Mô Tả Chi Tiết Các Biến Độc Lập Và Các Nghiên Cứu Liên Quan




- Các dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội Dịch vụ xã hội (CPC 933) bao gồm dịch vụ xã hội có chỗ ở (CPC 9331) và Dịch vụ xã hội không có chỗ ở (CPC 9332)

Dịch vụ cam kết cao hơn:

- Dịch vụ nha khoa và khám bệnh (CPC 9312)


6

Dịch vụ du lịch và dịch

vụ liên quan

Dịch vụ mở thêm:

- Dịch vụ công viên giải trí chuyên đề


7


Dịch vụ vận tải

Dịch vụ mở thêm:

- Dịch vụ cho thuê tàu biển kèm thuyền viên (CPC 7213)

- Dịch vụ bảo trì và sửa chữa tàu biển (CPC 8868*)

- Dịch vụ đại lý hàng hải (CPC 7454 *)

- Dịch vụ bảo trì và sửa chữa tàu đường thủy nội địa (CPC 8868 *)

- Dịch vụ đẩy và kéo vận tải đường sắt (CPC 7113)

- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị vận tải đường sắt (CPC 8868)

- Dịch vụ hỗ trợ cho các dịch vụ vận tải đường sắt (CPC 743)

- Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị giao thông đường bộ (CPC 6112 + 8867)

- Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa hàng hải (CPC 741)

- Dịch vụ xếp dỡ đường sắt (CPC 741)

- Dịch vụ môi giới tàu biển Dịch vụ cam kết cao hơn:

- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển, trừ vận tải nội địa (CPC 7212)

- Dịch vụ vận tải đường sắt (hành khách - CPC 7111 và hàng hóa - CPC 7112)

- Dịch vụ vận tải hành khách (CPC 7121+7122) và vận tải hàng hóa (CPC 7123) đường bộ


8

Các dịch vụ khác không bao gồm ở đâu

Dịch vụ mở thêm:

- Dịch vụ giặt là (CPC 97001)

- Dịch vụ giặt khô (CPC 97013)

- Dịch vụ báo chí (CPC 97014)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - 28

(Nguồn: VCCI, 2015a)


Trong Gói cam kết thứ 8 của Việt Nam về dịch vụ Vận tải hàng không


STT

Nội dung

AFAS

WTO


1

Dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không

Việt Nam mở cửa cả 3 Phương thức dịch vụ, không bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán vé tại Việt Nam

Bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán vé tại Việt Nam.


2


Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính

Mở cửa đối với cả 3 Phương thức, không yêu cầu phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.

Yêu cầu phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.


3

Dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hoá vận chuyển

bằng đường hàng không


Cam kết mở cửa hoàn toàn ở 3 phương thức cung cấp dịch vụ


Chưa cam kết


4

Dịch vụ cung cấp bữa ăn trên máy bay

Việt Nam cam kết chỉ duy trì hạn chế vốn góp của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thuộc ASEAN trong liên doanh không quá 49%.


Chưa cam kết

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ VCCI, 2015a và WTO, 2019b)

Phụ lục 10.2: AFAS và EVFTA

STT

Nội dung so sánh

EVFTA

AFAS

1

Nguyên tắc đàm phán

Biểu cam kết đều theo hình thức chọn-cho, tức là tất cả các ngành/lĩnh vực có cam kết mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các gói cam kết, còn trường hợp không đưa vào là không có cam kết gì


2


Phạm vi về phương thức cam kết dịch vụ

Cam kết về dịch vụ trong EVFTA chỉ bao gồm các dịch vụ qua biên giới, được cung cấp theo một trong các hình thức sau:

- Dịch vụ cung cấp từ lãnh thổ của Bên này sang lãnh thổ Bên kia

- Dịch vụ cung cấp tại lãnh thổ của Bên này cho người sử dụng dịch vụ thuộc quốc tịch Bên kia

Trường hợp dịch vụ được cung cấp bởi các hình thức hiện diện thương mại của Bên này tại lãnh thổ Bên kia (doanh nghiệp

đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh…) cho người


Phạm vi cam kết: So với WTO, các Gói cam kết về mở cửa dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định AFAS không bao gồm Phương thức cung cấp dịch vụ 4 – Hiện diện thể nhân, mà chỉ bao gồm 3 phương thúc cung cấp dịch vụ 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới, 2 – Tiêu dùng ở nước ngoài và 3 – Hiện diện thương mại.




tiêu dùng Bên kia, thì được xếp chung vào cam kết về đầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài).



3


Hiệp định EVFTA và CPTPP đều có mức độ mở cửa cao hơn trong WTO đối với một số ngành như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải…

Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.

Dịch vụ viễn thông: Ta chấp nhận mức cam kết tương đương trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, ta cho phép EU được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.

Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên ta bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng đồng ý không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động

nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.


Ngoài ra, ngành dịch vụ Tài chính và Vận tải hàng không cũng được đàm phán riêng, không năm trong các gói cam kết chung.


4


Dịch vụ tài chính

Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.


Việt Nam chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài năm giữ lên đến 30% vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.


5


Vận tải

đường biển

Dịch vụ vận tải hành khách (trừ vận tải nội địa): các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 70% vốn pháp

định của liên doanh.

Dịch vụ vận tải hành khách (trừ vận tải nội địa): phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.




Dịch vụ đại lý hàng hải cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài không vượt quá 49%

Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu thuỷ: Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% tổng vốn pháp định.

Với dịch vụ nạo vét, cho phép doanh nghiệp EU lập liên doanh tới 51% để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Dịch vụ đại lý hàng hải: Mở cửa hoàn toàn cả 3 phương thức.

Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu thuỷ: Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 70% tổng vốn pháp định.

Không có cam kết về dịch vụ nạo vét


6


Vận tải

đường thuỷ nội địa


Không có cam kết về dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa

- Đối với dịch vụ vận tải hành khách và dịch vụ vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% tổng vốn pháp định.

- Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu thuỷ: Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước

ngoài không được vượt quá 51% tổng vốn pháp định.


7


Dịch vụ vận tải hàng không

Dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không: Các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam nhưng phải thông qua văn phòng bán vé của mình hoặc các đại lý tại Việt Nam.

Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính: Phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.

Đối với dịch vụ mặt đất ở sân bay, cam kết sau 05 năm kể từ khi Việt Nam mở cửa cho khu vực tư nhân sẽ cho phép các doanh nghiệp EU lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó vốn của phía nước ngoài không quá 49%, để đấu thầu cung cấp dịch vụ

này. 03 năm sau đó, hạn chế vốn nước ngoài sẽ là 51%.

Dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận tải hàng không: Việt Nam mở cửa cả 3 Phương thức dịch vụ, không bắt buộc phải có đại lý hoặc văn phòng bán vé tại Việt Nam

Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính: Không yêu cầu phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.

Dịch vụ mặt đất ở sân bay: Không có cam kết

Dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không: Cam kết mở cửa hoàn toàn ở 3 phương

thức cung cấp dịch vụ.




Dịch vụ cho thuê máy bay kèm/không kèm đội bay, dịch vụ giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không: Không cam kết.



8


Dịch vụ vận tải đường sắt

Dịch vụ vận tải hành khách: Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định.

Dịch vụ vận tải hàng hoá: Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định.

Không nhắc đến các cam kết về dịch vụ đẩy kéo, dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tàu hoả, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường sắt

Dịch vụ vận tải hành khách: Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 70% vốn pháp định.

Dịch vụ vận tải hàng hoá: Mở cửa hoàn toàn cả 3 phương thức

Đối với dịch vụ đẩy kéo, dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tàu hoả, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường sắt: Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 70% vốn pháp định.


9


Dịch vụ bất động sản


Không nhắc đến các cam kết về dịch vụ bất động sản

Mở cửa hoàn toàn cả 3 phương thức đối với các dịch vụ bất động sản: sở hữu hoặc cho thuê bất động sản nhà ở, dịch vụ cho thuê hoặc cho thuê liên quan đến tài sản không phải để ở sở hữu hoặc cho thuê, quản lý bất động sản nhà ở, dịch vụ thu phí hoặc hợp

đồng, dịch vụ quản lý bất động sản phi nhà ở thu phí hoặc hợp đồng

10

Các dịch vụ khác

Không nhắc đến các dịch vụ: thu gom giặt là, giặt khô, là ủi

Mở cửa hoàn toàn cả 3 phương thức đối với các dịch vụ: thu gom giặt là, giặt khô, là ủi

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ VCCI, 2015a và VCCI, 2020)


Phụ lục 10.3: AFAS và CPTPP


STT

Nội dung so sánh

AFAS

CPTPP


1


Nguyên tắc đàm phán

Biểu cam kết đều theo hình thức chọn- cho, tức là tất cả các ngành/lĩnh vực có cam kết mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các gói cam kết, còn trường hợp

không đưa vào là không có cam kết gì.


Chỉ được hạn chế như trong biểu cam kết, không nêu là không hạn chế.


2


Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (CPC 881)


Không đề cập

Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp ngoại trừ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, một liên doanh hoặc mua cổ phần của một doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, vốn góp của bên nước ngoài không được vượt quá 51%.


3


Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao – Trò chơi điện tử (CPC 964**)


Phần vốn góp của phía nước ngoài không quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

Sau không quá 02 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ cho phép đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 51% trong dịch vụ trò chơi điện tử cung cấp qua mạng internet. Sau 05 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ bỏ hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài đối với các nhà cung cấp dịch vụ này.


4

Dịch vụ vận tải biển - Vận tải hành hoá, trừ vận tải nội địa (CPC

7212)

Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép liên doanh với nước ngoài góp vốn không quá 70% tổng vốn pháp định.


Phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%.


5

Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa

- Vận tải hành khách (CPC 7221)

- Vận tải hàng hoá (CPC 7222)

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ vận tải thủy nội địa ngoại thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 51%.


Phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%.


6

Dịch vụ vận tải đường sắt

- Vận tải hành khách (CPC 7111)

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được cung

cấp dịch vụ vận tải thủy nội địa ngoại thông qua liên doanh với đối tác Việt

Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải hàng khách đường sắt.




Nam hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 70%.



7

Dịch vụ vận tải đường sắt

- Vận tải hàng hoá (CPC 7112)


Không đề cập

Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt ngoại trừ thông qua một liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của

bên nước ngoài không vượt quá 49%.


8

Công nghiệp chế tạo máy bay (ISIC 353)

Chế tạo thiết bị chạy trên đường xe lửa, thiết bị thay thế, toa tàu và xe ô tô chở khách


Không đề cập

Không được đầu tư nước ngoài vào hoạt động chế tạo thiết bị chạy trên đường xe lửa, thiết bị thay thế, toa tàu và xe ô tô chở khách ngoại trừ thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%.


9


Dịch vụ hệ thống an ninh


Không đề cập

Không được đầu tư nước ngoài ngoại trừ thông qua một liên

doanh hoặc mua cổ phần của một Doanh nghiệp Việt Nam với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%.


10

Dịch vụ giáo dục tiểu học (CPC 921)

Dịch vụ giáo dục trung học (CPC 922)


Không có rào cản

Cơ sở giáo dục phổ thông được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam, nhưng số học sinh Việt Nam ở trường tiểu học và trung học cơ sở không quá 10% tổng số học sinh của trường, ở trường trung học phổ thông không quá 20% tổng số học sinh của trường.


11


Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp (CPC 881)


Không đề cập

Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp ngoại trừ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, một liên doanh hoặc mua cổ phần của một doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, vốn góp của

bên nước ngoài không được vượt quá 51%.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ VCCI, 2015a và VCCI, 2019)


PHỤ LỤC 11: MÔ TẢ CHI TIẾT CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

INF – tỷ lệ lạm phát hàng năm được sử dụng để biểu thị sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Đây là yếu tố cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ vào nước sở tại. Bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn đến các chi phí cao hơn cho doanh nghiệp và làm sai lệch đánh giá của nhà đầu tư về lợi nhuận trong tương lai. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng tỷ lệ lạm phát như một thước đo thích hợp cho mức độ ổn định kinh tế do giữa tỷ lệ lạm phát cao và bất ổn kinh tế có mối tương quan chặt chẽ. Asiedu (2006) chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát cao trùng khớp với dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nghiên cứu của Kolstad và Villanger (2004), Kafait (2018), Kaliappan và cộng sự (2015), Abdul và cộng sự (2018) lại cho thấy yếu tố lạm phát không ảnh hưởng đến dòng vốn FDI này. Biến này được kỳ vọng sẽ có tác động ngược chiều đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam.

EXR – Tỷ giá bình quân năm giữa nước đầu tư và Việt Nam được sử dụng để biểu thị tỷ giá hối đoái (tính theo logarit). Tỷ giá của 2 nước được quy đổi chéo theo tỷ giá với USD. Tỷ giá hối đoái FDI thực tế yếu có thể làm gia tăng FDI theo chiều dọc do các doanh nghiệp tận dụng lợi thế của mức giá tương đối thấp ở thị trường nước chủ nhà để mua cơ sở vật chất và nguyên vật liệu, hoặc tăng lợi nhuận từ hàng hoá được gửi đến thị trường thứ ba nếu hoạt động sản xuất của họ phục vụ tái xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái là biến số kinh tế vĩ mô phức tạp và gây tranh cãi nhất về hướng tác động của nó trong các lý thuyết về FDI. Đối với FDI ngành dịch vụ, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với FDI cũng chưa có sự thống nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm: Walsh & Yu (2010), Abdul và cộng sự (2018) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều; trong khi các nghiên cứu của Kaliappan và cộng sự (2015), Kafait (2018) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều. Biến này được kỳ vọng sẽ có tác động cùng chiều đến dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ từ ASEAN vào Việt Nam.

FDIX – Chỉ số phát triển tài chính được sử dụng làm thước đo cho yếu tố Phát triển tài chính. Sự phát triển tài chính là một trong những chỉ số phát triển quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI. Phát triển tài chính hỗ trợ việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào sự

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí