích kiến trúc được xây dựng trong lịch sử [17].
Năm 1985, Trung tâm Khảo cổ học miền Nam đã đến thẩm định lại giá trị của những phát hiện này và đào thám sát các di tích ờ xã Đồng Nai và xã Quảng Ngãi [15]. Năm 1987, Trung tâm Khảo cổ học miền Nam đã phối hợp với Bảo tàng Lâm
Đồng tiến hành điều tra khảo sát, đào thăm dò để đánh giá giá trị lịch sử văn hóa di tích một cách toàn diện phục vụ cho kế hoạch nghiên cứu lâu dài.
Sau đó, nhiều cuộc khảo sát đã được triển khai trên diện rộng, trên địa bàn các xã Đức Phổ, Gia Viễn, Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều di tích, trong đó tại xã Quảng
Ngãi đã phát hiện một cụm các phế tích kiến trúc nằm tập trung giữa một thung lũng rộng, bằng phẳng gần sông Đồng Nai.
Năm 1991, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Lâm Đồng khảo sát lại di tích. Năm 1993, trong Chương trình nghiên cứu Tây Nguyên, Viện Khảo cổ học cũng trở lại khảo sát và xác định đây là một khu di tích có quy mô lớn, mật độ di tích dày, gồm có nhiều phế tích nằm rải rác ven sông Đồng Nai, trong đó tập trung nhất ở hai xã Quảng Ngãi và Đức Phổ.
- Giai đoạn 2: Từ năm 1994 - 2000
Đây là giai đoạn hợp tác nghiên cứu giữa Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lâm Đồng.
Đầu năm 1994, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khảo cổ học Tây Nguyên - Trường Sa - Nam Bộ, một số cán bộ Viện Khảo cổ học đã đến Cát Tiên tiến hành khảo sát tổng thể nhằm hoạch định kế hoạch nghiên cứu lâu dài khu di tích này.
Cuối năm 1994, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lâm Đồng tiến hành khai quật lần đầu tiên tại di tích gò số II và số V. Tại khu di tích gò số II, với diện tích 200m2 khai quật, một phần phế tích tháp thờ đã xuất lộ cùng các tấm đá kiến trúc, cột đá, tượng Ganésa, bệ Yoni và đặc biệt là một tấm mi cửa bằng đá có hoa văn còn nguyên vẹn [11, tr.214-215]. Tại di tích gò số V, với 140m khai quật đã xác định đây là một đền mộ được xây nửa chìm nửa nổi, không có lối vào. Hiện vật thu được đáng chú ý có bộ Yoni - Linga bằng đá, một số mảnh gốm, một đĩa đồng, một lưỡi dao sắt. Theo Hoàng Xuân Chinh, kiến trúc này có tính chất đền mộ [1, tr. 657-658]. Sau lần khai quật này, các nhà nghiên cứu đã nhận định đây là một khu di tích có quy mô lớn và phức tạp, có thể mang tính chất Thánh địa cùa một quốc gia Bàlamôn giáo và vấn đề văn hóa Óc Eo đã được đề cập đến
Đầu năm 1996, cuộc khai quật Cát Tiên lần thứ hai được thực hiện tiếp tục ở di tích II. Phế tích kiến trúc lIa được làm xuất lộ hoàn toàn. Đày là một phế tích tháp thờ có cửa quay hướng đông, các mặt tường còn lại có các cửa già, sử dụng số lượng lớn
các viên gạch cỏ hoa văn. Trong lòng ngôi tháp đã phát hiện 109 mảnh vàng, trong đó có nhiều mảnh trang trí nội dung Bàlamôn giáo.
Cuộc khai quật khu di tích Cát Tiên lần thứ ba được tiến hành ở di tích I (Đồi Khỉ) vào cuối nãm 1996. Tại đây đã xuất lộ một phế tích tháp thờ rất lớn có bình diện hình chữ nhật, cửa chính m ờ về phía đông, không có các cửa giả. Trên nền lòng tháp phát hiện một bộ Linga - Yoni rất lớn. Trong lòng tháp đã phát hiện 166 hiện vật, phần lớn là các mảnh vàng có trang trí. Ngoài ra còn nhiều hiện vật gốm, đĩa đồng, giáo sắt, bàn chông sắt... Một số ý kiến cho ràng, di tích này có niên đại cuối thế kỷ X - đầu thế kỷ XI [24, tr. 678-680).
