Các Chỉ Tiêu Dự Báo Trong Phân Tích Kỹ Thuật:

- Một số nghi vấn cần nêu ra: chi phí hoặc thuế tăng, hãy tìm nguyên nhân; có bất kỳ khoản mục nào bất thường làm số liệu báo cáo bị sai lệch không?

* Các tỷ số tài chính:


- Tỷ số khả năng thanh toán: là tỷ số giữa tài sản lưu hoạt và công nợ ngắn hạn. Tỷ số này giúp xác định khả năng thanh toán nợ của công ty. Tỷ số này phải ít nhất là 2 mới đảm bảo khả năng thanh toán.

- Chỉ số tài sản nhạy cảm: là tỷ số của hiệu tài sản lưu động và hàng tồn kho trên nợ ngắn hạn. Chỉ số này lớn hơn 1 được xem là an toàn.

- Lợi suất từ vốn kinh doanh (ROE): là tỷ lệ lãi kinh doanh trước thuế trên vốn cổ đông của công ty. ROE cao thể hiện công ty làm ăn hiệu quả (tỷ giá này đánh giá xem công ty kiếm được bao nhiêu lãi so với vốn đưa vào kinh doanh).

- Chỉ số lợi nhuận hoạt động: là tỷ số giữa thu nhập hoạt động và doanh số bán


thực. Tỷ số này cho biết lợi nhuận gộp sinh ra mỗi đồng doanh số bán là bao nhiêu.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

- Chỉ số lợi nhuận ròng: là tỷ số giữa thu nhập ròng và doanh số bán thực. Tỷ số


Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán - 3

cho biết lợi nhuận sau thuế và lãi vay trên mỗi đồng doanh số bán là bao nhiêu.


- Tỷ số giá cả trên doanh lợi (P/E ratio): giá thị trường hiện hành của mỗi cổ phiếu thường chia cho doanh lợi trên mỗi cổ phiếu ấy. P/E càng cao, công ty càng được sắp hạng cao trên thị trường.

- Tỷ số giá cả trên doanh thu (P/S ratio): tương tự như P/E nhưng thay thế doanh lợi


bằng doang thu bán hàng.


- Tỷ số giá cả trên trị số sách (P/B): mục đích thẩm định giá cổ phiếu giao dịch ở


mức rẻ hay đắt. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty càng phát triển trong tương lai.


2.4 Phân tích kỹ thuật:

Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng các dữ liệu thống kê diễn biến của thị trường, các mô hình, biểu đồ để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các trào lưu lên xuống của giá cả. Qua phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư sẽ xác định được thời điểm thích hợp cho việc mua, bán chứng khoán ở hiện tại hay tương lai. Các nhà phân tích kĩ thuật không phủ nhận giá trị của thông tin cơ bản. Họ tin rằng giá cổ phiếu rồi cũng sẽ phù hợp với giá trị đích thực của chúng. Tuy nhiên, các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng quá trình ảnh hưởng thay đổi đến giá cả tuân theo những nguyên tắc trên thị trường, vì thị trường có thể tự điều chỉnh để đạt đến một mức cân bằng mới.

2.4.1 Các chỉ tiêu dự báo trong phân tích kỹ thuật:


- Biến động giá cả: giá cả thị trường hay thay đổi và các nhà phân tích quan sát những biến động này, nối các điểm phản ánh ở mức giá cổ phiếu cao nhất hoặc thấp nhất trên biểu đồ tạo nên đường xu thế. Đường xu thế cho thấy qua thời gian giá cổ phiếu thay đổi như thế nào. Giá chứng khoán biến đổi theo ba xu hướng: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng tăng giảm thất thường. Xu hướng tăng giảm thất thường là tình trạng giá một loại cổ phiếu tăng lên rồi lại giảm xuống sau đó trở về mức giá ban đầu; nhìn chung nhà đầu tư khó có thể tìm thấy quy luật thay đổi của giá chứng khoán trong thời kì này. Do đó, nhà đầu tư khá ngần ngại và thường tránh mua bán loại chứng khoán khi chúng rơi vào tình trạng này.

- Mức giá trung bình động: mức giá trung bình liên tục cập nhật bằng cách chọn lấy mức giá mới nhất và loại bỏ mức giá cũ nhất. Các mức giá trung bình động được đưa vào đồ thị để trình bày các dấu hiệu về xu thế biến động giá cả. Một số nhà phân tích kỹ thuật xem mức giá trung bình động như là đường kháng cự hay đường chống đỡ. Nếu giá chứng khoán tăng cao hơn mức giá trung bình động, dấu hiệu mua vào. Ngược lại, khi giá giảm thấp hơn mức giá trung bình động là dấu hiệu bán ra. Tùy theo đầu tư ngắn hạn hay dài hạn mà các nhà đầu tư sử dụng mức giá trung bình động bao nhiêu ngày. Giá trung

bình động không phải là mức giá duy nhất mà chúng ta dựa vào để quyết định mua bán chứng khoán. Tuy nhiên giá trung bình động thể hiện khá rõ nét sức mạnh và xu hướng biến động của giá chứng khoán.

- Khối lượng giao dịch: dựa vào khối lượng giao dịch để đoán chiều hướng giá chứng khoán. Khối lượng giao dịch thể hiện lượng cung và cầu chứng khoán được thực hiện, qua đó nhà đầu tư rút ra kết luận về xu hướng biến động của giá chứng khoán hoặc tìm ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến xu hướng biến động giá cả. Khi khối lượng giao dịch tăng, dấu hiệu giá cổ phiếu tăng và ngược lại khối lượng giao dịch giảm, tức có dấu hiệu giá cổ phiếu giảm.

- Sức mạnh tương đối: cho biết một chứng khoán mạnh hay yếu hơn so với một loại chứng khoán khác hoặc một chỉ số chứng khoán. Cổ phiếu có sức mạnh tương đối khi nó mạnh hơn so với một cổ phiếu khác hay một chỉ số chứng khoán. Sức mạnh tương đối được phản ánh bởi tỷ lệ tăng/giảm giá của một loại chứng khoán so với các chứng khoán khác hay chỉ số chứng khoán. Khi chứng khoán A tăng giá mạnh so với chứng khoán B, ta nói: chứng khoán A có sức mạnh tương đối hơn chứng khoán B.

2.4.2 Lập đồ thị phản ánh tình hình thị trường:


Sau khi thu thập các số liệu, các biểu đồ cập nhật thường ngày qua internet, báo chí,… rồi cải biến cho phù hợp nhu cầu phân tích kỹ thuật của mình. Nhờ loại thông tin này mà các nhà đầu tư có thể khởi đầu phân tích để xác định các chiều hướng biến động trên thị trường.

Biểu đồ là công cụ đắt lực dành cho các nhà phân tích kỹ thuật. Các loại biểu đồ thông dụng là đồ thị đường (line), đồ thị thanh (bars), đồ thị nến (candlesticks), biểu đồ điểm và số (point and figure).

Đồ thị đường là đường nối các mức giá được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dạng đồ


thị này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích chứng khoán và dự báo tỷ giá hối đoái.


Đồ thị thanh và đồ thị nến, biểu diễn các mức giá đóng cửa và mở cửa, giá cao nhất


và giá thấp nhất trong ngày.


Tùy theo kỹ thuật phân tích của nhà phân tích kỹ thuật mà họ có thể lựa chọn loại đồ thị phù hợp để phân tích tốt hơn. Ngoài ra, những nhà phân tích không nhất thiết phải sử dụng tất cả các chỉ tiêu dự báo; họ có thể chỉ xem xét các chỉ tiêu mà họ đánh giá là quan trọng, có tác động mạnh đến xu thế thị trường.

Nhiều nhà phân tích cho rằng việc dự báo xu hướng giá thị truờng để lựa chọn thời điểm mua bán thích hợp thông qua các chỉ tiêu dự báo và đồ thị là chưa đủ. Thông tin thị trường cũng rất cần thiết, nhiều thông tin tác động đến tâm lý nhà đầu tư và làm xu hướng giá thị trường thay đổi bất thường. Vì vậy thông tin thị trường là rất cần cho việc dự báo xu hướng giá.


CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ


3.1 Một số giả định:


Đề tài này nhằm thiết lập danh mục đầu tư có giá trị là 100 triệu đồng, chủ đầu tư muốn gia tăng nguồn vốn bằng cách tham gia vào thị trường chứng khoán, cụ thể là đầu tư vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Với số tiền 100 triệu đồng nhà đầu tư cũng đã lựa chọn nhiều kênh đầu tư khác nhau trước khi quyết định đầu tư vào chứng khoán.

Chẳng hạn, đem tiền gửi ngân hàng, mặc dù rủi ro là rất thấp nhưng suất sinh lợi không cao, hay mua trái phiếu chính phủ để được lợi nhuận 10% trên năm. Đây là hình thức đầu tư thụ động và không mang lại lợi nhuận cao. Còn nếu tham gia đầu tư bất động sản hay thực hiện một dự án kinh doanh nào đó, thì với nguồn vốn đầu tư ban đầu 100 triệu là rất ít. Thông qua việc lựa chọn các kênh đầu tư thì nhà đầu tư thấy rằng việc tham gia đầu tư vào chứng khoán Việt Nam một thị trường sôi động hiện nay là thích hợp nhất.

3.2 Mô hình thiết lập danh mục đầu tư:



Phân tích vĩ mô nền kinh tế thế giới và kinh tế quốc


Lựa chọn và phân tích ngành


Lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư


Phân tích và đánh giá chứng khoán của công ty


Phân tích kĩ thuật xác định thời điểm mua và bán


Báo cáo kết quả sau khi đầu tư


3.3 Phân tích vĩ mô và phân tích ngành:


3.3.1 Kinh tế thế giới:


- Hiện nay khoa học công nghệ của thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt


là ngành công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển. Trong đó,

một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật… được đánh giá là các nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao. Các nước có khoa học kỹ thuật tiến bộ ngày càng cải thiện công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

- Đối với doanh nghiệp Viêt Nam, mặc dù gặp thuận lợi lớn ở sự bình đẳng về cơ hội làm ăn với doanh nghiệp các nước, nhưng với trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, công nghệ sản xuất còn kém so với nhiều quốc gia, vẫn chưa tạo lập được khả năng cạnh tranh ngang bằng trên thị trường quốc tế. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam nên đi tìm lợi thế cạnh tranh chủ động nhiều hơn, bớt chú trọng hoạt động gia công thông qua các bên trung gian…

- Ngoài ra, vấn đề cạnh tranh quốc tế hiện nay ngày càng trở nên gay gắt, sản phẩm cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng… Đứng trước xu thế cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp Việt Nam cần ngày càng hoàn thiện sản phẩm hơn, biết lựa chọn chiến lược, thời cơ thích hợp để quảng bá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, được lợi thế về sự bình đẳng và cơ hội làm ăn, được nhiều quốc gia lưu tâm đến. Đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp thông qua các trang wed bắt mắt với nhiều thông tin cụ thể, phong phú.

- Giá dầu thế giới tăng sau khi một số cơ sở lọc dầu ở Garryville, Louisiana (Mỹ) bị cháy cùng nguy cơ bãi công từ một số cơ sở lọc dầu tại Châu Âu. Giá dầu lên tới 67,9 USD/ thùng tại Luân Đôn, đây là mức giá cao nhất tháng 4. Ngoài ra, việc công nhân Mỹ tại các nhà máy lọc dầu đình công sẽ làm cho tình hình thị trường thêm bất ổn và dự báo giá dầu sẽ tăng thêm trong thời gian tới. Giá dầu thế giới tăng ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp, có thể kéo theo các mặt hàng trong thời gian tới tăng theo.

