Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 17

Hình 4.56. Đường Successor đặt trong bảng cấu trúc mạng

Hình 4.57. Bảng láng giềng, bảng cấu trúc mạng, bảng chọn đường

Đường Feasible successor là đường dự phòng cho đường Successor. Đường này cũng được chọn ra cùng với đường Successor nhưng chúng chỉ được lưu trong bảng cấu trúc mạng và không bắt buộc phải có.

Trong trường hợp Successor bị sự cố thì Router sẽ tìm Feasible successor để thay thế. Nếu trong bảng cấu trúc mạng không có sẵn đường Feasible successor thì con đường đến mạng đích tương ứng được đưa vào trạng thái Active và Router bắt đầu gửi các gói yêu cầu đến tất cả các láng giềng để tính toán lại cấu trúc mạng. Sau đó với các

thông tin mới nhận được, Router có thể sẽ chọn ra được Successor mới hoặc Feasible successor mới. Đường mới được chọn xong sẽ có trạng thái Passive.

Hình 4.58. Đường Feasible successor

b) EIGRP hoạt động khác với IGRP

Về bản chất EIGRP là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách nâng cao nhưng khi cập nhật, bảo trì thông tin láng giềng và thông tin định tuyến thì nó làm việc giống như một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Sau đây là các ưu điểm của EIGRP so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách:

- Tốc độ hội tụ nhanh vì chúng sử dụng thuật toán DUAL. Thuật toán này hoạt động không bị lặp vòng khi tính toán đường đi, cho phép mọi Router trong hệ thống mạng thực hiện đồng bộ cùng lúc khi có sự thay đổi.

- Sử dụng băng thông hiệu quả vì nó chỉ gửi thông tin cập nhật một phần và giới hạn chứ không gửi toàn bộ bảng định tuyến. Nhờ vậy chỉ tốn một lượng băng thông tối thiểu khi hệ thống mạng đã ổn định. Điều này tương tự như hoạt động cập nhật của OSPF, nhưng không giống như Router OSPF, Router EIGRP chỉ gửi thông tin cập nhật một phần cho Router nào cần thông tin đó mà thôi, chứ không gửi cho mọi Router trong vùng như Router OSPF. Chính vì vậy mà hoạt động cập nhật của EIGRP gọi là cập nhật giới hạn. Thay vì hoạt động cập nhật theo chu kỳ, các Router EIGRP giữ liên lạc với nhau bằng các gói Hello rất nhỏ. Việc trao đổi các gói Hello theo định kỳ không chiếm nhiều băng thông đường truyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

- Hỗ trợ VLSM và CIDR (Classless Interdomain Routing).

- Hỗ trợ nhiều giao thức mạng khác nhau. EIGRP có thể hỗ trợ cho IP, IPX và Apple Talk nhờ có cấu trúc từng phần theo giao thức (PDMs – Protocol-dependent modules).

- Không phụ thuộc vào giao thức định tuyến. Nhờ cấu trúc từng phần riêng biệt


118

tương ứng với từng giao thức nên EIGRP không mất thời gian chỉnh sửa lâu. Ví dụ như khi phát triển để hỗ trợ một giao thức mới như IP, EIGRP cần có thêm phần mới tương ứng cho IP nhưng không phải viết lại EIGRP.

3) Định dạng gói tin EIGRP

Tất cả các gói tin EIGRP có cấu trúc như sau:

Hình 4 59 Cấu trúc gói tin EIGRP Trong đó Version 1 octet Cho biết phiên bản 1

Hình 4.59. Cấu trúc gói tin EIGRP

Trong đó:

Version (1 octet): Cho biết phiên bản EIGRP.

Opcode (1 octet): Cho biết kiểu gói tin EIGRP. Có 5 loại: Update (0x01)

Query (0x03) Reply (0x04) Hello (0x05)

Acknowledget (ACK-giống gói tin Hello) Checksum (2 octet): Kiểm tra gói tin EIGRP Flags(4 octet):

0x00000001: Sử dụng cho việc cập nhật định tuyến khi thiết lập quan hệ với một Router láng giềng mới

0x00000002: Sử dụng trong các giao thức vận chuyển đáng tin cậy của

Cisco.

Các bits còn lại chưa được sử dụng.

Sequence number (4 octet) và Acknowledgment number (4 octet): Giúp cho việc

trao đổi thông tin EIGRP tin cậy.

Autonomous System Number (AS - 4 octet): Xác định hệ thống tự quản của gói tin EIGRP.

Type / Length / Value (TLV): Một TLV bao gồm 2 octet Type, 2 octet Length, 4 octet Value. Số lượng các trường này phụ thuộc vào loại TLV, có thể có nhiều TLV.

4) Câu lệnh cấu hình EIGRP

Router(config)#

Router(config)#route eigrp [AS] // AS (Autonomous System) Number xác định các Router trong một hệ tự quản, những Router trong cùng một hệ thống mạng thì số này giống nhau, nó có giá trị trong khoảng từ 1 – 65535.

Router(config-router)#network [Network_ID] // Thêm vào AS địa chỉ IP của các mạng đang kết nối trực tiếp với Router.

Router(config-router)#no auto-summary // Không tự động ghép các dải địa chỉ IP thành 1 dải lớn (có thể không cần lệnh này).

5) Ví dụ áp dụng

Cho sơ đồ mạng cùng địa chỉ IP như hình dưới. Cấu hình giao thức chọn đường EIGRP trên 3 Router sao cho các Router có thể Ping được với nhau.

Hình 4.60. Sơ đồ mạng cấu hình giao thức chọn đường EIGRP Cấu hình các Interface:

Router 1:

Hình 4.61. Cấu hình Interface Router 1

Router 2:

Hình 4.62. Cấu hình Interface Router 2

Router 4:

Hình 4.63. Cấu hình Interface Router 4 Cấu hình giao thức chọn đường EIGRP:

Router 1:

R1>en R1#config t

R1(config)#router eigrp 100 // Giá trị Autonomous system AS là 100

R1(config-router)#network 10.0.0.0 //Thêm các mạng mà Router 1 kết nối trực tiếp tới

R1(config-router)#network 172.16.0.0

Hình 4.64. Cấu hình giao thức chọn đường EIGRP cho Router 1

Router 2:

R2>en R2#config t

R2(config)#router eigrp 100 // Giá trị Autonomous system AS là 100 giống với Router 1

R2(config-router)#network 10.0.0.0

Hình 4.65. Cấu hình giao thức chọn đường EIGRP cho Router 2 Router 4:

R4>en R4#config t

R4(config)#router eigrp 100 // Giá trị Autonomous system AS là 100 giống với Router 1

R4(config-router)#network 172.16.0.0

Hình 4.66. Cấu hình giao thức chọn đường EIGRP cho Router 4 Kiểm tra kết quả:

Xem bảng chọn đường của Router 1:

Hình 4.67. Bảng chọn đường của Router 1

Xem thông tin về giao thức chọn đường mà Router 1 đang sử dụng:

Hình 4.68. Giao thức chọn đường Router 1 đang sử dụng

Từ Router 2 Ping tới cổng S2/0 của Router 4 có địa chỉ IP là 172.16.10.2

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí