xếp các luận cứ, luận chứng một cách xác đáng vô cùng để làm nổi bật nội dung bài viết. Qua thấy được tài năng của Nguyễn Trường Tộ khi làm sáng tỏ vấn đề.
Bên cạnh những bài luận của Nguyễn Trường Tộ thì những bài luận của Nguyễn Lộ Trạch cũng có kết cấu và lập luận một cách logic để làm sáng tỏ những vấn đề mà ông luận bàn trong những sáng tác của mình.
Trong Thời vụ sách hạ để đối phó với tình hình khó khăn, ông đề nghị 5 biện pháp tích cực có tính chất cứu nguy. Ở mỗi biện pháp ông đều phân tích cụ thể rò ràng. Biện pháp thứ nhất là dựa vào thế hiểm yếu để giữ vững gốc nước. Ông đã đưa ra ba điều: “địa thế bốn mặt có quan ải, quân lính trăm vạn dặm, đồng ruộng phì nhiêu ngàn dặm, trong ba điều ấy nếu thiếu một thì không được” [3; 108]. Từ những lý lẽ đó ông đã chọn Thanh Hóa làm địa thế để giữ gốc nước. Ông đã chứng minh rằng: “Thanh Hóa phía Tây Nam có non cao núi lớn... Phía Bắc thì dãy núi Tam Điệp chặn ngang... Phía Nam có miền Lãnh Thủy, Hoàng Mai... Phía Đông là một dải cát dài... Dân miền Hoan, Diễn siêng năng, nghĩa dũng, có thể vỗ về mà thu phục, nhờ đấy có được binh lính... Vùng này đất rộng người đông, phong tục thuần hậu, đồng ruộng phì nhiêu” [3; 108]. Những lý lẽ và dẫn chứng xác đáng Nguyễn Lộ Trạch đã làm cho người đọc có sức thuyết phục. Biện pháp thứ hai là tích lũy gạo tiền để có đủ lương thực. Với luận điểm này ông lại đưa ra hàng loạt những lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm của mình. Ông nói rằng: “Xưa nay những nước yếu hèn lâu ngày đều bị khốn đốn về binh lực và tiền của. Mà binh lực yếu thường do tiền của thiếu thốn...” [3; 111]. Ông cho rằng sự thiếu thốn về binh lực và tiền của là do chưa có đủ lương thực. Chính vì vậy ông đã kêu gọi nhân dân ta lập đồn điền để tích lũy lương thực: “Lấy 5 vạn người làm đồn điền, mỗi năm thu được hơn 70 vạn hộc thóc, tích lại đến 10 năm thì nước ta nhất định giàu vậy” [3; 114]. Biện pháp thứ ba là huấn luyện binh lính để có
đủ binh lực. Để làm sáng tỏ vấn đề này ông nói: “Muốn quân đội hùng mạnh thì trước hết dân phải giàu, mà dân giàu thì không ngoài hai điều nuôi và dạy” [3; 116]. Ngoài những biện pháp trên ông còn đưa ra biện pháp là học kỹ thuật để chống giặc và ngoại giao rộng rãi để nhờ ủng hộ. Ông sắp xếp thứ tự các luận điểm, các lý lẽ một cách logic qua đó nhằm làm sáng tỏ một vấn đề đó chính là muốn canh tân đất nước giúp nhân dân thoát khỏi tình trạng khó khăn, lạc hậu, tiêu điều.