Cuối năm 1997, cuộc điều tra của Nguyễn Tiến Đông tại khu vực xã Quảng Ngãi đã phát hiện một đoạn tường gạch chạy men theo hồ hình chữ nhật trước tháp số IV, có thể là bức tường bao lấy hồ nước này, đồng thời có thể là đường đi ven hồ. Tại xã Gia Viễn đã phát hiện dấu tích của một kiến trúc gạch và 1 bộ Yoni, có thể là của một tháp thờ [8, tr. 658-659].
Sau ba mùa khai quật, diện mạo và quy mô của di tích Cát Tiên đã dần được sáng tó. Việc bảo tồn, trùng tu khu di tích đã được đề cập đến. Để phục vụ cho mục đích ấy, đầu năm 1998 cuộc khai quật lần thứ tư đ ã được tiến hành tại di tích II với sự tham gia cùa cơ quan trùng tu di tích Trung ương. Cuộc khai quật đã làm lộ rò phế tích tháp thờ llb và phần lớn khu di tích II với sân gạch, tường bó nền, một phần tường bao... Hiện vật đáng chú ý là bệ Yoni gồm ba phần, một số mảnh gốm, rất nhiều các viên gạch có trang trí, trong lòng tháp thu được năm hiện vật kim loại vàng có trang trí đơn giản hình voi và hoa sen. Kiến trúc này được xây dựng sau tháp Ila, niên đại cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX [10, tr.58-59].
Như vậy, trong giai đoạn thứ hai từ năm 1994 đến năm 1998, di tích Cát Tiên đã được quan tâm và nghiên cứu rất cẩn thận và chu đáo với bốn cuộc khai quật, hai cuộc điều tra, làm sáng tỏ phần nào đó quy mô, tính chất của khu di tích. Những tổng kết
nghiên cứu trong giai đoạn này được tổng hợp trong Hội nghị Khảo cổ học Cát Tiên được tổ chức tại Ủy ban nhân dân huyện Cát Tiên năm 2001 [7].
- Giai đoạn 3: Từ năm 2001- 2006
Từ năm 2001- 2004, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện KHXH vùng Nam Bộ (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) cùng với Bảo tàng Lâm Đồng đã tiến hành điều tra, khảo sát, khai quật di tích Cát Tiên hàng chục địa điểm như gò III, gò IIc, gò IId, gò VI (VIa, VIb, VIc), gò VII, gò VIII, di tích ki ến trúc Đức Phổ, khu lò gạch cổ, hàng chục các hố thám sát rải rác trên toàn địa bàn phân bố của khu di tích [2].
1.2.2. Đặc trưng di tích khảo cổ Cát Tiên
Quá trình nghiên cứu khai quật đã mang lại những giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học vô cùng to lớn để đưa ra những nhận thức mới. Lê Đình Phụng đã nhận định rằng, Cát Tiên là một quần thể di tích với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng với quy mô và chức năng khác nhau. Địa hình của khu di tích là nằm trong thung lũng khép kín, với “chức năng là các đền thờ, tháp thờ, đền mộ với hình ảnh thể hiện trên các lá vàng là hình ảnh các vị thần, có thể khẳng định đây là khu di tích tôn giáo”, với những di tích và di vật được phát hiện đã cho thấy đây là một khu di tích được xây dựng, vật thờ tuân thủ theo những quy tắc, nội dung Ấn Độ giáo) [23, tr. 429].
Về di tích: Gồm nhiều dạng đền thờ, hệ thống sân bãi, hệ thống máng nước, lò gạch, tháp mộ… được xây cất từ nguyên liệu gạch, đá. Tổng hợp toàn bộ tư liệu về di tích Cát Tiên qua các chặng đường nghiên cứu, có thể hệ thống một cách tương đối các loại hình di tích tại khu di tích này gồm:
- Kiến trúc tháp: Gồm các di tích Gò Ia, Gò IIa, Gò IIb, Gò III.
- Kiến trúc đền tháp: gồm các kiến trúc Gò VIII, Đức Phổ và có khả năng là Gò IV.
- Kiến trúc đền thờ: gồm các kiến trúc VIa và VIb.
- Kiến trúc đài thờ: bao gồm các kiến trúc Gò V và Gò VII và có thể cả kiến trúc khai quật trong hố 3.
- Kiến trúc nhà dài: bao gồm kiến trúc IIc, IId, VIIIb và VIIIc.
- Kiến trúc mộ táng
- Kiến trúc đường nước
- Cấu trúc một con đường giao thông
- Khu lò gạch cổ
- Khu di tích cư trú
Những tài liệu khai quật cho thấy Cát Tiên được phân chia thành các “phân khu” chức năng sau:
- Khu cư trú
- Khu vực sản xuất
- Khu vực tôn giáo
Trong quần thể di tích Cát Tiên có nhiều loại hình kiến trúc, đặc trưng chung của loại hình kiến trúc là được xây dựng trên các gò đất có những cao trình khác nhau trên bề mặt thung lũng. Những gò đất này là địa hình tự nhiên hoặc được chủ nhân xây dựng chủ động cải tạo lại làm nền cho việc xây dựng các công trình kiến trúc. Các công trình kiến trúc được xây dựng dọc ven bờ sông Đồng Nai, lấy hướng kiến trúc đông- tây làm hướng chủ đạo. Đây là quần thể kiến trúc Hindu giáo thờ thần Shiva là chủ đạo. Đó là đền thờ thần Mặt Trời (hố thám sát 03.CT.H2), đền thờ thần Shiva (gò VII), đền thờ thần Shiva và Vishnu (gò VIB), đền thờ thần Shiva và các vị thần khác (gò 6A), đền thờ thần Shiva (gò IV), đền thờ thần Shiva (gò V), đền thờ thần Shiva và Vishnu (gò III), đền thờ thần Shiva và các thần khác (gò 1) [27]. Vật liệu xây dựng gồm đá, gạch, ngói,…
Về di vật: Đã thu nhận được hơn 1140 di vật phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau nhằm mục đích phục vụ tín ngưỡng tôn giáo. Nhiều di vật liên quan đến tín ngưỡng tâm linh. Tất cả đều có giá trị, ý nghĩa khoa học về văn hóa, lịch sử thể hiện qua sự độc đáo và quý hiếm. Nhiều di vật đã phản ánh trình độ kỹ thuật chế tác phát triển. Có thể chia di vật thành các nhóm: vật
liệu xây dựng (gạch, đá, ngói); đồ thờ trong lòng kiến trúc (bệ thờ linga- yony, tượng thờ, những hiện vật kim loại); hiện vật chất liệu vàng thường được tìm thấy tại các hộp thiêng, trụ thiêng; đồ gốm,…. Tuy các di tích kiến trúc bị sụp đổ nhưng hầu hết những hiện vật thờ tôn giáo liên quan đến tâm linh thì hầu như còn khá nguyên vẹn
Niên đại của quần thể di tích Cát Tiên: Vấn đề niên đại của di tích Cát Tiên là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia và cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Nhưng trong những cuộc khai quật các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2006 với các cuộc khai quật ở di tích IIc, 2d, Gò III, Gò VII, kiến trúc VIII, kiến trúc VIb, VIIIa, VIIIb, VIIIc khu lò gạch cổ, các hố thám sát,… di tích Cát Tiên được cho rằng có niên đại sớm từ thế kỷ IV và kết thúc khoảng thế kỷ thứ VIII [14].
Giá trị lịch sử văn hóa của di tích khảo cổ Cát Tiên: Quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên chứa đựng nhiều giá trị về vật chất, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân cổ xưa ở vùng Nam Tây Nguyên. Các nghiên cứu không chỉ giúp cho việc nhận thức lịch sử khai phá, chiếm cư của cư dân cổ xưa ở vùng Nam Tây Nguyên, mà còn có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh, góp phần bảo vệ Tổ quốc.
