Next hop (4 octet): Địa chỉ IP kế tiếp cần chuyển gói tin đi.
Lưu ý: Tối đa một gói tin RIPv2 có thể mô tả 24 đích đến, do có 1 mục từ trong gói tin được dùng để mô tả mật khẩu.
Hình 4.37. Các đích đến trong một gói tin RIPv2
b) Câu lệnh cấu hình RIPv2 Router(config)#router rip Router(config-router)#version 2
Router(config-router)#network [Network_ID] [Subnet_Mask] //(Thêm các Network _ID mà Router kết nối trực tiếp tới).
Trong RIPv2 có thêm Subnet_Mask so với RIPv1. Bởi vì, RIPv1 tự động tổng hợp mạng với Subnet Mask mặc định (auto summary) và khi định tuyến sẽ gửi quảng bá Sunet Mask này. Ví dụ: Khi ta cấu hình với lệnh #network 10.0.1.0 và #network
10.2.0.0 thì lúc đó các địa chỉ này chỉ còn 10.0.0.0/8, với RIPv2 khi ta cấu hình với lệnh #network 10.0.1.0 và #network 10.2.0.0 thì lúc đó các địa chỉ này vẫn giữ nguyên (10.0.1.0/24 và 10.2.0.0/16).
c) Ví dụ áp dụng
Cho sơ đồ mạng cùng địa chỉ IP như hình dưới. Cấu hình giao thức chọn đường RIPv2 trên 3 Router sao cho các PC có thể Ping được với nhau.
Hình 4.38. Sơ đồ mạng cấu hình giao thức chọn đường RIPv2 Cấu hình các Interface:
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 12
- Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 13
- Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 14
- Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 16
- Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 17
- Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 18
Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.
Router HN:
Router(config)#hostname RouterHN RouterHN(config)#int s0/3/0
RouterHN(config-if)#ip address 192.168.1.1 255.255.255.0 RouterHN(config-if)#no shutdown
RouterHN(config-if)#clock rate 64000 RouterHN(config-if)#exit RouterHN(config)# RouterHN(config)#int f0/0
RouterHN(config-if)#description "Connect to PC1" RouterHN(config-if)#ip address 172.16.1.1 255.255.255.0 RouterHN(config-if)#no shutdown
RouterHN(config-if)#exit RouterHN(config)#
Router NA:
Router(config)#hostname RouterNA
RouterNA(config-if)#description "Connect to Router HN" RouterNA(config)#int s0/3/0
RouterNA(config-if)#ip address 192.168.1.2 255.255.255.0 RouterNA(config-if)#no shutdown
RouterNA(config-if)#clock rate 64000
RouterNA(config-if)#exit RouterNA(config)# RouterNA(config)#int s0/3/1
RouterNA(config-if)#description "Connect to Router HCM" RouterNA(config-if)#ip address 192.168.2.2 255.255.255.0 RouterNA(config-if)#no shutdown
RouterNA(config-if)#clock rate 64000 RouterNA(config-if)#exit RouterNA(config)#
Router HCM:
Router(config)#hostname RouterHCM RouterHCM(config)#int s0/3/1
RouterHCM(config-if)#description "Connect to Router NA" RouterHCM(config-if)#ip address 192.168.2.1 255.255.255.0 RouterHCM(config-if)#no shutdown
RouterHCM(config-if)#clock rate 64000 RouterHCM(config-if)#exit RouterHCM(config)# RouterHCM(config)#int f0/0
RouterHCM(config-if)#description "Connect to PC 2" RouterHCM(config-if)#ip address 10.1.1.1 255.255.255.0 RouterHCM(config-if)#no shutdown
RouterHCM(config-if)#exit RouterHCM(config)#
PC 1 và PC 2:
PC1: ip address 172.16.1.2, subnetmask: 255.255.255.0 gateway: 172.16.1.1
PC2: ip address 10.1.1.2, subnet mask: 255.255.255.0 gateway: 10.1.1.1 Cấu hình giao thức chọn đường RIPv2:
Router HN:
RouterHN(config)#router rip RouterHN(config-router)#version 2
RouterHN(config-router)#network 192.168.1.0
RouterHN(config-router)#network 172.16.1.0 RouterHN(config-router)#exit RouterHN(config)#
Router NA:
RouterNA(config)#router rip
103
RouterNA(config-router)#version 2
RouterNA(config-router)#network 192.168.1.0
RouterNA(config-router)#network 192.168.2.0 RouterNA(config-router)#exit RouterNA(config)#
Router HCM:
RouterHCM(config)#router rip RouterHCM(config-router)#version 2
RouterHCM(config-router)#network 192.168.2.0
RouterHCM(config-router)#network 10.1.1.0 RouterHCM(config-router)#exit
Kiểm tra bảng chọn đường: Router HN:
RouterHN#sh ip route
Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area
N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP
i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area
* - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route
Gateway of last resort is not set
R 10.0.0.0/8 [120/2] via 192.168.1.2, 00:00:18, Serial0/3/0
172.16.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
C 172.16.1.0 is directly connected, FastEthernet0/0 C 192.168.1.0/24 is directly connected, Serial0/3/0
R 192.168.2.0/24 [120/1] via 192.168.1.2, 00:00:18, Serial0/3/0
RouterHN# RouterNA:
RouterNA#show ip route
Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area
N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP
i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area
* - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route
Gateway of last resort is not set
R 10.0.0.0/8 [120/1] via 192.168.2.1, 00:00:19, Serial0/3/1
R 172.16.0.0/16 [120/1] via 192.168.1.1, 00:00:25, Serial0/3/0
C 192.168.1.0/24 is directly connected, Serial0/3/0 C 192.168.2.0/24 is directly connected, Serial0/3/1
RouterNA# Router HCM:
RouterHCM#sh ip route
Codes: C - connected, S - static, I - IGRP, R - RIP, M - mobile, B - BGP D - EIGRP, EX - EIGRP external, O - OSPF, IA - OSPF inter area
N1 - OSPF NSSA external type 1, N2 - OSPF NSSA external type 2 E1 - OSPF external type 1, E2 - OSPF external type 2, E - EGP
i - IS-IS, L1 - IS-IS level-1, L2 - IS-IS level-2, ia - IS-IS inter area
* - candidate default, U - per-user static route, o - ODR P - periodic downloaded static route
Gateway of last resort is not set 10.0.0.0/24 is subnetted, 1 subnets
C 10.1.1.0 is directly connected, FastEthernet0/0
R 172.16.0.0/16 [120/2] via 192.168.2.2, 00:00:18, Serial0/3/1 R 192.168.1.0/24 [120/1] via 192.168.2.2, 00:00:18, Serial0/3/1
C 192.168.2.0/24 is directly connected, Serial0/3/1 RouterHCM#
4. Kiểm tra bằng lệnh Ping
Từ PC1 Ping đến PC2 có địa chỉ IP 10.1.1.2 -> Thành công
Từ PC2 Ping đến PC1 có địa chỉ IP 172.16.1.2 -> Thành công
Như vậy, PC1 và PC2 có thể Ping thành công với nhau, cũng có nghĩa là cấu hình giao thức chọn đường RIPv2 trên cả 3 Router đã thành công.
4.8.4. Giao thức chọn đường OSPF
1) Giới thiệu
Giải thuật đường đi ngắn nhất đầu tiên OSPF (Open Shortest Path First) được phát triển cho các mạng sử dụng giao thức IP bởi nhóm làm việc cho giao thức IGP (Interior Gateway Protocol) của IETF (Internet Engineering Task Force). Nhóm này được hình thành vào năm 1988 để thiết kế giao thức định tuyến bên trong dựa trên giải thuật tìm đường đi ngắn nhất đầu tiên SPF (Shortest Path First) để sử dụng trong mạng Internet.
OSPF có hai đặc trưng chính. Đặc trưng thứ nhất là một giao thức mở, có nghĩa là đặc tả của nó thuộc về phạm vi công cộng, OSPF được đặc tả trong RFC 1247. Đặc
trưng thứ hai của OSPF là dựa vào giao thức SPF, đôi khi còn gọi là giải thuật Dijkstra.
OSPF là một giao thức chọn đường thuộc loại trạng thái liên kết, trong đó mỗi Router sẽ phải gửi các thông tin quảng cáo về trạng thái liên kết của mình cho các Router còn lại trong cùng một khu vực (area) của một mạng có cấu trúc phân cấp. Mỗi Router sẽ thu thập thông tin về trạng thái liên kết của các Router khác, từ đó xây dựng lại hình trạng mạng và sử dụng giải thuật Dijkstra để tìm đường đi ngắn nhất đến các nút còn lại.
2) Chọn đường phân cấp
Không giống như RIP, OSPF có thể hoạt động với một cấu trúc phân cấp. Thực thể lớn nhất của cấu trúc này là hệ thống tự trị (AS - Autonomous System), đó là một tập hợp các mạng dưới sự quản lý chung và cùng chia sẻ một chiến lược chọn đường chung. OSPF là một giao thức chọn đường bên trong miền (Interior gateway protocol) mặc dù nó có khả năng khả năng nhận/gửi các đường đi từ/đến các AS khác.
Một AS có thể được phân chia thành một số khu vực (Area), đó là một nhóm các mạng láng giềng của nhau. Các Router với nhiều giao diện có thể tham gia vào nhiều khu vực. Những Router này được gọi là bộ chọn đường đường biên khu vực (Area Border Router), có nhiệm vụ duy trì cơ sở dữ liệu về hình trạng mạng riêng rời cho từng khu vực. Bởi vì các Router trong cùng một khu vực chia sẻ thông tin cho nhau nên chúng có cơ sở dữ liệu hình trạng mạng về khu vực mà chúng đang thuộc về hoàn toàn giống nhau.
Hình trạng mạng của một khu vực không thấy được đối với các thực thể bên ngoài khu vực. Bằng cách giữ hình trạng mạng phân tách giữa các khu vực, OSPF tạo ra ít lưu lượng trên mạng hơn so với trường hợp AS không được phân chia khu vực.
Việc phân chia khu vực tạo ra hai kiểu chọn đường khác nhau tùy thuộc vào địa chỉ máy gửi và máy nhận nằm cùng khu vực hay khác khu vực. Chọn đường bên trong khu vực (Intra-Area) được dùng khi địa chỉ nhận và địa chỉ gửi nằm trong cùng một khu vực, chọn đường liên khu vực được dùng khi địa chỉ nhận và địa chỉ gửi nằm ở những khu vực khác nhau.
Đường trục của OSPF có trách nhiệm phân phát thông tin chọn đường giữa các khu vực. Đường trục này bao gồm tất cả các bộ chọn đường đường biên khu vực, các mạng không thuộc vào các khu vực cùng với các Router gắn vào chúng.
Hình 4.39. Kiến trúc mạng phân cấp trong OSPF
Trong hình trên, các router 4, 5, 6,10,11 và 12 hình thành nên đường trục. Nếu máy H1 trong khu vực 3 muốn gửi một gói tin cho máy H2 ở khu vực 2, thì gói tin sẽ được gửi đến Router 13, tiếp theo Router 13 chuyển gói tin sang cho Router 12, rồi chuyển tiếp cho Router 11. Sau đó Router 11 chuyển gói tin theo đường trục đến bộ chọn đường đường biên Router 10, nó sẽ chịu trách nhiệm chuyển gói tin trong khu vực (qua các Router 9, Router 7) và cuối cùng đến được máy nhận H2.
Đường trục cũng là một khu vực, vì thế tất cả các Router nằm trên mạng đường trục cũng sử dụng cùng một thủ tục và giải thuật để lưu trữ thông tin chọn đường trên mạng đường trục. Các Router nằm bên trong một khu vực không thấy được hình trạng của đường trục.
3) Định dạng gói tin OSPF
Tất cả các gói tin OSPF bắt đầu với một Header có 24 Octet được mô tả như hình dưới đây:
Hình 4.40. Cấu trúc gói tin OSPF
Trong đó:
Version number (1 octet): Phiên bản OSPF được sử dụng.
Type (1 octet): Cho biết kiểu của gói tin OSPF, là một trong số các kiểu sau: Hello: Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các láng giềng.
Database description: Mô tả nội dung của cơ sở dữ liệu hình trạng mạng.
Các thông điệp loại này được trao đổi khi một láng giềng mới xuất hiện.
Link-state request: Yêu cầu về cơ sở dữ liệu hình trạng mạng từ láng giềng. Các thông điệp này được gửi đi sau khi một Router phát hiện rằng một phần trong cơ sở dữ liệu hình trạng mạng của nó không còn đúng thực tế nữa cần được cập nhật.
Link-state update: Trả lời cho các Link-state request. Các thông điệp này cũng được sử dụng cho quá trình phân phát các Link-state bình thường..
Link-state acknowledgment: Báo nhận cho một Link-state update.
Packet length (2 octet): Mô tả chiều dài của gói tin, tính cả phần header, đơn vị là bytes.
Router ID (4 octet): Nhận dạng của Router gửi gói tin. Router ID trên Router chạy OSPF có định dạng là một địa chỉ IP. Mặc định, tiến trình OSPF trên mỗi Router sẽ tự động bầu chọn giá trị Router ID là địa chỉ IP cao nhất trong các Interface đang Up, ưu tiên cổng Loopback.