Hay trong Thời vụ sách thượng Nguyễn Lộ Trạch đưa ra kế sách chống chọi với kẻ thù bằng chủ trương hòa hoãn với Pháp. Để chứng minh đây là kế sách đúng đắn ông đã đưa ra hàng loạt những dẫn chứng thuyết phục. Trước hết ông nếu ra tình thế của nước ta: “Tình thế nước ta hiện nay cũng như một khối ung nhọt lớn vậy” [3; 86]. Rồi phân tích thế lực của giặc: “Tây Dương là bọn giặc mạnh xưa nay chưa từng có. Chúng hành binh ở ngoài trùng dương bảy vạn dặm mà không phải mệt nhọc dầm mưa dãi nắng vận chuyển...” [3; 87]. Trước tình thế đó ông chọn kế sách hòa. Ông phân tích lý do không thể lấy hòa làm “kế lâu dài” một cách hết sức sáng suốt. Trước hết là giặc Pháp đã có âm mưu thôn tính nước ta từ lâu, mặc dù lúc này đã chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, nhưng so với tham vọng của chúng còn quá ít ỏi, chưa thể thỏa mãn chúng được. Hai là chúng biết ta yếu nên dùng cách hòa nghị để nắm phần lợi, “ngầm tiêu hao máu mỡ của ta làm cái kế “tằm ăn lá dâu” gặm dần đất ta, rồi tiến tới thôn tính toàn bộ đất nước”. Bằng những lập luận sắc xảo luận điểm được Nguyễn Lộ Trạch nêu ra chính là hệ thống vấn đề dính kết chặt chẽ với tư tưởng và chủ đề tác phẩm.
Qua kết cấu và lập luận được thể hiện, nhận thấy được Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch là nhà văn chính luận tài năng khi làm sáng tỏ vấn đề một cách thấu đáo và tường tận.
3.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong thể luận thường sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị, văn nghệ, quân sự, khoa học, lịch sử… Các thuật ngữ chuyên môn tuy không nhiều như trong văn bản khoa học nhưng việc sử dụng rộng rãi đã góp phần làm cho các vấn đề xã hội được đi sâu vào các lĩnh vực đời sống. Ngôn ngữ của thể luận có những đặc trưng cơ bản như: tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận và tính truyền cảm, thuyết phục.
Ngôn ngữ rất giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng lại diễn đạt được nội dung phong phú. Ví như trong Thiên hạ phân hợp đại thể luận Nguyễn Trường Tộ viết: “Sự thế hiện nay chỉ có hòa. Hòa thì trên không cưỡng lại ý trời, dưới có thể làm cho dân khỏi khổ, chấm dứt được sự dòm ngó của bọn gian nghịch, ngăn chặn được sự tranh giành của nước ngoài, thật là hay không thể kể xiết”; “Không hòa mà chiến, khác nào cứu lửa đổ thêm dầu, không những không cứu được mà còn cháy nhanh hơn nữa.” [2; 108]. Với lời lẽ ngắn gọn, nhưng mỗi câu, mỗi chữ ông nêu ra đều ý nghĩa, súc tích, gợi ra được mong muốn và ý nguyện mà ông muốn đề cập đến đó là thực hiện kế sách hòa hoãn với Pháp.
Nhiều từ ngữ mang tính chính trị, quân sự. Trong Thiên hạ phân hợp đại thể luận Nguyễn Trường Tộ sử dụng những từ ngữ mang tính chính trị, quân sự: “Nước ta tự núi kề biển, địa thế như một con rắn dài”; “Hơn nữa, họ đã lão luyện chiến trận những phương pháp của Đông phương như dụ địch, kiêu binh, địa lôi, hỏa công, sập hầm, thuốc độc họ đều biết cả, dù có người trí xảo đến mấy cũng không nhử được họ”. “Sự thế hiện nay chỉ có hòa. Hòa thì trên không cưỡng lại ý trời, dưới có thể làm cho dân khỏi khổ, chấm dứt được sự dòm ngó của bọn gian nghịch, ngăn chặn được sự tranh giành của nước ngoài, thật là hay không thể kể xiết. Còn việc binh đao thì thật là tai họa
Có thể bạn quan tâm!
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 5
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 6
- Một Số Phương Diện Nghệ Thuật
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 9
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
nó là cho vợ goá con côi, tổn thương hòa khí của trời đất, sinh ra hạn hán lụt lội. Thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dụng binh dẹp loạn.” [2; 110]. Những từ ngữ mang tính chính trị, quân sự mà Nguyễn Trường Tộ sử dụng là: địa thế, dụ địch, kiêu binh, địa lôi, hỏa công, sập hầm, thuốc độc, hòa, binh đao, dụng binh...
Ví như trong thời vụ sách thượng Nguyễn Lộ Trạch viết: “Tuy muốn hòa, há mình tự hòa được sao? Muốn thủ, há mình tự thủ được sao? Nếu ta không thể chiến bèn vội nói thủ, thì tàu địch nhanh, ta đi bộ chậm, địch giương đông đánh tây, ta sẽ mệt mỏi vì chạy theo ứng phó; huống nữa cửa biển lại đang rộng lớn, bờ biển trải dài, ta há có thể dãi binh để phòng thủ chắc chắn được chăng?” [3; 92].
Hay trong Thời vụ sách hạ: “địa thế bốn mặt có quan ải, quân lính trăm vạn dặm, đồng ruộng phì nhiêu ngàn dặm, trong ba điều ấy nếu thiếu một thì không được” [3; 108]. Số cường tráng thì đưa lên làm thượng quân... Đấy là việc huấn luyện trung đẳng... Số còn lại biên chế làm hạ quân.” [3; 117, 118] ; “Binh khí ngày nay không có gì hơn súng hỏa sang” [3; 119].
Hầu hết các từ ngữ được Nguyễn Lộ Trạch sử dụng đều thuộc trường nghĩa về chính trị, quân sự như: chiến, thủ, hòa, dãi binh, phòng thủ, địa thế, quan ải, thượng quân, trung đẳng, hạ quân, binh khí...
Ngôn ngữ mang tính thông tin khách quan, thể hiện được đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở. Trong Thiên hạ phân hợp đại thể luận, Nguyễn Trường Tộ viết: “Tôi ở nước ngoài đã lâu biết rò sức của họ, tinh tường tình hình của họ”; “Tôi xin gởi kèm theo đây một bản đồ để chú giải rò những điều nói trên đây” [2; 112]. Ở đây ông đã thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình, đồng thời khẳng định lời nói của mình là đúng và có căn cứ bằng cách gửi kèm theo một bản đồ để làm bằng chứng.
Trong Thời vụ sách hạ của Nguyễn Lộ Trạch, ở biện pháp học thuật kỹ thuật để chống giặc ông cũng đưa ra thông tin rất khách quan: “Có người cho rằng: người Pháp sẽ giấu nghề mà không chịu truyền dạy. Thế thì Nhật Bản, Trung Hoa có thể chế được khí cụ, vậy họ học ở đâu? Vả lại chuyên nghề kỹ thuật không phải chỉ có riêng nước Pháp, nếu ta không ngại tốn kém mà lễ nhiều để giao du rộng rãi thì đi đâu mà chẳng học được” [3; 118]. Ở đây ông đã thể hiện được đường lối của mình bằng cách khuyên dân chúng học kỹ thuật từ nước Pháp. Bên cạnh đó ông còn phê phán một cách trực diện đường lối sai lầm và thái độ hèn nhát cầu an của triều đình. Ông không sợ triều đình bắt tội vì lời lẽ khoáng đạt mà ngược lại, ông tự do trình bày những suy nghĩ của bản thân mình. Cái gì có ông nói có, cái gì không thì không thể làm cho nó thành có được. Hiếm có thể tìm thấy được một người công tư phân minh như ông trong chốn quan trường lúc bấy giờ.
Ngôn ngữ được cân nhắc kĩ càng, thể hiện được lập trường, tư tưởng, quan điểm của ông. Nói một cách dễ hiểu hơn, ngôn ngữ được Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch sử dụng chính xác, chuẩn mực. Tuy nhiên, sự chính xác không làm nghèo nàn , mà trái lại còn làm phong phú cho ngôn ngữ chính luận. Trong Thiên hạ phân hợp đại thể luận Nguyễn Trường Tộ nói: “Nếu bảo quân ta mạnh, lúa gạo ta nhiều, chưa chi đã vội hòa sợ thiên hạ cười chê chăng? Nói như thế tức là không nhịn nhục việc nhỏ để làm việc lớn vậy”; “Hoặc giả có người nói đất đai tổ tiên để lại không được đưa gang tấc nào cho kẻ khác. Như vậy là quá câu chấp mà để hỏng việc nước” [2; 111]. Lý lẽ ông đưa ra rất chính xác và dễ hiểu nhằm chứng minh cho kế sách hòa hòa là thượng sách. Hay trong Giáo môn luận ông thể hiện qua điểm của mình về vấn đề trung hiếu: “Phàm con người sinh ra trong trời đất, trung hiếu vốn là bản tính chứ không phải cái gì giả tạo từ bên ngoài gán vào. Ví cũng như nước lửa thuận theo thế của nó thì nước chảy vào chỗ trũng, lửa cháy nơi
khô. Nếu có cái thế khác làm rối loạn không cho lửa bốc lên, nước chảy xuống, thì đó chỉ là tạm thời mất sự bình thường mà thôi, còn bản tính của nó vẫn không bao giờ mất” [2; 116]. Ông cân nhắc kĩ khi sử dụng từ ngữ, một mặt để người đọc để hiểu, mặt khác để làm rò cho lập trường mà ông xây dựng. Mỗi lời lẽ đều đanh thép, hùng hồn nhằm thể hiện được nội dung mà Nguyễn Trường Tộ muốn hướng đến. Ông không viết một cách hời hợt, cho qua mà ông suy nghĩ thấu tình đạt lí để câu văn được rò nghĩa hơn.
Bên cạnh đó trong Thời vụ sách hạ Nguyễn Lộ Trạch đã cân nhắc kĩ càng khi đưa ra quan điểm của mình: “Bàn về địa thế, ắt phải là: tiến có thể làm nên chuyện, mà lui cũng có thể tự giữ vững, muốn bảo vệ thì có quân lính mà tài vật cũng đủ để tự cấp” [3; 108]. Ông đã thẳng thắn nêu lên quan điểm của mình, mỗi lời lẽ đều đanh thép hùng hồn, qua đó thể hiện tấm lòng yêu nước của ông.
Mặc dù đặc thù của thể luận là bàn bạc về các vấn đề chính trị - xã hội song nó không phải hoàn toàn khô cứng mà ngôn ngữ vẫn bộc lộ rất rò cảm xúc của người viết. Trong Giáo môn luận Nguyễn Trường Tộ dùng lời lẽ đanh thép nói về các vấn đề đưa ra, nhưng không vì thế mà những cảm xúc của ông mất đi. Ông nói: “...nếu trên đời này có ngọt mà không có đắng, người ta sẽ không biết vị ngọt là đáng yêu; có ấm mà không có lạnh, người ta sẽ không biết được cái thích thú của sự ấm áp; có trắng mà không có đen, trắng không thể tự một mình phô bày cái đẹp được; có hoa mà không có gai, hoa cũng không thể một mình tốt tươi được” [2; 115]. Ở đây ông kêu gọi triều đình phải có chính sách bao dung, nhân ái đối với những tín đồ Công giáo.
Tóm lại, ngôn ngữ của thể luận là ngôn ngữ mang đậm màu sắc chính trị, quân sự, kinh tế… Đó còn là thứ ngôn ngữ khách quan, công khai và được cân nhắc một cách kĩ lưỡng. Từ đó, tư tưởng và lập trường của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch đã được thể hiện rò ràng và minh bạch.
3.3. Giọng điệu
Vấn đề được bàn đến trong các văn bản thể luận là những vấn đề chính trị, xã hội. Khi bàn bạc về các vấn đề đó, các nhà chính luận bao giờ cũng phải tỏ rò quan điểm, thái độ chính trị của mình một cách công khai. Viết văn bản chính luận, người viết không chỉ xuất phát từ ý nghĩ riêng, nhu cầu riêng mà phải đứng trên ý nghĩ chung của một tập thể, một tổ chức, một giai cấp, thậm chí là một quốc gia để bàn bạc. Do đó, giọng điệu của người viết là giọng dứt khoát, đanh thép, cương quyết thể hiện thái độ, lập trường hết sức rò ràng. Tuy nhiên, giọng điệu còn biến đổi linh hoạt để phù hợp với nội dung cần truyền đạt.
Trong Thiên hạ phân hợp đại thể luận Nguyễn Trường Tộ nêu ra lí lẽ, dẫn chứng thông qua một giọng điệu hùng hồn, đanh thép để làm rò được tình thế cấp bách của nước ta lúc bấy giờ: “Hiện nay tình hình trong nước rối loạn. Trời thì sanh tai biến để cảnh cáo, đất thì hạn hán tai ương, tiền của sức lực của dân đã kiệt quệ, việc cung ứng cho quân binh đã mệt mỏi, trong Triều đình quần thần chỉ làm trò hề cho vui lòng vua, che đậy những việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài, chia đảng lập phái khuynh loát nhau, những việc như vậy cũng đã nhiều; ngoài các tỉnh thì quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tuỷ nước, việc đó đã xảy ra từ lâu rồi. Những kẻ hận đời ghét kẻ gian tà, những kẻ thất chí vong mạng, phần nhiều ẩn núp nơi thao dã, chính là lúc Thắng, Quảng sẽ thừa cơ nổi dậy. Thế mà sao đối ngoại thì không có cách nào để động đến một mảy may lông của quân Pháp, cũng chẳng thuyết phục được ai để giải vây cho, lại đi tàn sát dân mình, giận cá chém thớt, khiến cho dân bị cái hại “cháy nhà vạ lây” [2; 110]. Khi nói về những tệ đoan, ông không thể nhẹ nhàng mà ca ngợi được, ông gửi vào từng câu văn giọng điệu riêng của ông, đó là sự căm phẫn, khinh bỉ.
Tuy dứt khoát, quyết đoán nhưng giọng điệu vẫn có sự biến hóa, có khi ông mềm mỏng nêu ra kế sách hòa hoãn: “Hòa thì trên không cưỡng lại ý trời, dưới có thể làm cho dân khỏi khổ, chấm dứt được sự dòm ngó của bọn gian nghịch, ngăn chặn được sự tranh giành của nước ngoài, thật là hay không thể kể xiết” [2; 110]. Ông không cương quyết nữa mà nhẹ nhàng nói lên suy nghĩ, những điều mắt thấy tai nghe của mình, rồi thông qua đó phân tích cho người đọc thấy được tình hình hiện tại. Ông tinh tế khi dùng sự mềm mỏng để chế ngự cái uy quyền, cái tệ đoan nhức nhối đang diễn ra.
Khi nói về những tệ nạn mà triều đình dửng dưng, ông dùng giọng đanh thép, hùng hồn nhưng khi nói về dân chúng, những con người cực khổ ông lại dùng giọng tình cảm, thiết tha. Giữa một triều đình chỉ coi trọng tước vị, hằng ngày hàng giờ nghĩ chuyện tranh chấp, cấu xé, giành giật danh lợi mà Nguyễn Trường Tộ thốt ra những lời than thở cho số phận người dân và lo sợ cho tình thế đất nước: “Than ôi! Dân chúng phụng sự quan trên, nạp thuế nạp tô, để mong được sống yên thân, thế mà bây giờ lại lấy những thứ nuôi sống người để làm hại người, nỡ khiến dân chúng vấp phải họa binh đao, nỡ tranh giành cái nhỏ mà bỏ cái lớn, cũng như muốn bảo tồn cành lá mà lại đem đốn cả cội gốc. Cho nên mới nói: “Không sợ thế giặc ngang tàng mà sợ lòng người rời rạc. Lòng người đã rời rạc, đã muốn chóng mất thì dù có thành trì bằng kim loại, có ao nước sôi, cũng phải bỏ mà chạy, ai ở đó chịu chết mà giữ cho” [2; 110].
Hay trong Thời vụ sách thượng ban đầu Nguyễn Lộ Trạch cũng nêu ra lí lẽ, dẫn chứng thông qua một giọng điệu hùng hồn, đanh thép để làm rò được tình thế cấp bách của nước ta lúc bấy giờ: “Tình thế nước ta hiện nay cũng như một khối ung nhọt lớn vậy. Trị chăng? Trị thì không có cách! Không trị chăng? Không trị thì cũng không thể ôm bệnh mà ngồi nhìn được!” [3; 86]. Khi nói về tình thế ông không thể nhẹ nhàng được mà đây là vấn đề