Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 10


đắp cho tâm hồn nhà thơ những lớp phù sa màu mỡ để ông có những cái nhìn soi chiếu về cuộc đời, nhân tình thế thái.

Nếu Hát với sông Năng là tình cảm nồng nàn với quê hương thì Đêm bên dòng sông yên lặng lại trầm tĩnh hơn và tư duy ở tầng sâu hơn. Thơ viết về quê hương của Dương Thuấn dày đặc những hình ảnh núi non, lễ hội, mùa màng, hiếu hỉ, những phong tục tập quán của người Tày, những trăn trở của người dân lao động miền núi, những hồi ức về tuổi thơ, về con người xứ Mây của chính nhà thơ. Phải chăng Dương Thuấn chủ định xâu chuỗi tất cả những nỗi niềm thương nhớ quê hương ấy trở thành một dòng sông yên tĩnh. “Dòng sông yên lặng” trở thành dòng sông tư tưởng, một ẩn dụ trữ tình cho tình yêu quê hương. Dòng sông làm lắng dịu lại những xô bồ của cuộc đời mà tác giả đã trải qua. Trở về bên dòng sông là để nhà thơ gột rửa, thanh lọc lại tâm hồn sau bao bụi đường đời. Nhìn vào những lần có hình ảnh sông trong thơ Dương Thuấn ta có thể thấy nó giống một dòng sông trong tiềm thức của tác giả với dáng dấp của nàng thơ nhưng lại gợi rất nhiều cảm hứng triết luận. Nhà thơ đã từng đối thoại với sông bằng nhiều cách thức: hỏi sông, hát với sông, nhớ sông…Mà mỗi lần như thế lại là một dịp giãi bày, tự vấn. Hát với sông Năng nhưng sông đã trở thành“em”, thành kỉ niệm lặn vào “tôi” rồi lại cồn cào than thở. Rồi có lúc nằm bên sông lại thấy sông yên lặng quá, trầm tĩnh và đáng sợ quá.

Tôi và em yêu nhau rồi xa quê

Bây giờ mỗi đêm nằm lại nghe tiếng sóng

Tiếng thác reo chui vào trong chăn thành giấc mơ… (Hát với sông Năng)

Đêm nay nằm bên sông yên lặng

Không tiếng thác gầm như sông quê hương Tôi ngẩng đầu nhìn sao, đếm: một, hai, ba… Oan hồn trên kia, đầy trời không thể đếm…

(Đêm bên sông yên lặng)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Không phải hồn vía đã làm cho sông thiêng mà chính trái tim mình đập thay những nhịp sóng, tiếng thác tạo nên dòng sông của đời người ! Không vẽ sông bằng hình ảnh, bằng âm thanh, bằng hồn vía (Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò - Sông lấp, Trần Tế Xương) mà tạo sông bằng nhịp đập trái tim. Có thể đó là một sự đổi mới của Dương Thuấn chăng?

Ở trên núi là nhân chứng của quê hương khi tiễn biệt nhà thơ ra đi đến đây nước lại là hình ảnh quê hương mà ông nghĩ tới đầu tiên khi trở về (cả khi trở về trong tâm tưởng và ngoài đời thực). Sông núi trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đọc bởi nó không đơn thuần là những biểu tượng đẹp mà là một cấu tứ khá thú vị trong lối thơ của các giả này. Núi sông không những gắn bó với tuổi thơ của một người, với tuổi tác của một cộng đồng mà đã nhanh chóng chuyển hoá thành hai nhân vật trữ tình luôn được nhắc đến. Hình ảnh núi và nước đã trở thành vòng tay mẹ chở che, vỗ về cho đứa con của quê hương: “Núi và sông mang tính khái quát cao hợp thành hình ảnh Đất Nước trọn vẹn ấm áp nghĩa tình”[52]. Ngoài ra, núi còn tượng trưng cho sức mạnh mẽ, hiên ngang trong tính cách của người miền núi còn sông là thể hiện cho sự mềm mại, hiền hòa, lắng đọng trong tâm hồn con người. Núi và sông tạo thành cặp đôi hình ảnh tượng trưng cho hai nét tính cách, tình cảm của nhà thơ nói riêng và đồng bào ông nói chung.

Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 10

3.2.4 Nước

Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “những ý nghĩa tượng trưng của nước có thể quy về quy về ba chủ đề chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh”[9]. So với “sông”, “nước” rộng lớn hơn bao gồm mọi dòng chảy như sông suối, thác, hồ, biển vì thế mà nước có ý nghĩa khái quát hơn sông. Ở trên, chúng tôi mới chỉ trình bày “sông” với ý nghĩa biểu tượng cho hình ảnh quê hương, có vai trò như người bạn tâm tình của tác giả. Ở đây, chúng tôi sẽ nghiên cứu nước đặt trong sự đối sánh với “nước” trong quan niệm truyền


thống của dân tộc Tày để tìm hiểu có hay không sự kế thừa và sáng tạo biểu tượng trong thơ Dương Thuấn.

Đối với những cư dân miền núi, những con người quen nếp sống dựa vào thiên nhiên, nước càng trở nên thiêng liêng bởi nước cũng là sự sống. Đọc thơ ca dân gian của các dân tộc ít người Việt Nam, chúng ta càng thấm thía sức ám ảnh của biểu tượng nước trong tâm thức dân gian. Dù là ở dân tộc nào, Tày hay Mường hay Giáy, nước cũng là biểu trưng cho một giá trị, một quyền năng trong đời sống con người. Sự đồng điệu trong cách cảm, cách nghĩ này cho thấy nước là biểu tượng lớn của văn hoá dân gian các dân tộc ít người.

Những câu ca dao dân gian của người Tày thường mượn biểu tượng nước mà định giá tình cảm:

- Thương nhau đựng sọt nước vơi

Không thương nước đựng cong rồi cũng khô.

- Thương nhau nước đựng vào sàng

Không thương nước đựng trong cang còn rò.

(Ca dao tình yêu Tày, tr.652)

Đặc tính về sự trôi chảy liên tục của nước khiến người ta thường liên tưởng đến dòng đời, đến số phận. Trong những câu ca dao của người dân tộc thiểu số, nước cũng xuất hiện với ý nghĩa là sự ám ảnh về số phận, về định mệnh. Trong nỗi thương yêu da diết, người tình nhân không khỏi có lúc ngờ vực, nghi ngại về số phận tình yêu về sau này. Lúc ấy, biểu tượng nước xuất hiện một cách thật tự nhiên, giúp nhân vật trữ tình bày tỏ lòng mình trọn vẹn nhất:

Ta hẹn gặp đôi lúc Biết đâu về sau này

Nước mỗi sông khác chảy Khác lờ lại khác bẫy.

(Tùy em, Giáy, tr.480)


Kế thừa ý nghĩa nước biểu tượng cho số phận chảy trôi, biến thiên của số phận con người giữa dòng đời, nhà thơ Dương Thuấn khai thác hình ảnh “nước máng” để - một hình ảnh rất đặc trưng của cuộc sống vùng cao để khắc sâu nỗi nhớ thương đau đáu trong tâm hồn người phụ nữ giữa cái bình thản chảy trôi của số phận:

Ngày cưới

Anh đánh giặc ở chiến trường Nam Bộ Tôi rất bé cũng đóng làm chú rể

Trèo non đi đón chị về Đêm đó tôi nghe

Chị nấc

Đêm đó chị nghe

Nước máng đầu nhà rơi lắc rắc…

(Một ngày một đêm)

Nước máng đầu nhà rơi lắc rắc hay là thời gian cứ thờ ơ nhỏ giọt, hay là đời sống cứ chậm rãi đi theo cái mạch tự nhiên, như thể đứng ngoài mong mỏi của con người. Số phận của người phụ nữ trong bài thơ cũng như dòng nước kia, chỉ chảy trôi ơ hờ bằng lối riêng của nó, bất chấp nỗi lòng của một người đang chờ đợi trong khắc khoải.

Nếu trong quan niệm truyền thông dân tộc thiểu số, nước có vai trò là một quyền năng và họ sùng bái nước thì Dương Thuấn lại khai thác khá sâu ý nghĩa nước là nguồn cội. Nhà thơ Dương Thuấn đã lấy nước làm hình tượng chủ đạo xuyên suốt bài thơ Theo nước đi:

Người làm nương ăn theo lửa Người làm đồng ăn theo nước Sinh ra tắm nước thơm

Mới là con của mẹ


Lớn lên tắm nước sông Mới thành người của làng Đóng tàu đi ra bể

Tắm giữa đại dương

Mới thành người của muôn nơi

Viết về những người làm đồng mà thật ra chính là đang viết về dân tộc Việt Nam – dân tộc quen sống bằng nghề trồng lúa nước. Như thế cũng có nghĩa là nhà thơ đã đem hồn thơ cá biệt của người Tày mà viết nên những vần thơ chung cho đại đồng dân tộc Việt Nam. Nước trở thành biểu tượng cho mọi sự khởi nguyên: để thành con của mẹ, thành người của làng, thành người của muôn nơi, con người đều phải trải nghiệm cùng với nước.

"Mệnh" thuỷ chảy trong tâm thức mỗi con người theo cái nguyên lí: suối – sông - biển. Tình quê hương, tình đất nước, tình nhân loại cũng lớn lên theo bước tiến đó. Người mẹ nuôi dạy con khôn lớn, cứng cỏi như cách người ta hạ thuỷ những chiến thuyền: Mẹ đẩy con xuống thác/ Con đi… Để rồi có người đàn ông trở về từ biển lớn cuộc đời lại đắm mình với dòng mạch nhỏ: Cái rãnh nhà bé nhỏ/Bước ngàn lần không qua. Có lẽ vì ông biết "đắm" mình ở cái rãnh nhỏ cội nguồn ấy mà không "bị" đắm chìm giữa biển cả cuộc đời.

3.2.5 Trăng

Xưa nay trăng vốn là bạn của thi nhân, là kẻ đồng hành của thi nhân:“Chè tiên, nước ghín nguyệt đeo về” (Nguyễn Trãi), “Một trăng, một bóng, một người hóa ba” (Nguyễn Huy Tự). Trăng là người chứng giám “Vầng trăng vằng vặc giữa trời. Đinh ninh hai mặt một lời song song” (Nguyễn Du). Có khi trăng là kẻ thóc mách “Gương nga chênh chếch dòm song” (Nguyễn Du) “Song thưa để lọt ánh trăng vào” (Nguyễn Khuyến). Bị chi phối bởi quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” và quy phạm gò bó của thơ Đường


đã làm cho hình tượng vầng trăng trong thơ cổ ít đa diện hơn thơ mới 1932- 1945 và thơ ca hiện đại.

Đến thế hệ nhà thơ mới nhờ tưởng tượng phong phú, cảm xúc mạnh mẽ đã làm thức nhọn giác quan chính vì vậy, nên trăng còn được mã hóa thành biểu tượng của cảm giác cô đơn tràn ngập “Sao vàng lẻ một, trăng riêng chiếc. Trăng ngà lặng lẽ buông như tuyết. Trong suốt không gian tịch mịch đời” (Xuân Diệu - Buồn trăng). Có thể nói trong phong trào thơ Mới nói riêng và cả nền văn học nước ta nói chung thì người bị “trăng” ám ảnh nhiều nhất phải kể đến Hàn Mặc Tử. Với lối thơ kinh dị lạ thường, đặc biệt trong tất cả các tập thơ của Hàn Mặc Tử đều chủ yếu nói về Trăng. Trăng như một người bạn có linh hồn biết cười, biết khóc, biết gào thét, đôi khi lại như là người tình trong mộng. Con người ta có thể say rượu, say hoa, say đàn, say thuốc phiện, chưa thấy mấy ai say trăng như Hàn Mặc Tử. Trăng trở thành người bạn tâm giao. Chưa ai thèm trăng, khát trăng như ông. Chưa bao giờ người ta thấy trong một tập thơ mà tràn ngập cả ánh trăng như trong thơ Hàn Mặc Tử: trăng đẹp, trăng lung linh, trăng huyền ảo cũng có, mà trăng điên, trăng hủi cũng không ít.

Thơ ca Cách mạng sau này cũng ghi nhận hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong các sáng tác, đặc biệt là thơ Hồ Chí Minh. Khác với ánh trăng cô đơn, đau đớn trong thơ Mới, trăng trong thơ Hồ Chí Minh là người bạn của chiến sĩ cách mạng, của thi nhân; nhà thơ mượn trăng để giãi bày tâm trạng, chia sẻ nỗi niềm. Trăng trong Nhật ký trong tù của Bác là biểu hiện của khát khao vươn tới tự do bay khắp nhân gian để tỏa sáng. Trăng như là hình ảnh lý tưởng để chiến sĩ cách mạng vươn tới: Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn (Giải đi sớm), Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh (Đêm lạnh), Trăng trên trời lướt giữa làn mây (Đêm thu). Sau này khi trở về nước hoạt động Cách mạng, trăng trở thành người bạn tri kỉ, tâm giao của thi nhân: Rằm xuân lồng


lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân/ Giữa dòng bàn bạc việc quân/Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền (Rằm tháng giêng), Trăng vào cửa sổ đòi thơ/ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau (Tin thắng trận), Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa (Cảnh khuya).

Trăng đã là đối tượng của thi ca ngàn đời vì vậy mà hiếm có nhà thơ nào khi sáng tác lên tới hàng trăm bài lại không có bài nào viết về trăng. Khảo sát trong các tập thơ của Dương Thuấn, chúng tôi thấy tần số xuất hiện hình ảnh trăng: 6/36 bài trong tập thơ Cuỡi ngựa đi săn; 12/71 bài trong tập Ðêm bên sông yên lặng, 11/52 bài trong tập Hát với sông Năng và 10/33 bài trong tập Ði tìm bóng núi. Dương Thuấn say sưa viết về trăng không kém say sưa viết về sông, về núi. Dù sinh sống ở thành phố đã lâu, Dương Thuấn vẫn luôn luôn ý thức “ta là chàng trai của núi” và luôn khao khát được về thăm quê “mai ta về lại núi”. Nhà phê bình Uông Thái Biểu đã từng nhận xét về Dương Thuấn: “Anh chỉ muốn rút ruột cho đồng loại hiểu mình, hiểu một chàng trai về phố chẳng quên trăng, về đồng bằng không quên núi”[44]. Nếu như ở phố phường, trăng bị che mờ bởi nhà cao tầng và ánh điện thì ở thành phố hình ảnh trăng đã trở thành ngọn đèn soi sáng, là người bạn thiên nhiên gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của dân bản.

Trong thơ Dương Thuấn, hình ảnh trăng không đơn thuần được miêu tả là một sự vật của thiên nhiên – vô tri, vô giác mà Dương Thuấn luôn để trăng hiện lên sinh động, nhiều dáng vẻ. Nhà thơ nhân hóa trăng, cấp cho trăng hành động, trạng thái biểu cảm như con người: trăng say, trăng mến thương (Nàng ơi uống rượu), trăng chạy (Giấc mơ), trăng chếnh choáng (Khúc hát người cao nguyên), Trăng đi ùm xòa/ Trăng đi ngoai ngoải/ Trăng bò xuống ngọn câu kêu sà sã (Trăng khuya). Cách nói “trăng say”, “trăng chếnh choáng”, “trăng kêu”, “trăng ướt đầm đìa” (Buổi chiều thành phố) là một sáng


tác độc đáo của Dương Thuấn. Có lẽ chỉ có người sinh ra ở núi, lớn lên ở núi, đi hết trăm con suối, trăm núi đồi phải thức đêm cùng trăng, ngắm trăng trong men say tiếng hát những đêm lượn cọi hay những tiệc rượu cần mới bắt được hình ảnh đặc sắc như vậy. Trăng đã trở thành người bạn tri âm tri kỉ của nhà thơ, cùng mang một biểu cảm, trạng thái tâm lí giống như thi nhân.

Yêu trăng, mến trăng Dương Thuấn đã biến trăng của thiên nhiên thành trăng tượng trưng cho vẻ đẹp – vẻ đẹp của người phụ nữ:

- Em đẹp như trăng rằm tỏa sáng Một đoàn người đón rước em sang

(Làm dâu)

- Ánh trăng đêm sáng nhất trên trời cao Được ví như khuôn mặt tròn của em

(Em – trăng – hoa) Không giống như chàng Đam San đi bắt nữ thần mặt trời, Dương Thuấn đi tìm cho mình một nữ thần mặt trăng - tỏa sáng dịu dàng. So sánh vẻ đẹp người phụ nữ với ánh trăng, Dương Thuấn muốn đưa cả hai vẻ đẹp đó trở thành vĩnh viễn, bất diệt và đứng trên hết tất cả. Hình ảnh trăng trong thơ tình Dương Thuấn trở nên mềm mại, duyên dáng và cực… tình: Những tối trăng vàng em và tôi cùng tắm, Hát câu ca trăng ướt đầm đìa, Đêm gõ chiêng chếnh choáng vầng trăng. Trong thơ Dương Thuấn, trăng được ví với người con gái, mặt trời ví với người con trai vì vậy mà say trăng, chếnh choáng

trăng cũng là say em, đắm đuối em.

Trăng trong thơ Dương Thuấn còn trở thành biểu tượng thể hiện tấm lòng son sắt, gắn bó với bản làng của nhà thơ. Dù đi xa ngàn dặm thì nhà thơ cũng không thể quên được “bến trăng xưa”. Cũng giống như núi, sông, trăng còn là nhân chứng cho sự ra đi đồng thời là điểm tựa trở về trong tâm tưởng của nhà thơ:

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí