Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán - 5

Thế mạnh:

Nhìn chung qua phân tích 2 loại cổ phiếu trên cho ta thấy AGF là công ty có kết quả kinh doanh tốt hơn và có thương hiệu nổi tiếng hơn trên thị trường quốc tế. Công ty có qui mô doanh thu lớn trên thị trường và có tỷ suất sinh lợi khá cao.Trong khi đó, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh ABT tăng trưởng tốt nhưng doanh thu thấp hơn rất nhiều so với AGF chỉ bằng khoảng 1/3 doanh thu AGF, thị trường xuất khẩu chưa được mở rộng chủ yếu là EU và Mỹ, có thể gặp rủi ro khi 2 thị trường này biến động.

Như vậy, thông qua phân tích tổng thể có thể thấy rằng, AGF được đánh giá tốt hơn, có nhiều triển vọng phát triển hơn.

3.5.2 Ngành vận tải:


* Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GMD) được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 1489 QĐ/TCCB - LĐ ngày 24 tháng 7 năm 1993. Công ty là đơn vị đầu tiên của ngành tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan cho loại hình vận chuyển hàng hóa bằng container. Từ năm 1995 Công ty bắt đầu khai thác mô hình Cảng Cạn (ICD) nằm sâu trong nội địa kết hợp với việc bốc xếp và chuyển tải container bằng đường thủy nội địa (Midstream).

Mức vốn điều lệ ban đầu: 6.207.600.000 VNĐ, mức vốn điều lệ hiện tại: 200.000.000.000 VNĐ. Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong công ty hiện tại như sau: Nhà nước sở hữu 15,75%; cổ đông trong Công ty sở hữu 26,66%; cổ đông ngoài Công ty sở hữu 44,82% và cổ phiếu quỹ là 12,77%.

Những lĩnh vực hoạt động chính hiện nay của Công ty bao gồm: tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức, vận chuyển container bằng đường thủy nội địa đến Cảng cạn (ICD) và ngược lại; tổ chức xếp dỡ, sang mạn container và các loại hàng hóa khác từ tàu xuống sà lan và ngược lại trong khu vực các cảng; tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và hàng không, kinh doanh khai thác bến bãi container và các dịch vụ có liên quan; kinh doanh văn phòng làm việc

Nguồn khách hàng chủ yếu của Công ty là các nhà xuất nhập khẩu, sản xuất (VolCafe của Thụy Sĩ, Sucafina của Singapore - chuyên xuất nhập khẩu cà phê…, các chủ tàu hàng rời (YL Sung của Hàn Quốc, Allied Maritime của Hy Lạp...); các hãng vận tải hàng hải chuyên tuyến vận tải container (Yangming của Đài Loan, Sinkor, Hajin của Hàn Quốc...).

Những nét chính trong chiến lược kinh doanh của công ty là: ưu tiên ứng dụng


công nghệ vận tải tiên tiến vào Việt Nam, đi đầu trong việc mở ra những loại hình dịch vụ

mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại. Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nâng cao khả năng cạnh tranh. Chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực, công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và quản lý chất lượng dịch vụ.

Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2004 đến 2006:


Bảng 3.3 Chỉ số tài chính của GMD



Năm

2006

2005

2004

Doanh thu (triệu đồng)

1.211.978

871.204

824.439

% tăng (giảm)

39,11

5,6


Lợi nhuận thuần (triệu đồng)

219.574

118.593

112.712

% tăng (giảm)

85,14

5,21


EPS (VNĐ)

6.449

5.733

4.569

Cổ tức

1.200

1.200

1.200

P/E

16,1

9,59

8,6

ROA %

26,43

16,67

16,21

ROE %

40,06

24,16

24,03

Nợ/ vốn chủ sở hữu

0,86

1,21

1,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán - 5

*Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên (HTV) đăng ký hoạt động và được cấp giấy


phép ngày 21/01/2000 với vốn điều lệ đạt 48 tỷ đồng.


Ngành, nghề kinh doanh và các sản phẩm chính: Kinh doanh vận tải đường thuỷ, vận tải đường bộ trong và ngoài nước, kinh doanh tổng hợp vật tư, thiết bị phương tiện vận tải, khai thác bến bãi và kinh doanh các ngành nghề khác theo phạm vi cho phép của pháp luật.

Tình hình cung cấp các loại dịch vụ: Công ty là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hàng hoá, hiện đang cung cấp hai loại hình dịch vụ chính là vận tải đường thuỷ và vận tải đường bộ. Doanh thu vận tải đường thuỷ chiếm tỷ trọng lớn với trên 80% hàng năm trong tổng doanh thu của công ty. Công ty là một trong những doanh nghiệp có đội ngũ phương tiện vận tải thuỷ hàng đầu về năng lực vận chuyển trong khu

vực vận tải thuỷ ở Miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2004, công ty chiếm 6,5% thị phần của tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá khu vực phía Nam (tương đương 2,75 triệu tấn với khối lượng luân chuyển 152,69 triệu tấn Km). Công ty đang là đơn vị vận tải thuỷ duy nhất có thể bao tiêu vận chuyển toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho công ty xi măng Hà Tiên 1 và một phần cho công ty xi măng Hà Tiên 2. Trong đó, 90% tổng doanh thu của đội vận tải thuỷ của công ty là từ 02 nguồn vận chuyển này. Hàng hoá vận chuyển cho 02 công ty xi măng trên đây chủ yếu là Clinker, Thạch cao và đá Puzolan được vận chuyển từ Hà Tiên.

Tình hình hoạt động từ năm 2004 đến 2006:


Bảng 3.4 Chỉ số tài chính của HTV



Năm

2006

2005

2004

Doanh thu (triệu đồng)

86.751

79.312

77.261

% tăng (giảm)

9,3

2,6


Lợi nhuận thuần (triệu đồng)

14.515

8.300

8.391

% tăng (giảm)

74,87

- 1


EPS (VNĐ)

3.220

3.012

2.875

Cổ tức

1.300

1.300

1.300

P/E

10,2

9,1

7,36

ROA %

18,33

11,6

11,32

ROE %

14,42

11,24

10,07

Nợ/ vốn chủ sở hữu

1,2

1,12

0,98


* Phân tích, đánh giá GMD và HTV:



GMD

HTV

Kết quả sản xuất kinh doanh

Doanh thu năm 2006 đạt 1211 tỷ,

Tổng doanh thu đạt hơn 86 tỷ, tăng

9,3% so với năm 2005, tăng 12,28% so với năm 2004. Với mức tăng trưởng này công ty được đánh giá là công ty có mức tăng trưởng chậm. Doanh thu chỉ khoảng 7% so với doanh nghiệp cùng ngành GMD. Trong đó, giao thông đường thuỷ chiếm 80% doanh thu; vận tải đường bộ, kinh doanh thiết bị, phương tiện vận tải… chiếm 20% doanh thu. Năm 2006 doanh nghiệp được giảm 50% thuế thu nhập nên lợi nhuận sau thuế đạt 14,5 tỷ tăng 75% so với năm 2005.

Đánh giá tài chính

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tốt, với ROE năm 2006 là 40,06% tăng 68,8%.

Vốn chủ sở hữu không đổi, do đó việc tăng lên của lợi nhuận đã làm ROE tăng mạnh và lớn hơn ROE trung bình toàn thị trường là 20,55%. Điều này cho thấy mức sinh lời của công ty là rất tốt. ROA đạt 26,43 cao hơn trung bình thị trường là 11,69. Chỉ số này cho thấy công ty kiếm được lợi nhuận tính trên tổng tài sản ở mức khá cao. Chỉ số khả năng thanh toán năm 2006 là 2,3; chỉ

số này lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động tăng so với năm 2005 nhưng vẫn ở mức thấp, ROE đạt 14,42%, thấp hơn ROE trung bình toàn thị trường và thấp hơn ROE của GMD. Điều này đồng nghĩa với việc công ty kiếm được ít tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra so với công ty GMD. ROA đạt 18,33 cao hơn ROA trung bình thị trường nhưng vẫn thấp hơn ROA của GMD. Trong cùng ngành thì ROA của công ty nào cao sẽ được đánh giá tốt hơn. Vì thế, ở chỉ tiêu này GMD được

đánh giá cao hơn. Chỉ số khả năng thanh

tăng 39,11% so với năm 2005. Trong đó, vận tải biển chiếm khoảng 70% tổng doanh thu. Hoạt động kinh doanh khai thác bến bãi container, đầu tư có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải… chiếm 30% tổng doanh thu. Năm 2006 doanh nghiệp được ưu đãi về thuế nên lợi nhuận trước thuế có tăng 33,3% so với năm 2005, nhưng lợi nhuận thuần tăng đến 85,14% so với năm trước.

toán nhanh 1,2 lớn hơn 1 nên cũng được đánh giá là an toàn về khả năng thanh toán.

Thông tin về cổ phiếu

Chỉ số P/E năm 2006 là 16,1 cao hơn P/E trung bình thị trường là11,3 thể hiện triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Ngày 21/3/2007 chính thức giao dịch cổ phiếu phát hành thêm.

Chỉ số P/E trung bình năm 2006 là 10,2 thấp hơn P/E trung bình thị trường và thấp hơn P/E của GMD. P/E thấp có thể do cổ phiếu của công ty bị đánh giá thấp, ngoài ra cũng có thể do tình tình kinh doanh chưa tốt, triển vọng phát triển kém.

Thị trường

Khách hàng chủ yếu của công ty là các nhà xuất nhập khẩu, sản xuất (Volcafe của thuỵ sĩ, Sucafina của Singapore), chuyên xuất nhập khẩu café, các chủ tàu hàng rời của Hàn Quốc, Hy Lạp…Công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển trong nước, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ vận tải để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.

Thị trường chủ yếu là thị trường nội địa, các khách hàng lớn đó là công ty xi măng Hà Tiên 1 và công ty xi măng Hà Tiên 2. Doanh thu từ loại hình giao thông đường thuỷ chiếm 80% doanh thu. Là doanh nghiệp vận tải thuỷ có đội ngũ vận tải thuỷ hàng đầu ở khu vực phía Nam và đồng băng sông Cửu Long.

Phân tích SWOT

* Thế mạnh:


- Việt Nam với chiều dài 3200 km


- Phát triển mạnh thị trường khu

toán của công ty là rất tốt.

* Điểm yếu:


- Công ty hoạt động vận tải biển là chủ yếu, nhưng Việt Nam chưa có nhiều cảng nước sâu, đón tàu lớn. Còn phía doanh nghiệp thì có rất ít tàu trọng tải lớn trong khi xu thế hội nhập hiện nay thì cạnh tranh trở nên ngày càng quyết liệt. Các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện tốt hơn nhảy vào thị trường Việt Nam, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

vực Miền Nam về vận tải thuỷ, là đơn vị duy nhất có thể bao tiêu toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho công ty xi măng Hà Tiên 1.


- Thị trường hoạt động kinh doanh còn nhỏ hẹp, chủ yếu là thị trường trong nước, các sản phẩm dịch vụ chưa nhiều. Còn lệ thuộc nhiều vào hai công ty xi măng Hà Tiên 1 và công ty xi măng Hà Tiên 2.

biển đây là điều kiện thuận lợi cho vận tải biển. Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực với nhiều sản phẩm đa dạng và khả năng cạnh tranh tốt. Cổ phiếu của công ty được đánh giá là một trong những cổ phiếu mạnh trên thị trường niêm yết.

Phân tích và so sánh 2 cổ phiếu GMD và HTV trong ngành vận tải, ta thấy được sự


phân biệt rõ rệt của 2 loại cổ phiếu này.


Cổ phiếu GMD đã tồn tại rất sớm trên thị trường niêm yết (năm 2001), công ty có doanh thu tăng trưởng cao, thị trường rộng rãi, tình hình tài chính ổn định. Trong khi HTV có doanh thu tăng ổn định nhưng chỉ bằng 7% của GMD, tình hình tài chính kém hơn nhiều so với GMD, thị trường hoạt động còn nhỏ và trong thời gian tới còn gặp nhiều áp lực cạnh tranh.

Như vậy, cổ phiếu GMD khi so sánh với HTV thì được đánh giá tốt hơn.

3.5.3 Ngành công nghệ thông tin


* Công ty cổ phần và đầu tư công nghệ FPT: năm 2006 doanh số FPT đạt 11.693 tỷ đồng (tương đương 730 triệu USD), tăng trưởng 42,40% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế FPT đạt 606 tỷ đồng, tăng 77% so với năm 2005 và đạt 110% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng 60% và đạt 109% kế hoạch. FPT là công ty tập trung được đông đảo cán bộ làm tin học nhất Việt Nam. Đến cuối

năm 2006, FPT có 7008 nhân viên (tăng 41,6 % so với năm 2005).


Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT: tích hợp hệ thống, sản xuất phần mềm (đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu), phân phối các sản phẩm CNTT, cung cấp các giải pháp, các dịch vụ viễn thông và Internet, đào tạo lập trình viên quốc tế và chuyên gia mỹ thuật đa phương tiện, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học, phân phối điện thoại di động, bất động sản…

Đối tác của FPT là các công ty tin học và viễn thông uy tín trên thế giới như Cisco, Checkpoint, IBM, HP, Microsoft, Motorola, Oracle, Samsung, Toshiba, Nokia ... Bên cạnh đó, FPT còn làm dịch vụ hậu mãi, là nhà bảo hành chính thức của nhiều hãng (như IBM, HP, Motorola, Samsung...) tại Việt Nam về cả phần cứng lẫn phần mềm. Với hệ thống đối tác này FPT có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới nhất của thế giới trong lĩnh vực CNTT, viễn thông cho khách hàng tại Việt Nam.

Tình hình hoạt động kinh doanh của FPT trong 3 năm gần nhất:


Bảng 3.5 Chỉ số tài chính của FPT



Năm

2006

2005

2004

Doanh thu (triệu đồng)

21.399.752

14.100.792

8.734.781

% tăng (giảm)

51,76

61,43


Lợi nhuận thuần (triệu đồng)

535.612

301.378

138.904

% tăng (giảm)

77,72

116,9


7.880

6.870

5.529

Cổ tức

1.500

1.800

1.720

P/E

60,06

50,76

48,62

ROA %

24,13

19,02

14,18

ROE %

46,6

29,08

21,15

Nợ/ vốn chủ sở hữu

2,37

2,23

4,07

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2023