Hiện nay, thị trường chứng khoán được xem là thị trường phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển. Thị trường chứng khoán NewYork và London được đánh giá là thị trường lớn mạnh và đã tồn tại lâu đời, thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư

nhất trên thế giới. Còn đối với Việt Nam, được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng GDP rất cao, dân số trẻ. Đây là những yếu tố khiến các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng vươn xa ra tầm quốc tế.

3.3.2 Kinh tế quốc gia:


- Giai đoạn 2001 - 2005, Việt Nam đã thu hút gần 15 tỉ USD vốn ODA, 20 tỉ USD


vốn FDI; tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.


- Năm 2005, Việt Nam đã vươn ra thế giới với kim ngạch xuất khẩu vượt 30 tỉ USD/năm, gấp hơn 6 lần so với năm 1995; chính thức hội nhập vào nền kinh tế quốc tế với 7 mặt hàng vượt mức 1 tỉ USD. Năm 2006, Việt Nam sẽ có thêm thành viên tham gia “Câu lạc bộ 1tỉ USD”. Ngoài ra, với kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm xấp xỉ 60% GDP, nền kinh tế nước ta được xem là một nền kinh tế có độ mở lớn.

- Việt Nam đã gia nhập WTO, tổ chức thương mại toàn cầu, kinh tế Việt Nam có


nhiều chuyển biến.


- Những ngành nghề được đánh giá là có nhiều tiềm năng như: công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ, tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán và một số ngành nghề sản xuất những mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam có ưu thế.

- Những ngành nghề bị tác động mạnh như: ngành hàng hải, công nghiệp phụ trợ,


sản xuất giấy, ngành gỗ.


- Ngoài ra, khi mở cửa thị trường theo cam kết của WTO, biến động giá hàng hóa và tỷ giá VND/USD ngày càng trở nên khó lường.

- Giá xăng dầu thế giới biến động dẫn đến những bất ổn của giá xăng dầu trong nước. Mặc dù giá xăng dầu trong thời gian qua có xu hướng giảm do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Điều này tạo ra gánh nặng đối với nhiều

nền kinh tế, đặc biệt đối với nước ta thì gánh nặng này càng lớn hơn do mức độ tiêu thụ xăng dầu khá cao (5% so với của Mỹ chỉ là 2,5% trên GDP).

- Giá cả hàng hóa bấp bênh, thấy rõ nhất là giá các mặt hàng nông hải sản xuất khẩu sẽ bị tác động mạnh do biến động bất ổn của giá cả thế giới mà cà phê là một trong những mặt hàng điển hình. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng trong nhiều năm liền. Ngoài ra, các mặt hàng nông hải sản khác là chủ lực ở nước ta như gạo, cá Basa, tôm... thời gian qua thường xuyên rơi vào cảnh được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Việc giá nông hải sản xuất khẩu sụt giảm trên thị trường thế giới trong những năm sắp đến là điều hoàn toàn có thể xảy ra, một phần do kinh tế thế giới có xu hướng chững lại, phần khác giá các mặt hàng này còn phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố không thể kiểm soát được như thời tiết chẳng hạn.

- Biến động tỉ giá là một trong những nguồn gốc rủi ro chính khiến các doanh nghiệp trên thế giới luôn rơi vào thế bị động. Với việc có khả năng trong tương lai tỉ giá VND/USD ngày càng linh hoạt hơn, mà gần đây là việc Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức mở rộng biên độ tỉ giá VND/USD lên 0,5% thì bất ổn trong tỉ giá giờ đây đã trở thành một rủi ro mà các doanh nghiệp cần phải tính đến trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh.

- Cho đến lúc này, có thể xem như lãi suất của Việt Nam đã được tự do hóa hoàn toàn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vấn đề chạy đua lãi suất trong các năm qua giữa các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tuân theo một qui luật nào cả. Điển hình là trong năm 2006, khi mà chỉ số CPI giảm, kéo theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm, các ngân hàng thương mại vẫn điều chỉnh tăng lãi suất? việc “chạy đua lãi suất” giữa các ngân hàng thương mại đã tạo ra không ít rủi ro cho doanh nghiệp.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 04/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí