như đinh đóng cột : “Xưa nay chưa có ai buôn bán mà âm mưu chiếm nước người ta bao giờ” [2; 111].
Chỉ tiếc rằng Nguyễn Trường Tộ lo ngại vua quan triều Nguyễn hoang mang, nên ông chưa muốn nói rò cho họ hiểu cặn kẽ hơn tâm địa thực sự của thực dân Pháp đối với nước ta, ít nhất là từ ngày họ nổ súng bắn vào Đà Nẵng giữa năm 1858; mà tâm địa này thì một người thông kim bác cổ như Nguyễn Trường Tộ thấu hiểu hơn ai hết. Có lẽ cũng chính vì vậy mà cho mãi đến năm 1871 Nguyễn Trường Tộ vẫn cứ thúc giục vua quan triều Nguyễn phải chớp ngay “thời cơ đã đến” để thực hiện canh tân đất nước!
Nếu như trong Thiên hạ phân hợp đại thể luận Nguyễn Trường Tộ bàn về các tình thế lớn trong thiên hạ và đưa ra chủ trương tạm hòa hoãn và mở rộng quan hệ với Pháp thì trong Thời vụ sách thượng Nguyễn Lộ Trạch như tiếp nối chủ trương của Nguyễn Trường Tộ. Ông nhận định tình hình địch - ta và nêu nguyên nhân đất nước ngày càng suy yếu. Bằng lý luận sắc bén và có tính luận chiến, ông đã phê phán đường lối sai lầm và thái độ hèn nhát cầu an của triều đình. Ông nói: “Tình thế nước ta hiện nay cũng như một khối ung nhọt lớn vậy. Trị chăng? Trị thì không có cách! Không trị chăng? Không trị thì cũng không thể ôm bệnh mà ngồi nhìn được! Nếu may mà có cách trị thì lại đòi có hiệu quả ngay trong một sớm một chiều, rồi bó buộc bằng phép tắc này nọ, thì cách chữa trị sẽ thi thố vào đâu được! Nhưng nếu so sánh giữa ngồi ôm bệnh với trị bệnh có hiệu quả hơi lâu một chút, thì kẻ chữa trị biết nên chọn đằng nào rồi. Cho nên người xưa cho sự an vui là thuốc độc, mà việc tự cường, tự trị thì cần phải kịp thời” [3; 86].
Nguyễn Lộ Trạch quan niệm trong tình hình suy yếu, lạc hậu của đất nước phải có hòa bình để bồi bổ sức lực, xây dựng lực lượng, chuẩn bị khi thời chiến đến giành chiến thắng, chứ không phải hòa để xoa tay cho là yên ổn và không hành động gì để xoay chuyển tình thế. Ông nói: “Vả lại thế sự
ngày nay không có cách gì hơn hòa nữa, nhưng lấy hòa làm quyền nghi nhất thời thì có thể được, chứ nếu trông cậy làm kế lâu dài thì tôi đây dầu rất ngu dại, cũng biết là không nên” [3; 88].
Ông phân tích lý do không thể lấy hòa làm “kế lâu dài” một cách hết sức sáng suốt. Trước hết là giặc Pháp đã có âm mưu thôn tính nước ta từ lâu, mặc dù lúc này đã chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, nhưng so với tham vọng của chúng còn quá ít ỏi, chưa thể thỏa mãn chúng được. Hai là chúng biết ta yếu nên dùng cách hòa nghị để nắm phần lợi, “ngầm tiêu hao máu mỡ của ta làm cái kế “tằm ăn lá dâu” gặm dần đất ta, rồi tiến tới thôn tính toàn bộ đất nước.
Ông còn cho rằng hòa chỉ có ý nghĩa, nếu triều đình biết tranh thủ nó để lo tự cường, tự trị: “May gặp lúc này, hòa nghị mới xong, triều đình rảnh việc, thế mà không gấp rút tự cường tự trị, nếu rủi ro sau này có thể xảy ra như chuyện ở Hà Nội, Ninh Bình thì chẳng lẽ cũng dùng miệng lưỡi đối phó với giặc sao?” [3; 90]. Nguyễn Lộ Trạch cũng như một số người cấp tiến lúc bấy giờ luôn nhấn mạnh đến công cuộc tự cường tự trị. Nhằm làm cho dân giàu nước mạnh. Tự cường đòi hỏi phải khôn khéo và táo bạo, không quá lệ thuộc vào Pháp nhất là về lĩnh vực quân sự và ngoại giao.
Quan niệm về chiến - thủ - hòa của Nguyễn Lộ Trạch rất đúng đắn. Lúc này phái chủ hòa đang thắng thế, phái chủ chiến gặp khó khăn. Ông còn phê phán kịch liệt quan niệm chủ hòa mà không chiến. Ông cũng không tán thành chủ trương chỉ thủ một cách bị động. Ông không tách rời chiến - thủ - hòa ra mà phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa chúng một cách sáng suốt để đi đến đích cuối cùng là đánh địch và thắng địch: “Nay những kẻ bàn bạc trước sau chỉ có một điều hòa rồi kế đến là thủ, còn chiến thì chưa hề đề cập đến...T uy muốn hòa, há mình tự hòa được sao? Muốn thủ, há mình tự thủ được sao? Nếu ta không thể chiến bèn vội nói thủ, thì tàu địch nhanh, ta đi bộ chậm, địch giương đông đánh tây, ta sẽ mệt mỏi vì chạy theo ứng phó; huống nữa cửa
biển lại đang rộng lớn, bờ biển trải dài, ta há có thể dãi binh để phòng thủ chắc chắn được chăng? Vì ta không thể chiến mà nói chuyện hòa thì chúng sẽ dùng cái thế “muốn chiến” của chúng để áp đảo cái thế “muốn hòa” của ta, ... Nay nói chiến đã khó rồi, nhưng không thể chiến thì thủ không thể vững được; thủ không vững thì hòa không có chỗ dựa. Ôi, ngày nay nói chiến vốn đã khó, mà nói không chiến, chỉ thủ lại càng khó hơn.” [3; 92, 93]. Có thể nói quan điểm chiến lược của ông lúc này là chiến để thủ, và trên cơ sở thủ vững chắc mới có thể thực hiện được hòa theo cách quyền nghi, nghĩa là hòa để tự cường tự trị.
Nguyễn Lộ Trạch còn chủ trương khắc phục sự chênh lệch về quân đội và vũ khí giữa địch và ta bằng cách học lấy cái sở trường của địch, tức là tàu và súng hiện đại hóa quân đội ta “làm cách nào cho thế và lực ngang với họ”. Ông đề nghị phòng thủ trên biển để hạn chế sở trường của địch, chứ không nên cố thủ một cách thụ động: “…Việc thủ ngoài biển là kế sách trọng yếu ngày nay, mà muốn thủ được ngoài biển thì ngoài tàu và pháo ra, thật chẳng có kế gì khác” [3; 96]. Có thể thấy đây là một ý kiến táo bạo nằm trong dự liệu hòa cuộc của Nguyễn Lộ Trạch.
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Vấn Đề Bàn Luận Chủ Yếu
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 5
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 6
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 8
- Thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - 9
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Với Thời vụ sách thượng Nguyễn Lộ Trạch đã thể hiện một nhãn quan sáng suốt, một tầm nhìn xa trông rộng, một kiểu suy nghĩ mới lạ và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng của mình. Tiếc thay ý kiến của ông đã không được triều đình tiếp thu. Mặc dù vậy ông không nản chí mà vẫn tiếp tục theo dòi thời cuộc và trình bày những suy nghĩ, đề ra biện pháp khả di cứu nước.
Tóm lại để chống chọi với kẻ thù Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch đã đề ra chủ trương hòa hoãn với Pháp. Đây chính là một sách lược để thực hiện canh tân, chuẩn bị các điều kiện và khi có thời cơ thì đánh đuổi Pháp. Nếu như chúng ta kính phục Nguyễn Trường Tộ, nhà cải cách đi tiên phong có những điều trần mới mẻ và táo bạo thì chúng ta càng quý trọng
Nguyễn Lộ Trạch, coi ông như người nối tiếp sự nghiệp cải cách mà Nguyễn Trường Tộ còn làm dang dở. Qua đó cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến của hai nhà cải cách vĩ đại nửa cuối thế kỷ XIX.
Tiểu kết chương 2:
Ở chương hai, chúng tôi đã nghiên cứu đặc điểm nội dung của thể luận trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Nội dung mà thể luận đề cập đến chính là về chính trị - quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội góp phần quan trọng trong đấu tranh dựng nước, giữ nước và thể hiện sâu sắc tư tưởng của con người Việt Nam. Để làm nổi bật nên nội dung của thể loại này chúng tôi đã đi sâu vào nghiên cứu những tác phẩm viết bằng thể luận của hai tác giả Nguyễn Trường Tộ và nguyễn Lộ Trạch. Những tác phẩm đều liên quan đến kế sách canh tân đất nước, từ chính trị, quân sự, kinh tế cho đến văn hóa - xã hội và kế sách chống chọi với kẻ thù. Nguyễn Trường Tộ và nguyễn Lộ Trạch không chỉ quan tâm tới triều đình, quan lại mà ông còn lo nghĩ cho nhân dân lao động. Vấn đề được hai tác giả đề cập một cách sâu sắc, tường tận, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cũng như cách khắc phục nó. Tuy những tư tưởng này đa số không được chấp nhận và bị vua quan nhà Nguyễn cho vào quên lãng, nhưng xét một cách khách quan, đó là những tư duy logic, tiến bộ và hợp thời, nó dựa trên tình hình hiện tại của đất nước ta lúc này. Qua đó, cho thấy được tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch.
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
Ngôn ngữ của luận phải chặt chẽ, có ví dụ thực tế để chứng minh. Chức năng của luận là vũ trang cho người đọc một quan điểm, tư tưởng, lập trường có cơ sở lý luận trong đời sống và học thuật. Thể loại luận là loại văn dùng để trực tiếp phục vụ cho các cuộc đấu tranh chính trị, vận động văn hóa và có chức năng tuyên truyền sự thật và chân lí, cổ vũ khích lệ nhân dân, đả phá những lời dối trá. Nó góp phần quan trọng trong đấu tranh dựng nước, giữ nước và thể hiện sâu sắc tư tưởng của con người Việt Nam. Chính vì vậy, về mặt hình thức, thể luận nổi bật bởi các phương diện: kết cấu, lập luận, ngôn ngữ và giọng điệu.
3.1. Kết cấu và lập luận
Nói đến kết cấu của thể luận là nói đến cách tổ chức sắp xếp hệ thống lập luận trong văn bản chính luận. Hiểu theo nghĩa này bởi lập luận là cách triển khai, tổ chức các cấp độ, các yếu tố của tác phẩm. Trong thể luận, để làm nổi bật được những vấn đề chính trị, xã hội có tính thời sự nóng hổi và để thể hiện được quan điểm thái độ của mình thì buộc các nhà chính luận phải có sự lập luận chặt chẽ. Điều này phải đòi hỏi sự bố trí, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ một cách thuyết phục. Thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng, văn chính luận đã tác động trực tiếp vào lí trí người đọc và người nghe một cách dễ hiểu nhất.
Các bài luận của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch đã đưa ra hệ thống lí lẽ và dẫn chứng phong phú để làm rò cho luận điểm của mình. Những dẫn chứng cụ thể, xác đáng và có tính thuyết phục cao giúp cho người đọc dễ dàng lĩnh hội những nội dung mà ông muốn truyền đạt. “Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương chứa đựng trong tác phẩm chính luận”.
Điểm nổi bật trong phong cách lập luận của Nguyễn trường Tộ, trước hết là tư tưởng và lập luận xuất phát từ hiện thực: Việt Nam lạc hậu đang đối đầu với các nước phương Tây hiện đại. Tư tưởng và cách lập luận của ông khác trước, ông không bắt đầu từ những lời dạy bảo của thánh hiền, hay tư tưởng triết lí của Khổng - Mạnh. Những lập luận của ông dựa trên hiện thực và biện chứng làm nên những bản văn sinh động, có sắc thái riêng biệt in đậm chất hiện đại. Trong Thiên hạ phân hợp đại thế luận Nguyễn trường Tộ kiến nghị nước ta nên hòa với Pháp, vì ta chưa đủ lực chống Pháp. Nhìn cục diện đông Nam Á, ông nhận thấy nhiều nước đã bị phương Tây chiếm đóng, ngay cả Trung Quốc là nước lớn mà cũng bất lực trước sức mạnh tấn công của Anh và Pháp. Hơn thế nữa, thực tế Việt Nam lúc này (1863), sau hòa ước Giáp Tuất (1862), Pháp đã làm chủ Sài Gòn, Biên Hóa, Mỹ Tho và còn muốn thôn tính Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. So sánh sức mạnh quân sự thì ta kém thua xa người Pháp. Ta chỉ có gươm, giáo, gậy gộc, những khẩu súng cổ thì “bắn mười phát không đậu một”, tinh thần quân lính thì bạc nhược. Ngược lại, quân Pháp có vũ khí hiện đại, quân lính đầy dũng khí, thế trận của giặc “xông lên thì như nước chảy xiết, ngừng lại thì như núi dựng”. Hiện tình trong nước lại rối loạn, ở triều đình, “quan chỉ biết xu nịnh, làm trò hề”, dân chúng phân tán, lòng người rời rạc. Không hòa với Pháp, tất chúng sẽ gây chiến, ta sẽ thất bại.
Điểm thứ hai trong phong cách lập luận của Nguyễn Trường Tộ là lập luận có sự vận động mạnh mẽ, linh hoạt, đạt đến đích điểm. Luận bàn về cải cách vò bị, để quân đội mạnh mẽ tạo uy vũ cho đất nước, Nguyễn Trường Tộ nhận định tướng cần giỏi, quân phải tinh nhuệ: “Cứ xem năm trước, Anh, Pháp Bắc Kinh, chỉ có hai vạn năm nghìn quân thì đủ biết quân cần tinh nhuệ chứ không cần nhiều”. Do vậy, nay xin triều đình sửa dần dần, chọn lấy tránh binh từ hai mươi trở lên, chưa có gia đình. Ngoài ra thải bớt binh lính già yếu.
Bớt đi một nửa số lính … về sĩ quan điều khiển cũng phải bớt đi nửa số. Quan vò cần giỏi chứ không cần nhiều: “Nay một vệ sư đổi lại còn một ngàn người, một đội còn một trăm người và chỉ cần một chánh, một phó quân vệ cũng đủ điều khiển. Cho nên phải cẩn trọng chọn quan giỏi đó phải là hạng người có trí thuật hơn người và không chỉ khảo hạch một lần mà phải hết sức phân biệt, nghiệm xét mới được”. Tướng giỏi, quân tinh nhuệ, song chỉnh đốn uy lực quốc gia còn cần phải sửa sang đồn lũy, chế tạo vũ khí mới lạ, tỉnh thành phải trồng nhiều cây xanh, kinh thành phải xây dựng lại cho hợp binh pháp…
Điểm sau cùng, phong cách lập luận của Nguyễn Trường Tộ là luận cứ, luận chứng lấy từ cuộc sống đa dạng, phức tạp hướng theo tinh thần thời đại. Trong bài Giáo môn luận, Nguyễn Trường Tộ ban đầu đưa ra lý lẽ của trời đất. Ông nói: “Trộm nghĩ rằng cái đức lớn của trời đất là sự sống. Sống là gì? Là làm cho muôn vật đều được bảo toàn thiên tính của nó...” [2; 115]. Có nghĩa là ông bàn về sự sống của con người trên lãnh thổ. Rồi ông đưa ra những dẫn chứng trong lịch sử là “Đạo Công giáo đã xuất hiện ở nước ta từ thời Lê. Lúc bấy giờ giáo dân và những người trong ba đạo (Phật, Lão, Khổng) tuy tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn ân ái tiếp đón nhau, lễ nghĩa đối đãi nhau, năng lui tới với nhau không có gì hiềm nghi, đều là con dân của nước nhà mà thôi...” [2; 116].
Lối hành văn tài tình điêu luyện của Nguyễn Trường Tộ như: “Cái gì không chứa đựng được hết gọi là lớn, chồng chất thành đống nhiều lớp mà không chống chọi nhau gọi là khéo, nhiều thế lực khác nhau, nhiều tính tình khác nhau mà hợp được làm một gọi là giỏi” [2; 116]. Từ những dẫn chứng cụ thể và thuyết phục ông đã kêu gọi sự đoàn kết của dân chúng và kêu gọi triều đình phải có chính sách bao dung, nhân ái đối với những tín đồ Công giáo. Ngoài những điều nói trên, hầu hết ở tất cả các điều mà bản thân đưa ra, Nguyễn Trường Tộ luôn lấy sự khách quan là trên hết, ông xây dựng và sắp