Nguyên Nhân Của Hạn Chế Thứ Nhất, Nguyên Nhân Khách Quan


luật về đất đai cần phải ban hành các văn bản tháo gỡ hoặc xin ý kiến cấp trung ương tháo gỡ, đặc biệt đối với việc triển khai thực hiện các dự án lớn có thu hồi đất của công dân. Cũng thông qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đất đai, đã phát hiện kịp thời những tiêu cực, những vi phạm trong công tác của cán bộ cấp cơ sở làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, để ngăn chặn và xử lý kịp thời, góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền; ổn định an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể khái quát một số những nguyên nhân chính của những ưu điểm nêu trên như sau:

Một là, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền trên toàn tỉnh một cách sát sao, quyết liệt. Do lãnh đạo các cấp các ngành (đặc biệt của người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết) tăng cường đối thoại (đặc biệt với các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài), để phát huy quyền dân chủ của nhân dân, chống căn bệnh quan liêu, xa dân.

Hai là, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đến tuyên truyền vận động, giáo dục phổ biến pháp luật, chú trọng và phát huy vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở do hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan hành chính đã tuân thủ nghiêm các trình tự thủ tục luật định, được cụ thể hóa trong Bộ thủ tục hành chính ở từng cấp.

Ba là, khai thác và phát huy có hiệu quả vài trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tranh thủ được những ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

a) Về việc ban hành văn bản và tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đất đai ở Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

Chưa ban hành các văn bản quy định về quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh Phú Thọ cũng như quy trình nội bộ về giải quyết khiếu nại của các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


Việc ban hành quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh đối với các vụ việc nghiêm trọng còn chậm, chưa thể hiện tính khách quan của các kết luận thành tra. Điều này đều so việc thẩm tra xác minh, đề xuất biện pháp giải quyết với cấp có thẩm quyền ở một số vụ việc cụ thể còn hạn chế, thẩm tra chưa đầy đủ nội dung công dân khiếu kiện dẫn đến phải thẩm tra bổ sung làm cho vụ việc bị kéo dài.

Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ - 8

Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đất đai có hiệu lực pháp luật còn chậm và hạn chế. Từ đó, dẫn đến người khiếu nại tiếp tục gửi đơn với thái độ bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính quyền cố tình bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của người dân vào chính quyền.

b) Trong hoạt động tiếp công dân và xử lý đơn thư

Việc tiếp công dân còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, chưa gắn với công tác giải quyết khiếu nại của công dân; Việc thực hiện quy định về tiếp công dân của Lãnh đạo chưa được thực hiện thường xuyên khiến người dân phải đi lại nhiều lần gây tâm lý bức xúc.

Công tác bố trí cán bộ và tổ chức tiếp dân bị xem nhẹ, nên đã không phát huy được vai trò, hiệu quả của tiếp dân. Đôi khi còn có biểu hiện ngại tiếp công dân hay còn có thái độ, tác phong chưa thực sự chuẩn mực trong giao tiếp với công dân. Có nhiều vụ việc lúc đầu thì đơn giản những do không được xem xét, giải quyết kịp thời, đến nơi, đến chốn, khách quan, vô tư; do thái độ cán bộ giải quyết thiếu tôn trọng người dân mà trở nên căng thẳng, phức tạp, kéo dài, có khi trở thành điểm nóng.

Trong công tác xử lý đơn, còn tồn tại việc nhầm lẫn trong việc phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh, nhầm lẫn trong phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa cơ quan hành chính và cơ quan Tòa án.

c) Trong hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai

Chất lượng đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại đôi khi còn hạn chế, có nơi giao cho cán bộ thanh tra hoặc cán bộ thụ lý thực hiện việc


đối thoại với công dân, đối thoại gọi là cho có nên không đi được vào bản chất của vấn đề, thậm chí có những vụ việc chưa tổ chức đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật. Còn tình trạng người có thẩm quyền giải quyết, người được giao kiểm tra, xác minh còn ngại đối thoại, tiếp xúc với người khiếu nại, không tạo được sự đồng thuận cao đối với các kết luận, quyết định giải quyết nên các vụ việc giải quyết khiếu nại đi đến giải quyết dứt điểm không nhiều (nhất là đối với giải quyết khiếu nại lần đầu). Việc thực hiện quy trình giải quyết ở nhiều nơi còn chưa tuân thủ các quy định về trình tự thực hiện, nhiều vụ việc cán bộ tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại theo phiếu giao việc, không có quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, hay tổ công tác.

Tình trạng quá hạn trong giải quyết khiếu nại đất đai diễn ra khá phổ biến, trong đó do công tác thẩm tra, xác minh kéo dài vượt thời hạn là chủ yếu. Chất lượng giải quyết vụ việc của một số đơn vị còn chưa cao, còn hiện tượng giải quyết cho xong thẩm quyền, do vậy vụ việc lại bị công dân tiếp tục khiếu nại lên cấp trên, khiếu nại có tính bức xúc, khiếu nại vượt cấp.

Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm và hạn chế, thiếu triệt để. Từ đó dẫn đến việc người khiếu nại tiếp tục gửi đơn với thái độ bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính quyền cơ sở cố tình bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy chính quyền và lại phát sinh vụ việc mới.

Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại chưa được thực hiện thường xuyên và nhiều khi có thực hiện nhưng mang tính hình thức, tâm lý nể nang nên kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm còn hạn chế.

Nhiều địa phương, người có thẩm quyền giải quyết có tâm lý ngại tiếp xúc làm việc với luật sư, người tư vấn pháp luật cho người khiếu nại. Do đó, đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết một số vụ việc.


