Thống kê doanh nghiệp - 2

Thông tin nội bộ là thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp phải tự tổ chức thu thập lấy.

1.5.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp

Để có thông tin phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp người ta có thể thu thập từ 2 nguồn thông tin:

- Nguồn thông tin mà doanh nghiệp phải tự tổ chức thu thập:

+ Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong quá trình quản lý mà doanh nghiệp tự tổ chức thu thập thông tin.

+ Nếu là thông tin trong phạm vi doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể tổ chức ghi chép ban đầu để có thông tin hoặc tổ chức điều tra thống kê (điều tra toàn bộ hoặc điều tra không toàn bộ).

+ Thông tin ngoài phạm vi doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải tổ chức điều tra thống kê hoặc mua lại thông tin của các cơ quan có liên quan.

- Nguồn thông tin sẵn có:

Đó là thông tin được loan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: radio, truyền hình, sách báo, niêm giám thống kê, thị trường chứng khoán, thông tin quảng cáo, hội chợ...

Những thông tin này rất có ích khi hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

1.6. Tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp

Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạng, trên nhiều lĩnh vực. Vì thế việc thực hiện công tác thống kê của doanh nghiệp đòi hỏi cũng có nhiều đổi mới. Một mặt thống kê doanh nghiệp thu thập các thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không còn chuyên môn hóa sâu như trước đây nữa mà ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn. Doanh nghiệp có thể vừa sản xuất, vừa mua và bán sản phẩm. Mặt khác, doanh nghiệp phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo luật thống kê liên quan đến nhiều ngành kinh tế quốc dân. Vì thế, tổng cục Thống kê ban hành chế độ báo cáo chung cho các doanh nghiệp, cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thu thập các thông tin liên quan đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp: biến động lượng cung, giá cả, diễn biến của các thị trường đầu vào ở trong và ngoài nước.

- Thu thập các thông tin thống kê phản ánh tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở này doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, dự trữ... để đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

- Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển nhu cầu thị trường để có chủ trương sản xuất đối với từng mặt hàng.

Thu thập thông tin liên quan đến chi phí sản xuất, giá thành, giá cả, mẫu mã, chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời gian tới.

- Phân tích các thông tin đã thu thập được làm cơ sở cho việ lựa chọn giải pháp nhằm củng cố và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Căn cứ vào các thông tin đã xử lý, thống kê tiến hành dự báo nhu cầu và khả năng phát triển của doanh nghiệp để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.

- Thường xuyên lập báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của địa phương, ngành chủ quản, ngân hàng, thống kê...

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Hoạt động thống kê là gì? Vai trò của thống kê trong quản lý kinh tế.

2. Doanh nghiệp là gì? Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp là gì?

3. Thông tin thống kê trong doanh nghiệp là gì? Nhiệm vụ công tác thông tin trong thống kê.

4. Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp.

5. Trình bày hệ thống tổ chức thông tin trong doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

2.1. Một số khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.1. Khái niệm

2.1.1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Khái niệm

Từ năm 1992 trở về trước, Việt Nam đã vận dụng hệ thống Bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS) hình thành phương pháp luận tính chỉ tiêu sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân… trên cơ sở đó lập bảng cân đối tổng hợp. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thuộc hệ thống MPS: Trong toàn bộ hoạt động của nền kinh tế phân chia thành 2 khu vực: Khu vực sản xuất vật chất và khu vực sản xuất không vật chất. Chỉ có lao động trong khu vực sản xuất mới trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, hay nói cách khác, sản xuất là các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, còn khu vực không sản xuất không tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải xã hội mà chỉ tiêu dùng của cải xã hội đó. Thu nhập của các thành viên trong khu vực không sản xuất là do quá trình phân phối lại thu nhập đã tạo ra từ khu vực sản xuất.

Từ năm 1992 trở lại đây, Việt Nam đã vận dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thuộc hệ thống này, sản xuất là mọi hoạt động của con người với tư cách là một cá nhân hay tổ chức bằng năng lực quản lý của mình, cùng với các yếu tố tài nguyên, đất đai và vốn, sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích và có hiệu quả, nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của đời sống sinh hoạt hộ gia đình dân cư, xã hội, tích lũy tài sản để mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài.

Trong các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất, dịch vụ mà mình có nhu cầu. Những hoạt động này sang tạo ra sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh.

Phân biệt hoạt động tự cấp, tự túc với hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị là điều kiện cần thiết đảm bảo độ chính xác của các thông tin thống kê.

Giống nhau: Đều sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước của người sản xuất.

Khác nhau:

Bảng 2.1: So sánh các hoại hình hoạt động sản xuất


Sản xuất tự cấp, tự túc

Sản xuất kinh doanh

- Mục đích sản xuất thỏa mãn nhu cầu

- Mục đích là thu lợi nhuận tối đa

của người sản xuất


- Quy mô sản xuất nhỏ.

- Quy mô sản xuất tùy thuộc vào nhu


cầu thị trường và năng lực sản xuất của


doanh nghiệp.

- Không cần so sánh về chất lượng, mẫu

- Luôn quan tâm đến so sánh chất

mã, hình thức

lượng, mẫu mã với các doanh nghiệp


khác

- Không cần được xã hội thừa nhận

- Phải được xã hội thừa nhận

- Không cần hạch toán kinh tế

- Luôn tiến hành hạch toán kinh tế

- Không cần quan tâm đến thông tin giá

- Luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị

cả thị trường

trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Thống kê doanh nghiệp - 2

Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu. Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền và tạo ra hiệu quả kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế đòi hỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh. Đồng thời các hoạt động này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả các chính sách tiếp thị, khuyến mãi.v.v,. . và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, v.v. Do vậy khi thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần hiểu rò ý nghĩa, nhiệm vụ, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, và phải thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng, không tự sản xuất được hoặc không đủ điều kiện để tự sản xuất những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng, hoạt động này

sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu kiếm lời.

b. Đặc điểm

- Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của hoạt động kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.

- Hoạt động kinh doanh phải hạch toán được chi phí sản xuất, kết quả sản xuất và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh.

- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được, đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường. Người chủ sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.

- Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật công nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.

- Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.

2.1.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do lao động sản xuất của doanh nghiệp làm ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định cho loại sản phẩm đó.

- Đáp ứng được một yêu cầu cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng.

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và doanh nghiệp.

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội.

2.1.2. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:

- Thành phẩm: thành phẩm là sản phẩm vật chất trải qua toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất của doanh nghiệp; đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệp đó đề ra; đã tiến hành kiểm tra chất lượng và đã và đang làm thủ tục nhập kho (trừ một số loại sản phẩm có quy định riêng không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm và không phải làm thủ tục nhập kho: sản xuất điện năng, sản xuất nước sạch...). Với sản phẩm dịch vụ thì không có những đặc điểm trên. Sản phẩm dịch vụ có đặc điểm là: sản xuất với tiêu dùng xảy ra đồng thời nên không có sản phẩm lưu kho; nơi sản xuất là nơi tiêu dùng; quá trình sản xuất cũng là quá trình hưởng thụ sản phẩm.

Theo quy định không tính vào thành phẩm những sản phẩm sau:

+ Sản phẩm mua vào với mục đích bán ra mà không phải qua bất kỳ một chế biến gì thêm của doanh nghiệp.

+ Sản phẩm thuê doanh nghiệp khác gia công, chế biến, khi chuyển về doanh nghiệp không phải chế biến gì thêm.

+ Những sản phẩm chưa xong thủ tục nhập kho (đối với sản phẩm ngành công nghiệp).

+ Sản phẩm có khuyết tật không đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng chưa được sửa chữa lại.

- Bán thành phẩm: là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu trong các công đoạn sản xuất của doanh nghiệp nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng. Bán thành phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng của các giai đoạn công nghệ đã qua chế biến có thể đem tiêu thụ được, trường hợp này được coi như sản phẩm hoàn thành. Bán thành phẩm có thể tiếp tục chế biến ở các giai đoạn công nghệ tiếp theo để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh của doanh nghiệp. Bộ phận bán thành phẩm tiếp tục chế biến coi là sản phẩm chưa hoàn thành của doanh nghiệp.

- Tại chế phẩm: là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang được chế biến ở một khâu nào đó. Nó không đem đi tiêu thụ được.

- Sản phẩm sản xuất dở dang: là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang được chế biến ở một khâu nào đó. Nó không đem tiêu thu được.

- Sản phẩm chính: là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất.

- Sản phẩm phụ: là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất.

- Hoạt động sản xuất chính: là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất của một đơn vị sản xuất.

- Hoạt động sản xuất phụ: là các hoạt động của một đơn vị sản xuất được thực hiện nhằm tận dụng các yếu tố dôi thừa của hoạt động chính để sản xuất ra các sản phẩm phụ nhưng giá trị gia tăng của nó phải nhỏ hơn giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chính.

- Hoạt động sản xuất hỗ trợ: là các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để tự thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất chính hoặc sản xuất phụ của doanh nghiệp. Nó không phục vụ cho bên ngoài doanh nghiệp.

2.1.3. Ðơn vị đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.3.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm vật chất

- Đơn vị hiện vật, hiện vật kép là đơn vị đo lường thích hợp với đặc điểm vật lý, tự nhiên của các sản phẩm.

Ví dụ: Đơn vị hiện vật thông thường như mét, kg, lít, chiếc, cái,… Đơn vị hiện vật kép Kw/h, tấn/giờ,...

- Đơn vị giá trị: Để tính kết quả sản xuất theo đơn vị giá trị, phải dựa trên cơ sở giá cả của sản phẩm tính theo một đồng tiền của một quốc gia cụ thể.

Ví dụ: đồng ngân hàng việt nam, đồng đôla Mỹ, .v.v..

Giá của sản phẩm trong tính toán có nhiều loại: giá so sánh (giá cố định) dùng trong nghiên cứu kinh tế, thống kê, giá hiện thành (thực tế) dùng trong thanh toán, giá cơ bản (xuất xưởng) là giá sản xuất chưa cộng thuế, chi phí bán hàng; giá bán buôn; giá bán lẻ (sử dụng cuối cùng).

Mỗi mức giá được sử dụng để tính cho một chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể.

2.1.3.2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ

- Đơn vị hiện vật: căn cứ theo thang đo định danh đơn giản, kết quả kinh doanh dịch vụ được tính theo số lần, số vụ, số ca, số người được phục vụ.

- Đơn vị giá trị: Vì không có giá nhất định nên khi tính bằng tiền phải theo giá mà bên thuê sẽ nhận phục vụ đã thỏa thuận theo mỗi ca, mỗi vụ cụ thể.

Đối với kết quả kinh doanh của các ngành vận tải, bưu điện...tính theo bảng giá công bố trong thời kỳ báo cáo.

2.1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.4.1. Ý nghĩa

Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trong những điều kiện như thế nào cũng có những tiềm ẩn, những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện. Do đó, thông qua thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh,

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí