Thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng - nghiên cứu kinh nghiệm của Tập đoàn Sun Group tại Hạ Long - 13

Áp dụng giá phân tầng bằng cách thu phí cao hơn để được tiếp cận những điểm có nguy cơ cao hơn, hoặc xác định ngưỡng chi tiêu tối thiểu để cho khách vào;

Phí thăm quan được thu cao hơn tại một số điểm du lịch nhất định ở thời điểm nhu cầu đạt đỉnh;

Áp đặt chỉ tiêu hạn mức rõ ràng về số lượng khách tối đa được đến những địa điểm nhất định vào thời điểm cụ thể nào đó.

Sử dụng công nghệ số để kiểm soát đám đông, chẳng hạn các ứng dụng để phân bổ du khách theo khoảng thời gian cụ thể.

Phát triển sản phẩm du lịch thay thế để chuyển hướng và điều tiết du khách ra khỏi những điểm thu hút quen thuộc nhất.

3.2.5. Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ và hạ tầng

Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ và hạ tầng để đảm bảo bền vững ở những điểm đến. Đảm bảo bền vững đòi hỏi vừa phải đầu tư cho hạ tầng, vừa phải xây dựng và thực thi hiệu lực tiêu chuẩn chất lượng. Rõ ràng, năng lực hạ tầng của Việt Nam cần được mở rộng để hỗ trợ cho khối lượng du khách tăng lên - cả về hạ tầng giao thông để tránh ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn, cả về hạ tầng dịch vụ cơ bản như vệ sinh và quản lý chất thải nhằm giảm thiểu tác động ngoại ứng tiêu cực về môi trường.

Đầu tư công cho hạ tầng, nếu được tăng lên, cần phải ưu tiên cho những khu vực du lịch hiện đang gặp áp lực về năng lực đáp ứng, và có thể phần nào sử dụng nguồn tài chính như nguồn thu tách riêng từ thuế tiêu thụ của địa phương đối với các dịch vụ du lịch khác nhau như nhà hàng và lưu trú. Nhưng chất lượng hạ tầng cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn - khu vực tư nhân có nhiều động cơ kết nối với các hệ thống dịch vụ công ích, thay vì tự đưa ra giải pháp của tư nhân, nếu những hệ thống đó đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu của họ. Hơn nữa, tiêu chuẩn của nhà nước cho ngành cũng khiến cho khu vực tư nhân phải chịu trách nhiệm giải trình trong những vấn đề như ô nhiễm và quản lý chất thải, cùng các vấn đề khác. Hướng phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện sinh thái hơn nêu trên cũng có thể làm giảm áp lực về hạ tầng ở những vùng thị trường du lịch đại chúng.


3.2.6. Bảo tồn tài sản văn hóa và môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bảo tồn tài sản văn hóa và môi trường. Nỗ lực bảo tồn hiệu quả đòi hỏi phải kết hợp các biện pháp chính sách, theo dõi và tài chính. Về mặt chính sách, việc xếp hạng những địa điểm văn hóa/thiên nhiên cụ thể cùng những điểm hấp dẫn du khách là điểm bảo tồn hoặc khu vực di sản là biện pháp nền tảng. Tại những điểm đến như Hà Nội, ngày càng có nhiều tòa nhà lịch sử đang bị đập bỏ để nhường chỗ cho nhà cao tầng hiện đại, cần cân nhắc áp dụng những quy định hoặc hướng dẫn chặt chẽ hơn về bảo tồn di sản văn hóa. Các biện pháp theo dõi bao hàm xác định hoặc thành lập các tổ chức và hệ thống để theo dõi những rủi ro lớn cho tài sản văn hóa, xã hội và thiên nhiên ở những điểm đến, đồng thời xác định ra những điểm có áp lực đang tăng lên. Về mặt tài chính, đó là huy động nguồn thu dành riêng cho bảo tồn tài sản, sao cho có đủ nguồn lực để quản lý các điểm di sản và các khu vực được bảo vệ, thực thi hiệu lực đầy đủ các quy định, duy tu bảo dưỡng cả về tài sản và hạ tầng công cộng và các dịch vụ liên quan. Thu phí du khách là cách tiếp cận để đảm bảo nguồn thu dành cho bảo tồn tăng tương ứng với nhu cầu của du khách, qua đó góp phần đảm bảo bền vững. Một phương án nữa trong các gói giải pháp có thể áp dụng là thiết lập quan hệ hợp tác với các quỹ tư nhân hoặc doanh nghiệp để đồng quản lý và đồng tài trợ cho các nỗ lực bảo tồn.

