Rủi Ro Và Suất Sinh Lợi Dự Kiến

EPS (VNĐ)

* Phân tích và đánh giá FPT


- Hoạt động sản xuất kinh doanh: doanh thu năm 2006 đạt 21.399 tỷ tăng 51,76% so với năm 2005, doanh thu tăng trưởng bình quân hơn 50% mỗi năm từ 2004 đến nay. Lợi nhuận sau thuế đạt 535 tỷ, tăng 77,72% so với năm 2005 và đạt 110% kế hoạch.

- Đánh giá tài chính: tỷ số lợi nhuận hoạt động ROE đạt 46,6% cao hơn mức trung bình thị trường là 20,55% cho thấy mức sinh lời của công ty rất cao. ROA đạt 24,13% cũng cao hơn mức trung bình thị trường 11,69%. Tỷ số lợi nhuận hoạt động của công ty đều đạt mức khá tốt, điều này cho thấy công ty làm ăn hiệu quả, có nhiều triển vọng trong tương lai và giá cổ phiếu có thể sẽ tăng. Ngoài ra, chỉ số khả năng thanh toán đạt 2,32 còn thể hiện khả năng thanh toán nợ tốt của công ty.

- Thông tin về cổ phiếu: cổ phiếu công ty mới được niêm yết 12/2006, nhưng được


sự thu hút đông đảo của các nhà đầu tư, khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên đạt


115.229 cổ phiếu. Trong đó cũng thu hút được số đông nhà đầu tư nước ngoài. Giá cổ phiếu mới niêm yết là 400 ngàn đồng/ cổ phiếu có lúc giá lên tới 650 ngàn đồng/ cổ phiếu. Cổ phiếu FPT có chỉ số P/E trung bình năm 2006 là 60,06 một chỉ số rất cao, thể hiện khả năng kinh doanh tốt trong tương lai, nhiều nhà đầu tư đánh giá rất cao FPT vì họ tin tưởng nhiều vào những chiến lược kinh doanh của FPT trong thời gian xắp tới.

- Thông tin thị trường: công ty FPT hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất phần mềm, lắp ráp, bảo hành, bảo trì dịch vụ viễn thông, truyền hình, bất động sản… FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO

cho tất cả các lĩnh vực hoạt động. FPT luôn được bình chọn là công ty tin học uy tín nhất Việt Nam, sản phẩm và dịch vụ FPT luôn giành được các giải cao nhất của hội tin học Việt Nam, Vinasa trong những năm qua.

Hệ thống khách hàng rộng rãi bao gồm trong nước và ngoài nước. Công ty có các đối tác uy tín trên thế giới như: Cisco Checkpoint, IBM, HP, Microsoft… với các đối tác này, FPT có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông cho khách hàng tại Việt Nam.

FPT có thương hiệu nổi tiếng, đi đầu trong chất lượng đối với sản phẩm và dịch vụ, thị trường tiêu thụ rộng rãi, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trong thời kì hội nhập hiện nay, ngành công nghệ thông tin được đánh giá có nhiều triển vọng. Đây cũng là cơ hội cho công ty phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Qua phân tích và đánh giá công ty, so sánh các công ty trong cùng ngành đã cho ta thấy được tình hình kinh doanh của các công ty này, từ đó lựa chọn được công ty tốt hơn để đầu tư. Các công ty trong phần phân tích được đánh giá cao, phù hợp mục tiêu đầu tư là FPT, GMD, AGF. Tuy nhiên việc lựa chọn chứng khoán của các công ty để đầu tư cũng cần tính đến rủi ro và suất sinh lợi của chứng khoán, có vậy đầu tư mới đem lại hiệu quả tốt hơn.

3.6 Rủi ro và suất sinh lợi chứng khoán.


Bảng 3.6: rủi ro và suất sinh lợi dự kiến


Rủi ro giá CK quí 4/2006


(i)

N

GMD

AGF

FPT

ABT

HTV


21,39%


16,87%


32,09%


22.1%


18.24%

Suất sinh lợi dự kiến


K DIVP

P


0,28


0,24


0,31


0.22


0.20

Suất sinh lợi 2006

0,5

0.64

0,4

0.25

0.31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

i : giá khớp lệnh hằng ngày.