- Ý nghĩa và giá trị tôn giáo cần được nhìn nhận lại cùng với hàng loạt các công trình kiến trúc cũng như vô số các di vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cho thấy di tích này tồn tại có vai trò và tầm ảnh hưởng hết sức sâu rộng đối với cộng đồng người cổ xưa. Vậy hiện tại các tư tưởng tôn giáo ấy có còn ý nghĩa giá trị trong thời kỳ hiện đại? Câu trả lời rất cần nhà quản lý có cách tiếp cận chính xác, đầy đủ để vận dụng lại những giá trị ấy nhằm làm sống lại những tinh hoa văn hóa, ý thức giá trị cao đẹp về một hệ tư tưởng mà xã hội hiện đại dần lãng quên thay vào đó là ý thức kém ngày một đi xuống của xã hội hiện đại.
- Chúng ta không có những tư liệu ghi lại về vùng đất cũng như đời sống cộng đồng người cổ xưa. Nhưng có một điều chắc chắn rằng đã có những cộng đồng người cổ xưa đã từng theo tín ngưỡng tôn giáo Balamon, nơi đây diễn ra rất nhiều sự kiện văn
hóa đặc sắc thể hiện qua quá trình hình thành và phát triển cả một quần thể kiến trúc di tích phục vụ cho mục đích tôn giáo.
- Giá trị về lịch sử: quần thể kiến trúc khảo cổ Cát Tiên đã trải qua các giai đoạn lịch sử từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ X có không gian phân bố rộng lớn, các kiến trúc di tích đồ sộ, độc đáo cho thấy mỗi dạng kiến trúc di tích thuộc một giai đoạn lịch sử nhất định trong quá khứ từ khi hình thành cho đến quá trình tồn tại và phát triển. Từ các công trình kiến trúc phục vụ cho mục đích tôn giáo cho thấy tư duy của người cổ xưa đã hình thành, thay đổi và phát triển cả một quần thể kiến trúc này. Đây sẽ là một minh chứng quan trọng cho thấy nơi đã từng tồn tại một cộng đồng cư dân cổ xưa với tổ chức xã hội có quy mô và một hệ thống văn hóa xã hội thống nhất chặt chẽ. Đây chính là nguồn tài liệu quý giá, quan trọng trong tiến trình phát triển cho kho tàng lịch sử nước nhà.
- Giá trị về văn hóa: quần thể kiến trúc di tích khảo cổ Cát Tiên có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu các nền văn hóa cổ “có yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh” phản ánh sự kết tinh giao thoa văn hóa đặc biệt của một vùng văn hóa vật chất và tinh thần, là nơi lưu truyền văn hóa truyền thống, bản địa, sáng tạo gây dựng và hình thành, phát triển tạo ra một diện mạo riêng phong phú và đa dạng. Thể hiện vai trò là một trung tâm tôn giáo với truyền thống văn hóa bản địa của nền văn hóa nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Những dấu tích vật chất thu được qua khai quật khảo cổ cùng với những nguồi sử liệu đã cho thấy Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hóa, tôn giáo Ấn Độ, trong đó có di tích Cát Tiên. Do đó những đặc trưng cơ bản về di tích và di vật của Cát Tiên có những nét tương đồng với văn hóa Champa và văn hóa Óc Eo.
- Giá trị về nghệ thuật: Các kiến trúc tại quần thể di tích khảo cổ Cát Tiên có số lượng lớn, phong phú về loại hình, bình đồ. Thể hiện đặc trưng các giai đoạn lịch sử, quá trình hình thành, phát triền và tồn tại, có nghệ thuật kiến trúc nổi bật gắn liền với các công trình điêu khắc trang trí, hội tụ những giá trị tinh tế, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đến từ nhiều vùng khác nhau. Nghệ thuật trang trí kiến trúc ở đây có thể chia