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất.

Thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng - nghiên cứu kinh nghiệm của Tập đoàn Sun Group tại Hạ Long - 13

Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp với Tổng cục Du lịch sẽ ban hành các chiến lược quốc gia ngành du lịch. Đây là định hướng phát triển du lịch cho cả nước trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Đồng thời trình Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm trên cả nước, nhằm đảm bảo tính liên kết khu vực cũng như đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Ngành du lịch cũng cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản lý về phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm thống nhất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Đối với tỉnh Quảng Ninh


Sở Du lịch tỉnh xúc tiến tiếp các hoạt động quảng bá cho du lịch Hạ Long. Giới thiệu những hoạt động du lịch tại Hạ Long đế du khách trong nước cũng như quốc tế. Tổ chức các Hội thảo về phát triển du lịch tỉnh để tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan như UBND, ban quản lý các điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch, v.v. Từ đó có những chính sách phù hợp cho kế hoạch phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh.

HĐND tỉnh cần có quy hoạch phát triển du lịch cho Quảng Ninh: đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch quan trọng, điểm đến hấp dẫn của du lịch quốc gia và quốc tế. Cơ cấu lại phân khúc khách du lịch, trong đó sẽ tập trung tăng lượng khách quốc tế. Đồng thời để kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách, tỉnh cũng tập trung mọi nguồn lực thu hút đầu tư hạ tầng dịch vụ chất lượng cao với quan điểm nhà nước quản lý về cơ chế chính sách, khuyến khích doanh nghiệp vào cuộc đầu tư quản lý, khai thác đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Song song với đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch; từng bước cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, xây dựng văn hóa du lịch địa phương.

UBND các tỉnh cần phối hợp với Sở Du lịch thành phố quản lý tốt luồng khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc này giúp cho khâu thống kê số liệu được thuận tiện hơn. Đồng thời khảo sát được nhu cầu của khách du lịch, là dữ liệu hữu ích cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch có thể nâng cao chất lượng phục vụ, tăng độ hàng lòng của khách hàng. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ cho hoạt động quảng bá du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch; Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương; Tây Âu; Bắc Âu; Bắc Mỹ và Đông Âu...

UBND tỉnh cần đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn


trật tự trị an, vệ sinh môi trường…Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch.

Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh phối hợp với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá và kêu gọi đầu tư vào du lịch. Làm đầu mối tổ chức các hội nghị xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo về du lịch, làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong ngành để mở rộng thị trường.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh, thành phố để quy hoạch tối ưu hạ tầng tại địa bàn, trước khi đầu tư xây dựng. Phát triển cơ sở hạ tầng: hạ tầng cần đồng bộ, để đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách du lịch (đặc biệt là hạ tầng giao thông). Thời gian di chuyển rút ngắn giúp khách du lịch có nhiều thời gian cho nghỉ dưỡng, tận hưởng chuyển đi của mình.