Ngoài ra, công tác thông tin, báo cáo và quản lý, lưu trữ hồ sơ trong giải quyết khiếu nại về đất đai cũng còn nhiều rất nhiều hạn chế.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

Văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai chưa thực sự ổn định, còn thay đổi thường xuyên và thiếu đồng bộ. Quy định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm không thống nhất với Luật Khiếu nại. Trong thời gian ngắn các văn bản pháp luật thay đổi nhiều lần, chưa thống nhất nên khó áp dụng, nhiều điểm quy định không rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong việc tính toán bồi thường giữa cơ quan thi hành nhiệm vụ và đối tượng được hưởng chế độ bồi thường.

Hiểu biết về pháp luật nói chung cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế. Một số trường hợp nghe theo lời kích động, xúi giục của phần tử xấu dẫn đến bức xúc khiếu kiện đông người; một số đối tượng do đòi hỏi quyền lợi cá nhân, mặc dù đã được các cấp chính quyền giải quyết nhiều lần nhưng vẫn cố tình không chấp hành, lợi dụng tính dân chủ của pháp luật vận động lôi kéo, kích động đông người viết đơn khiếu nại hoặc khiếu nại gửi nhiều cấp nhiều ngành từ trung ương đến cơ sở, và các cơ quan thông tin, báo chí nhằm gây dư luận xấu làm ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Phú Thọ.

Việc thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở nhiều nơi không đúng quy định, như ra thông báo giải phóng mặt bằng mà không có quyết định thu hồi đất, không công khai hoặc công khai không đầy đủ quy hoạch sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất, không thông báo trước kế hoạch, phương án thu hồi đất cho người bị thu hồi đất, cưỡng chế giải phóng mặt bằng khi chưa giải quyết tốt khâu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của người dân và khi chưa bố trí tái định cư.


Thứ hai, nguyên nhân chủ quan

Trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị còn nhiều yếu kém trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại; còn có biểu hiện ngại va chạm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan cấp trên; nhiều vụ việc giải quyết chưa kịp thời, xem xét giải quyết còn cứng nhắc, chưa thấu tình đạt lý.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đánh giá của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ chuyên ngành về đất đai nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu; trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Một số bộ phận cán bộ công chức năng lực, đạo đức chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nhưng khó thay thế. Chế độ lương thưởng chưa thực sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc.

- Công tác tuyên truyền phố biến pháp luật về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai chưa thật sự đi vào cuộc sống.


Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở những nội dung phân tích tại Chương I, tác giả đã liên hệ với thực tiễn việc thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai tại địa phương.

Tại Chương II, bên cạnh việc khái quát vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức, chức năng, quyền hạn của UBND tỉnh trong thi hành pháp luật về khiếu nại đất đai; tác giả còn đề cập đến thực trạng và phân tích các ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế trong quá trình thi hành pháp luật về khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ.

Đối với các hạn chế mà tác giả đề cập đến trong luận văn, có thể thấy việc văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của Việt Nam hiện nay còn thiếu ổn định, thay đổi thường xuyên và thiếu đồng bộ cũng như quy định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm không thống nhất với Luật Khiếu nại, đồng thời trong thời gian ngắn các văn bản pháp luật thay đổi nhiều lần, chưa thống nhất nên khó áp dụng, nhiều điểm quy định không rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong việc tính toán bồi thường giữa cơ quan thi hành nhiệm vụ và đối tượng được hưởng chế độ bồi thường là nguyên nhân trực tiếp gây nên các hạn chế về thi hành giải quyết khiếu nại đất đai của tỉnh Phú Thọ.

Căn cứ từ những hạn chế và nguyên nhân đã nêu tại Chương II, trên cơ sở quan điểm của mình, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ tại Chương III của Luận văn.


Chương 3

GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ


3.1. Nhóm các giải pháp chung để bảo đảm thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai

3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ

Nguyên nhân chủ yếu của việc khiếu nại liên quan đến đất đai là về phía pháp luật đất đai chưa hoàn chỉnh, nhất là Luật Đất đai đã được ban hành và có hiệu lực thi hành đã hơn 05 năm và đang tiếp tục bộc lộ những hạn chế, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện và thực tiễn xã hội hiện nay. Qua thực tiễn triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cho thấy những hạn chế, thiếu sót của Luật Đất đai năm 2013 cần thiết được khắc phục, cụ thể:

Thứ nhất, theo Điểm c, Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai đối với “Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng…” [19]. Tuy nhiên, tại Điểm d, Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 lại quy định: “Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai” [19] tức là không thu hồi Giấy chứng nhận đối với trường hợp này; còn tại Khoản 5, Điều 87 Nghị định số


43/2014/NĐ-CP hướng dẫn “Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật trong các trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai nếu người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất , quyền sử hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật”[10]. Việc quy định này chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất dễ gây ra nhiều cách hiểu (trên quy định thu hồi đất đối với trường hợp đất giao, cho thuê không đúng đối tượng nhưng dưới lại quy định không được thu hồi Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất) và áp dụng khác nhau; đây cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc tranh chấp, khiếu nại kéo dài.

Thứ hai, Luật Đất đai năm 2013 quy định việc thu hồi đất theo Điều 61, Điều 62, Điều 64 và Điều 65 là cần thiết nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Nhưng khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi và tiến hành thu hồi đất lại gặp nhiều khó khăn, cản trở, bất hợp tác của người bị thu hồi đất do người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi hoặc tự nguyện thực hiện quyết định nhưng chậm giao đất theo quy định, nhiều trường hợp khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thì người bị thu hồi đất gây cản trở người thi hành công vụ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người thi hành công vụ,… Vì họ cho rằng giá đất bồi thường, chính sách trước và sau thu hồi đất không tương xứng với thị trường và lợi ích thực tế đất bị thu hồi mang lại. Có thể nói, đây là bất cập lớn đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung.

Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2013 còn một số những hạn chế như:

Thứ nhất, Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023