: giá khớp lệnh trung bình. N : mẫu, tính bằng số ngày. DIV: tỷ lệ chi trả cổ tức.

P : Pi- P (P: giá mua chứng khoán dự kiến, Pi: giá bán chứng khoán dự kiến).


Bảng 3.2 giá chứng khoán dự kiến



Giá chứng khoán dự kiến

Giá mua

Giá bán

GMD

140.000

180.000

AGF

110.000

135.000

FPT

430.000

560.000

ABT

100.000

120.000

HTV

36.000

45.000

(Giá chứng khoán sẽ được nói kỹ ở phần: phân tích kĩ thuật chứng khoán qua các


biểu đồ).

Rủi ro về giá cao nhất là FPT, vì giá FPT dao động mạnh với biên độ dao động lớn và tiếp theo là GMD và ABT, giá cổ phiếu cũng biến động nhiều. Nguyên nhân của sự biến động giá này một phần do có nhiều cổ phần của các công ty được niêm yết vào dịp cuối năm 2006, chẳng hạn như FPT và khuynh hướng đầu tư theo phong trào vào cổ phiếu mới lại diễn ra, làm cho khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường của một số công ty giảm sút. Ngoài ra, các nhà đầu tư trong nước nghĩ rằng các nhà đầu tư nước ngoài đầu cơ vào thị trường chứng khoán Việt Nam ở một số loại cổ phiếu và những nhà đầu tư trong nước cũng theo khuynh hướng đầu tư này, làm cho giá một số loại chứng khoán tăng liên tục và những chứng khoán khác lại giảm giá. Khi thị trường ổn định thì giá chứng khoán trở lại mức giá thực của nó. Vì vậy nguyên nhân này cũng làm cho giá các loại chứng khoán bị đầu cơ biến động mạnh.

Qua bảng rủi ro và suất sinh lợi, ta có thể sắp xếp các chứng khoán theo chiều rủi ro


và suất sinh lợi giảm dần như sau:


* Rủi ro: FPT > ABT > GMD > HTV > AGF


* Suất sinh lợi: FPT > GMD >AGF > ABT > HTV


Như vậy, với rủi ro và suất sinh lợi như cách sắp xếp trên, ta có thể thấy dễ dàng chọn GMD và AGF là 2 cổ phiếu có suất sinh lợi cao và rủi ro thấp. FPT là cổ phiếu có suất sinh lợi cao nhất và rủi ro cũng vậy, nhưng ở mức sinh lợi và rủi ro này có thể chấp nhận được. Còn đối với HTV và ABT là 2 cổ phiếu có rủi ro cao nhưng suất sinh lời ở mức thấp nên không được chọn vào danh mục.

Giả sử tỷ suất sinh lợi của 3 loại chứng khoán độc lập, do đó hệ số tương quan từng cặp chứng khoán bằng 0. Danh mục gồm 40% đầu tư cho FPT, 30% cho GMD, 30% cho AGF.

* Suất sinh lợi tập đầu tư:

rp = 0,4.0,31 + 0,3.0,28 + 0,3.0,24


rp = 28%


* Rủi ro tập đầu tư:


2

p

0,4 2.0,312

0,32.0,28 2

0,32.0,24 2


p 15 ,2%


Lý do: Danh mục đầu tư chỉ gồm 3 loại chứng khoán:


- FPT là cổ phiếu có sức sinh lợi cao nhất, đồng thời là cổ phiếu có rủi ro cao về giá nhưng ở mức chấp nhận được.

- Trong khi GMD và AGF có rủi ro thấp hơn, như vậy khi chọn 3 loại cổ phiếu này trong cùng danh mục thì sẽ giảm thiểu được rủi ro.

- Mặt khác nếu chọn nhiều hơn 3, có thể là 4 hoặc 5 loại cổ phiếu thì với nguồn vốn 100 triệu đồng mà phải đầu tư nhiều cổ phiếu như vậy thì liệu việc phân tích, đánh giá và quản lý danh mục có tốt không, lợi nhuận từ danh mục có cao không.

- Theo tôi, với nguồn vốn 100 triệu đồng thì việc đa dạng hóa dạnh mục bằng 3 loại cổ phiếu trên là thích hợp. Với 3 loại cổ phiếu thì việc đánh giá, theo dỗi sát sao hơn, quản lý danh mục dễ dàng hơn.

3.7 Phân tích kĩ thuật:


3.7.1 Phân tích biểu đồ giá của GMD


Biểu đồ 3.1: Giá GMD từ năm 2006-2007

Nguồn www SSI com vn Biểu đồ 3 2 Giá GMD từ tháng 5 2006 đến 4 2007 Nguồn www SSI 1


Nguồn: www.SSI.com.vn


Biểu đồ 3.2: Giá GMD từ tháng 5/2006 đến 4/2007



Nguồn www SSI com vn Nhìn lại giá chứng khoán GMD trong năm vừa qua giá chứng khoán 2


Nguồn: www.SSI.com.vn


Nhìn lại giá chứng khoán GMD trong năm vừa qua, giá chứng khoán ít biến động nhưng có chiều hướng tăng vào giai đoạn cuối năm. Giá GMD giai đoạn cuối năm 2006 biến động lớn có lúc lên đến 170 ngàn/ cổ phiếu và giảm liên tục đến mức 126 ngàn đông/ cổ phiếu. Ngày 28/12/2006 khi giá cổ phiếu đang xuống liên tục thì GMD lại có biểu hiện tăng giá, do vậy xu hướng giá sắp tới tăng là hoàn toàn có thể, và giá trở lại sẽ có khă năng

ở mức cao hơn mức giá cũ. Đầu năm 2007, giá GMD có chiều hướng tăng và hiện nay có


chiều hướng đang giảm, đây là thời cơ thích hợp để mua vào.


Tôi dự định sẽ mua GMD với giá 145 ngàn đồng/ cổ phiếu, với hy vọng nắm giữ và đợi giá tăng đến mức 180 ngàn đồng / cổ phiếu.

Giá GMD rất nhạy cảm có khi lên rất cao, rồi giảm liên tục ở mức thấp làm nhiều nhà đầu tư phải hoang mang. Tuy nhiên, cần xem xét giá quá khứ để đánh giá và dự báo xu hướng giá tương lai, có vậy mới lựa chọn đúng thời cơ mua bán.

3.7.2 Phân tích biểu đồ giá AGF


Biểu đồ 3.3: Giá AGF từ năm 2006-2007



Nguồn www SSI com vn Biểu đồ 3 4 Giá AGF từ tháng5 2006 đến 4 2007 Nguồn www SSI 3


Nguồn: www.SSI.com.vn


Biểu đồ 3.4: Giá AGF từ tháng5/2006 đến 4/2007

Nguồn www SSI com vn Qua biểu đồ giá năm 2006 cho thấy giá cổ phiếu AGF dao động 4


Nguồn: www.SSI.com.vn


Qua biểu đồ giá năm 2006, cho thấy giá cổ phiếu AGF dao động hẹp và có xu hướng tăng từ đầu năm đến cuối năm. Giá cổ phiếu AGF thường tăng 2 đến 3 tuần và lại đi xuống trong 2 đến 3 tuần tiếp. Nhưng sau khi tục giá thì mức giá tăng sau đó đến điểm cao nhất lại cao hơn so với lần tăng giá trước đó. Tuy nhiên, mức giá giảm giai đoạn sau vẫn không thấp hơn mức giá thấp nhất chu kì trước nó và xu thế này diễn ra suốt năm, đặc biệt rõ nét vào những tháng cuối năm 2006.

Như vậy, sau sự biến động giá của AGF tôi thấy rằng thời cơ tốt cho việc đầu tư là lúc giá AGF đang sụt vào cuối tháng 4 năm 2007 và tôi quyết định mua mức giá 110 ngàn/ cổ phiếu, đợi khi giá tăng khoảng trên 135 ngàn đồng/ cổ phiếu sẽ bán ra. Lý do chọn giá bán trên 135 ngàn vì mức giá tăng cao nhất trước đó là 132 ngàn đồng. Tôi kỳ vọng rằng mức giá tăng sau sẽ tăng hơn theo chu kỳ dự báo.

3.7.3 Phân tích biểu đồ giá FPT


Biểu đồ 3.5: Giá FPT từ năm 2006-2007

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023