Đối với khu nghỉ dưỡng

Các đơn vị kinh doanh du lịch cần đa dạng hóa sản phẩm do mức độ cạnh tranh ngày càng cao, do vậy để thu hút được khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, thì mỗi đơn vị cần chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Các sản phẩm cần được đổi mới, nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của vùng miền du lịch, tạo được ấn tượng du khách để họ quay trở lại cũng như giới thiệu cho bạn bè, người thân. Đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Các khu nghỉ dưỡng cần luôn cân nhắc chiến lược giá cả phù hợp với các đối thủ cạnh tranh và phù hợp với chính tình hình chất lượng hiện tại đang cung ứng tại đơn vị mình để du khách luôn cảm nhận giá trị mang lại tương xứng với mức tiền chi trả. Cụ thể, một là, áp dụng mức giá đặc biệt hơn so với các khu khác cùng tiêu chuẩn, nhất là vào các thời điểm thấp điểm để thu hút nhiều khách hơn mà tính hài lòng vẫn đảm bảo; hai là, giữ nguyên giá, thậm chí nâng giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh với điều kiện chất lượng dịch vụ luôn cam kết ở mức nổi trội hơn các khu khác. Các khu nghỉ dưỡng cần áp dụng chính sách giá linh hoạt trên các kênh đặt phòng trực tuyến : giảm giá ở những thời điểm công suất thấp để thu hút khách


và nâng giá ở những thời điểm công suất cao hoặc giai đoạn cao điểm để tối đa hóa doanh thu và để bù lại mức giá đã giảm cho giai đoạn thấp điểm. Khách hàng cũng dễ dàng chấp nhận với cách áp dụng giá linh hoạt hiện nay đang áp dụng thông qua các trang trực tuyến như Agoda.com, Booking.com, Expedia.com….

Đào tạo các nhân viên thuộc các bộ phận trực tiếp tiếp xúc khách hàng (Front of the House) các kỹ năng chăm sóc khách hàng, tâm lý khách hàng. Toàn bộ nhân viên trong khu nghỉ dưỡng cần có thói quen mỉm cười, chào khách với phong thái sẵn sàng giúp đỡ bằng sự cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Có chính sách ưu đãi như giảm giá, tặng thêm dịch vụ miễn phí như trái cây đặt phòng, bánh kem, rượu đặt phòng, phiếu Spa giảm giá… đối với những khách quay lại lần hai, khách hàng thường xuyên, khách hàng lưu trú dài ngày, khách hàng có ngày sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới… để tạo cảm nhận quan tâm đặc biệt.


Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hàng tuần, hàng tháng và thường niên nhằm phát hiện và khắc phục các sự cố kịp thời. Thiết lập quy trình kiểm tra các sản phẩm dịch vụ trước khi cung ứng cho khách hàng sử dụng. Các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm về sản phẩm dịch vụ của bộ phận mình trước ban quản lý và đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị luôn trong điều kiện hoàn hảo và sẵn sàng phục vụ. Thực thi chu kỳ đầu tư thay thế hàng năm cho các trang thiết bị với công nghệ mới, chất lượng cao, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tính an toàn và tiện nghi để luôn đáp ứng nhu cầu cao từ các đối tượng lưu trú trong khu nghỉ dưỡng. Thiết lập, bổ sung các tiện ích ứng dụng từ công nghệ thông tin để du khách có thể liên lạc và gửi yêu cầu phục vụ về phòng, về dịch vụ ăn uống… thông qua các thiết bị thông minh mà không cần phải đi đến nhà hàng hay lễ tân. Đầu tư các trang thiết bị hiện tại phù hợp theo mức giá bán ra cho từng loại phòng nghỉ, phù hợp nhu cầu của từng nhóm khách. Cần có bộ phận cảnh quan với tay nghề cao để chăm sóc tối đa môi trường sinh thái xung quanh tạo cảm giác xanh mát, trong lành, dễ chịu và gần gũi thiên nhiên theo đúng tính chất của khu nghỉ dưỡng cao cấp.


Đào tạo nhân viên các kiến thức về sản phẩm, dịch vụ trong khu nghỉ dưỡng (Product Knowledge) để nhân viên nắm rõ các thông tin liên quan như: các hoạt động diễn ra hàng ngày, hàng tuần, sự kiện… cùng với thời gian, địa điểm, giá cả, các lợi ích và điều kiện kèm theo… Đưa vào quy trình bắt buộc các nhân viên bộ phận tiền sảnh, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên giao dịch trực tiếp phải có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin và giải thích rõ ràng cho du khách.


Đặc thù khu nghỉ dưỡng cao cấp có nhiều du khách nước ngoài, nên việc huấn luyện đào tạo các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ là cần thiết và thường xuyên để giúp đội ngũ phục vụ cung cấp thông tin được tốt hơn. Huấn luyện các kỹ năng, thái độ phục vụ của nhân viên các bộ phận và áp dụng các quy định cam kết thực hiện cung ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng; kèm các biện pháp thưởng phạt nhằm khích lệ và chế tài nếu chậm trễ.


KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng-nghiên cứu kinh nghiệm của Tập đoàn Sun Group tại Hạ Long” tác giả rút ra một số kết luận như sau.

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu du lịch lại càng tăng cao, vì du lịch chính là một yếu tố cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó vấn đề phát triển du lịch đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm, vì sự đóng góp của nó vào GDP. Hơn nữa, Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch với 3260km đường bờ biển.

Quảng Ninh đang là một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch. Những năm qua, với việc triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị "về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn"; Nghị quyết 11-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh "Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững", cấp ủy, chính quyền các cấp ở Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về vai trò, hiệu quả phát triển ngành du lịch, Quảng Ninh đã thường xuyên quan tâm đến việc bảo vệ các di tích, di sản gắn với bảo tồn, sưu tầm, phát huy giá trị di sản phi vật thể. Đồng thời, hệ thống cơ sở lưu trú, phương tiện du lịch cũng được các công ty lữ hành, các doanh nghiệp chú trọng đầu tư phát triển theo hướng tiện dụng, phù hợp với nhu cầu của du khách. Các hình thức du lịch tại Hạ Long, Quảng Ninh rất phong phú, và nổi bật lên trong số đó là du lịch nghỉ dưỡng. Nắm bắt được xu hướng đó nên có rất nhiều tập đoàn lớn đang tập trung nguồn lực của mình để đầu tư vào Hạ Long. Tiêu biểu phải kể đến đó là Sun Group với một hệ sinh thái nghỉ dưỡng quy tụ. Sun Group đã phát triển những hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là vào mùa cao điểm.

Du lịch nghỉ dưỡng là hình thức hướng đến những đối tượng có thu nhập cao. Do vậy để thỏa mãn nhu cầu của đối tượng này cần mang đến những trải nghiệm


đẳng cấp. Hệ sinh thái của Sun Group đã làm rất tốt điều này. Từ đơn vị thiết kế, đến đơn vị quản lý vận hành đều là những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Không chỉ cung cấp về cơ sở lưu trú mà còn có những khu vui chơi giải trí cho khách du lịch góp phần kéo dài thời gian lưu trú. Điểm mạnh của Sun Group đó là tính đồng bộ. Không chỉ xây dựng các bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp đơn thuần, mà còn đầu tư vào phát tiển cơ sở hạ tầng (cảng tàu khách quốc tế, sân bay quốc tế Vân Đồn) góp phần nâng tầm cho giá trị của các dự án BĐS. Vì mục đích của Sun không chỉ đón khách du lịch trong nước mà cả quốc tế. Do vậy vấn đề về cơ sở hạ tầng là vấn đề không thể thiếu trong phát triển du lịch.

Và khi khách du lịch đến với Hạ Long ngày càng đông thì sẽ tạo ra hiệu ứng “cơn sốt bất động sản” cho các nhà đầu tư. Bất động sản trở thành một kênh đầu tư uy tín cho những chủ đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi lớn, vì mức cam kết lợi nhuận ổn định mà các BĐS mang lại. Đây chính là tác động ngược chiều của du lịch đến phát triển bất động sản.

Tuy nhiên để mang tính phát triển bền vững dài hạn, không thể thiếu vai trò chỉ đạo của các Bộ, ban, ngành liên quan. Những định hướng từ Tổng Cục du lịch, triển khai về Sở Du lịch đến các cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, sẽ giúp mỗi tỉnh xây dựng phương án thực thi hiệu quả, phù hợp với điều kiện tỉnh mình. UBND tỉnh phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư để có những quy hoạch xây dựng dự án phù hợp với điều kiện từng tỉnh, đồng thời đảm bảo tính liên kết vùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023