- Các doanh nghiệp cần nhận thức rằng những biến động không thể nhận trước của tỷ giá, lãi suất và hàng hoá không những có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Những thay đổi thất thường trong giá cả hàng hóa có thể đẩy giá cả đầu vào tăng đến mức mà người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm nhập khẩu thay thế. Còn biến động của lãi suất có thể tạo ra áp lực làm tăng chi phí của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nào có doanh thu thấp sẽ bị tác động bất lợi bởi lãi suất tăng lên và có thể lâm vào tình trạng kiệt huệ tài chính.
- Qua việc tìm hiểu kinh tế quốc gia, chúng ta đã thấy được sự biến động tỷ giá cũng như giá cả hàng hóa ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được tiềm năng cũng như thách thức của một số ngành nghề trước thềm hội nhập. Như vậy việc xem xét tổng thể nền kinh tế sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc lựa chọn ngành nghề đầu tư.
3.3.3 Phân tích ngành:
- Trong vài ba thập niên gần đây, khoa học kỹ thuật của thế giới phát triển rất mạnh, đặt biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển nhanh chóng. Việt Nam trong thời kì hội nhập thì ngành công nghệ thông tin được đánh giá cao. Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông tại Việt Nam đều là những dự án rất lớn và với những công ty tên tuổi lớn như: Hewlett Packard (Mỹ), Sonion (Đan Mạch), Renesas và Videe (Nhật), Allied Technologises (Singapore), Sony (Nhật), Samsung (Hàn Quốc)… Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy vi tính ước tính trong năm nay sẽ tăng 25% so với năm vừa qua. Thị trường viễn thông Việt Nam cũng được đưa vào danh sách những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở khu vực Châu Á.
- Ngành xuất khẩu thủy sản được đánh giá là ngành nhiều triển vọng. Chỉ trong hai tháng đầu năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất: 41,94% so với cùng kỳ năm 2006. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng, với khối lượng tiêu thụ ngày càng lớn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tăng công suất hoạt động để sản xuất và giao hàng theo hợp đồng đã kí với nhà nhập khẩu. Việc xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng với tốc độ cao là điều đáng mừng cho ngành, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế sau này như chính sự tăng trưởng của xuất khẩu dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu nhất là trong những tháng đầu năm, là sự cản trở về sau cho sự tăng trưởng liên tục giá trị xuất khẩu, năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sẽ phải hoạt động cầm chừng hay hoạt động không hết công suất và là tiền đề cho hoạt động thu mua, nhập lậu nguyên liệu thiếu đảm bảo về chất lương an toàn vệ sinh và hậu quả là nhiều lô hàng bị huỷ, bị trả lại do nhiễm lượng quá chất, kháng sinh cấm sử dụng. Như vậy, vấn đề vệ sinh an toàn sản phẩm xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Để khắc phục những hạn chế này, Bộ thuỷ sản cũng đưa ra nhiều giải pháp:
+ Để tránh tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu cho chế biến thì phải tính đến vấn đề nhập nguyên liệu để tái chế xuất khẩu, thì cần tìm biện pháp giúp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu có được thủ tục đơn giản, tiện lợi hơn.
+ Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các qui định liên quan đến chế biến thuỷ sản và nguyên liệu thuỷ sản dùng cho chế biến xuất khẩu để giải quyết vấn đề về an toàn vệ sinh hiện nay.
+ Xử lý nặng hành vi các doanh nghiệp làm ảnh hưởng uy tín của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam như: bơm chích tạp chất, các thủ thuật làm tăng khối lượng, kích cỡ nguyên liệu, nhập nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Các giải pháp của Bộ thuỷ sản đưa ra nếu được thực hiện tốt thì sẽ tạo cơ hội giúp
ngành xuất nhập khẩu thuỷ sản phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
- Trong thời kì hội nhập, ngành giao thông vận tải được nhiều thuận lợi, cũng không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam như cơ sở hạ tầng, sân bay, cảng biển… tình hình xuất nhập khẩu trong nước ngày càng gia tăng và tất yếu các dịch vụ vận tải phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu cũng tăng theo, đặc biệt là dịch vụ vận tải biển, hàng không.
Mặc dù trong xu thế hội nhập, ngành vận tải có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, chính trong bản thân ngành vận tải Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại như: chưa bỏ được tư duy làm ăn kiểu cũ, trông chờ vào nhà nước. Ngành cũng có nhiều hiệp hội như: Hiệp hội cảng biển, Hiệp hội chủ tàu… nhưng các hiệp hội này chỉ hoạt động theo hình thức, chưa có sự hỗ trợ, liên kết nhau cùng phát triển để cạnh tranh với nước ngoài. Để ngành vận tải Việt Nam phát triển thì việc đầu tư có cơ sở hạ tầng, liên kết và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp là rất cần thiết.
Ngành hàng hải bị xem là chịu thiệt hại nặng khi Việt Nam gia nhập WTO. Bởi vì, cảng biển Việt Nam tuy nhiều nhưng bố trí chưa hợp lý và ít cảng nước sâu để đón tàu có trọng tải lớn. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và phương tiện tốt hơn Việt Nam, điều này buộc Việt Nam phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành dịch vụ. Những doanh nghiệp trong nước nổ lực vượt qua thử thách, tự hoàn thiện mình thì sẽ đứng vững và phát triển.
- Qua phân tích ngành, chúng ta có thể thấy được thuận lợi và khó khăn của ngành mà chúng ta định đầu tư. Qua đó cũng giúp chúng ta trong việc lựa chọn công ty triển vọng của ngành để đầu tư tốt hơn.
3.4 Lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư:
Tôi muốn tăng giá trị đồng vốn nhàn rỗi của mình thay vì gửi ngân hàng để hưởng lãi suất tôi chấp nhận rủi ro đầu tư vào thị trường chứng khoán để được lợi nhuận cao hơn. Vì mới đầu tư, tôi lựa chọn các công ty có vị thế để đầu tư. Thường thì giá cổ phiếu những công ty này tăng đều đặn và cổ phiếu dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Ngoài ra khi mua cổ phiếu công ty còn tránh được rủi ro phá sản, vì đây là những công ty mạnh.
Chiến lược đầu tư là: Buy and Hold, mua và giữ đợi giá tăng sẽ bán. Chiến lược này thường thích hợp cho những nhà đầu tư mới vì không cần theo dõi giá sát sao hàng ngày mà chỉ cần lựa chọn và phân tích đúng công ty mà ta đầu tư.
Khi đã xem xét đến nền kinh tế quốc gia, phân tích ngành đã chọn tôi quyết định chọn ra 5 loại chứng khoán niêm yết của ngành đã phân tích, sau đó phân tích, so sánh và chọn ra 3 loại đưa vào danh mục đầu tư. Đó là cổ phiếu của công ty sau: Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GMD), công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF), công ty cổ phần vận tải Hà Tiên (HTV), công ty cổ phần phát triển và đầu tư công nghệ (FPT), công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT).
Tôi quyết định chọn bốn loại cổ phiếu thuộc 2 ngành để phân tích so sánh. Trong cùng ngành, công ty nào hoạt động tốt hơn, có nhiều triển vọng hơn, phù hợp với mục tiêu đầu tư hơn…
3.5 Phân tích và đánh giá công ty:
3.5.1 Ngành xuất nhập khẩu thủy sản:
* Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được thành lập ngày 28/6/2001 từ việc cổ phần hóa Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, chế biến
và xuất nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp.
Công ty Agifish là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của ngành thủy sản có mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triển sinh sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận dụng các phụ phẩm của cá Tra và cá Basa.
Sản phẩm cá Basa, cá Tra fillet đông lạnh của Agifish được xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Các thị trường xuất khẩu chính của công ty là: Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Châu Âu (EU) và các nước Đông Nam Á - ASEAN.
Hiện nay trong cả nước có trên 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa đông lạnh, phần lớn tập trung hoạt động ở trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Công ty Agifish hiện là doanh nghiệp đứng đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá Tra, cá Basa fillet đông lạnh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, Agifish nằm trong số những doanh nghiệp hàng đầu (thứ 2 về sản lượng và thứ 10 về kim ngạch xuất khẩu). Lợi thế cạnh tranh của Agifish là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, có trang thiết bị máy móc hiện đại với công suất lớn và quan trọng là đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn trên thế giới.
Cơ bản về tình hình hoạt của Agifish trong vài năm gần đây được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 3.1 Chỉ số tài chính của AGF
2006 | 2005 | 2004 | |
Doanh thu (triệu đồng) | 1.196.432 | 830.979 | 891.534 |
% tăng (giảm) | 43,97 | 6,79 | 80 |
Lợi nhuận thuần (triệu đồng) | 46.616 | 23.355 | 18.098 |
% tăng (giảm) | 99,59 | 29,04 | |
EPS (VNĐ) | 5.490 | 4.585 | 4.232 |
Cổ tức | 1.800 | 1.300 | 2.400 |
P/E | 11,06 | 7,71 | 6,96 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán - 1
- Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán - 2
- Các Chỉ Tiêu Dự Báo Trong Phân Tích Kỹ Thuật:
- Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán - 5
- Rủi Ro Và Suất Sinh Lợi Dự Kiến
- Nhận Định Về Sự Biến Động Giá:
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
7,81 | 7,6 | 5,4 | |
ROE % | 20,28 | 20 | 20,1 |
Nợ/ vốn chủ sở hữu | 2,7 | 1,6 | 2,7 |
ROA %
* Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre (Aquatex BENTRE ) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là công ty đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre theo Quyết định số 3423/QĐ-UB ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre. Tháng 05/2006, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 33 tỷ đồng. Aquatex BENTRE là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của Công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh.
Năm 2006, công ty được trao giải thưởng “2006 Business Excellence Awards” do báo thương mại, thương mại điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và các cơ quan thương vụ Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha và Italia bình chọn phạm vi và lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm: chế biến, xuất khẩu thủy sản; nuôi trồng thủy sản; nhập khẩu vật tư, hàng hóa; thương mại, nhà hàng và dịch vụ; kinh doanh các ngành nghề khác do ĐHCĐ quyết định và phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ cấu vốn cổ phần trước khi niêm yết ngày 14/10/2006: cổ đông nội bộ là 38,01%, cổ đông nước ngoài là 10,73%, còn lại là do cổ đông bên ngoài công ty nắm giữ.
Tình hình hoạt động từ năm 2004 đến 2006:
Bảng 3.2 Chỉ số tài chính của ABT
2006 | 2005 | 2004 | |
Doanh thu (triệu đồng) | 331.377 | 288.744 | 216.434 |
% tăng (giảm) | 14,76 | 33,4 | |
Lợi nhuận thuần (triệu đồng) | 25.057 | 7.811 | 5.393 |
% tăng (giảm) | 220,79 | 44,83 | |
EPS (VNĐ) | 5.120 | 4.715 | 3.973 |
Cổ tức | 2.000 | 1.800 | |
P/E | 10,74 | 7,21 | 7,82 |
8,3 | 6,11 | 4,98 | |
ROE % | 19,98 | 20,01 | 19,8 |
Nợ/ vốn chủ sở hữu | 2,1 | 1,86 | 1,8 |
ROA %
Phân tích, đánh giá AGF và ABT
ABT | |
Kết quả sản xuất kinh doanh | |
Doanh thu công ty năm 2006 đạt 1196 tỷ, vượt mức kế hoạch là 850 tỷ. Tăng 43,97% so với năm 2005, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 797 tỷ tăng 37% so với năm 2005. Lợi nhuận sau thuế đạt 46 tỷ tăng 99,5% năm 2005. | Doanh thu công ty năm 2004 đạt 331 tỷ, tăng 14,76% so với năm 2005. Trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 265 tỷ bằng 1/3 doanh thu xuất khẩu AGF, lợi nhuận sau thuế đạt 25 tỷ tăng gấp đôi so với năm 2005. |
Đánh giá tài chính | |
Tỷ suất lợi nhuận tăng nhẹ, với tỷ suất ROE ở mức 20,28% tăng so với năm 2005 là 20%. ROA tăng từ 7,6 lên 7,8. Nhìn chung do vốn chủ sở hữu tăng lên cho nên mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng nhiều nhưng ROE vẫn ở mức ổn định. | Tỷ suất lợi nhuận ROA là 8,3; ROE đạt 19,97% thấp hơn AGF là 20,28%. Thông thường công ty tốt thì ROE phải cao hơn mức trung bình của các công ty cùng ngành. Điều này cho thấy công ty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra đầu tư. Như vậy, ở chỉ số này AGF được đánh giá tốt hơn |
Thông tin cổ phiếu |
Chỉ số P/E trung bình năm 2006 đạt 10,74 vẫn thấp hơn P/E trung bình toàn thị trường. Mặc dù kết quả kinh doanh qua các năm biểu hiện tốt nhưng giá cổ phiếu ABT có tăng trong tương lai không thì chưa chắc. Bởi vì, ABT là doanh nghiệp trẻ khả năng cạnh tranh trong thời gian sắp tới sẽ như thế nào khi mà công ty không còn được bảo hộ miễn thuế. | |
Thị trường | |
Thị trường chủ yếu của AGF là thị trường xuất khẩu chiếm 70% tổng doanh thu, thị trường nội địa chiếm 30%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Bỉ, Đức, Singapore, Úc, Canada, Anh, Ba Lan, Đài Loan… Cuối năm 2006 và những tháng đầu năm 2007 các đơn đặt hàng từ Mỹ và EU tăng mạnh và kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 40 triệu USD. | Thị trường xuất khẩu vẫn là thị trường chủ yếu, chiếm 75% tổng doanh thu, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 hơn 13 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Nhật, Mỹ. Tuy ABT xuất khẩu chiếm 75% doanh thu nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu của AGF |
Đánh giá SWOT |
Chỉ số P/E trung bình năm 2006 là 11,06 thấp hơn P/E trung bình thị trường là 11,3. Nhưng với kết quả kinh doanh khả quan của AGF từ 2004 đến 2006 thì giá cổ phiếu trong năm 2007 có thể tăng.
- Công nghệ tiến bộ, nguồn nguyên liệu đạt chất lượng, có hệ thống quản lý chất lượng tốt. Có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế - Phụ thuộc vào xuất khẩu; thị trường nội địa chiếm 25% tỷ trọng, xuất khẩu chủ yếu sang EU và Mỹ và các nước này kiểm tra đầy đủ mức dư lượng kháng sinh trong cá gây khó khăn cho việc xuất khẩu. |