Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 4

mức không buồn…chết nữa. Bi kịch cuộc đời cô Hoa là bi kịch điển hình cho rất nhiều cô gái ở xóm Chùa Ông. Họ đều là nạn nhân của thói hám lợi, tối mắt vì tiền- một sản phẩm của nền kinh tế mở buổi đầu. Và bi thảm nhất là chuyện cả làng há hốc mồm ra khi biết kết quả khám nghĩa vụ quân sự có tới một nửa thanh niên xóm Chùa bị loại vì máu có khoản dương tính với con Hít. Lão Bản ngậm ngùi: “Còn đâu Xóm Chùa ngày xưa nữa. Giờ tha hồ con gái đóng mác xuất ngoại, con giai đu đưa ma túy, ca-ve lẻn vào tận làng hoạt động kiếm tiền”. Ngay đến ông Sỹ Duệ vốn được tiếng là mẫu mực không bị vòng xoáy của nền kinh tế mở cuốn vào, vậy mà vẫn bị lão kép cải lương “đưa vào đời”. Thi thoảng lão vẫn đón ca-ve non thật xinh về ngôi nhà độc thân suốt đêm, để nó hầu hạ. Chờ trời tối, chạy xe máy cái vèo lên đến đầu tỉnh đã đón được “của lạ” về tận nhà...Vậy là sự tha hoá len lỏi vào mỗi gia đình, nó không từ một ai, bất kể già trẻ, gái trai. Mỗi người tha hoá theo cách riêng của mình: con gái thì hoặc dại dột để mất cái đáng quý nhất của đời mình rồi nhắm mắt để người ta đưa đi “tân trang” lại đem giao bán xứ người và rơi vào bi kịch sống không bằng chết hoặc để cứu gia đình thoát nghèo phải chấp nhận xa xứ lấy ông già đáng tuổi ông mình làm chồng; con trai nghiện ngập, hút hít nhận lấy những cái chết trắng thật khủng khiếp; ông già ham”của lạ”; các bà mẹ tối mắt vì tiền…Đó là đầu mối của những tấn bi kịch hết sức thương tâm ở xóm Chùa Ông.

Không chỉ dừng lại ở đó, bi kịch đổi thay của xóm Chùa còn được đánh dấu bằng sự kiện ông Hưởng- đại tá về hưu bị ca-ve khiêu khích chết ngay trên giường do nhồi máu cơ tim. Ông này có thằng con trai “phá gia chi tử” đã dám phá hang Dơi làm Khu Du lịch sinh thái rởm để kiếm lời. Để thoả mãn tham vọng làm giầu, Cường đã bất chấp tất cả. Hắn có thể phá Hang Dơi, tạo hiện trường giả về động xương người, công nhiên bao gái hoạt động mại dâm dưới hình thức tiếp viên nhà hàng. Đấy là đầu mối của những căn bệnh thế kỷ mà hơn một nửa trai làng mắc phải. Hơn thế nữa, Cường còn đưa cả ca-ve về nhà để hại cha. Cái chết của cha hắn còn là cơ hội để Cường quảng bá khu du lịch rởm và kinh doanh làm giầu…

Thế đấy mặt trái của nền kinh tế mở đã kéo theo nó biết bao bi kịch, bao tệ nạn từ việc tranh chấp nhau từng mét đất mặt đường, đến cơn sốt lấy chồng ngoại và khát vọng làm giầu bất chấp mọi thủ đoạn, từ sự hiện đại hóa vật chất

đến sự mai một những nét truyền thống nhân bản vốn quý của con người... Tất cả đều được Đoàn Lê thể hiện một cách chân thực, sinh động trên mỗi trang viết của mình. Giọng văn của bà ngỡ như bình thản, lạnh lùng nhưng bên trong lại hàm chứa biết bao chua xót. Không còn cảnh xóm làng bình yên với những nét nhân bản vốn quý của con người nữa. Sức mạnh của đồng tiền đã huỷ diệt tất cả. Nó làm tha hoá bao nhân cách, làm dị dạng bao tâm hồn ở xóm Chùa Ông. Đọc những truyện ngắn này của Đoàn Lê gợi ta nhớ đến tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. Trong tác phm y, nhà văn đi vào phản ánh bước chuyển biến của xã hội miền Bắc về nếp sống đạo đức, đặc biệt là những

đạo lý truyền thống vốn tốt đẹp của con người đang bị băng hoại trong gia đình nhiều thế hệ. Cụ thể là gia đình ông Bằng và mở ra ở bối cảnh rộng lớn gắn liền với tác động mạnh mẽ của thế lực đồng tiền. Một hệ quy chiếu được đặt ra từ cửa sổ và mảnh vườn nhà ông Bằng ra cuộc sống, soi rọi vào mỗi gia đình để thấy rằng tâm lý con người bị phân hoá, bị đồng tiền chi phối. Với ngòi bút sắc sảo, Ma Văn Kháng đã khắc hoạ nên từng tính cách nhân vật: một ông Bằng nhân hậu sống hết mực thương con cháu, một ông Đông nhu nhược… và đặc biệt là một Lý nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm với cái “mặt phinh phính, bừng lên một màu men hồng bóng lọng của cái nắng phương Nam. Mắt Lý tô xanh, lẳng và táo tợn…” Một người đàn bà “tay hòm chìa khoá” nắm quyền quản lý gia

đình đã “yêu đời nồng nhiệt và hoan lạc thầm kín cũng bộc phát…” sống trong thời đại kinh tế thị trường, Lý đã bị biến chất, từ người con dâu trưởng rất mực

đảm đang đến một con người vụ lợi, bất chất khuôn phép, đạo đức để những ham muốn của bản thân được đáp ứng thoả mãn. Mùa lá rụng, những chiếc lá rụng trong khu vườn hay chính là những truyền thống tốt đẹp đang dần bị mai một đi trong những con người như Lý? Và phải chăng bi kch gia đình ông Bằng là điển hình cho rất nhiều những gia đình khác đang bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường làm rung chuyển tới tận căn nguyên của nó mà những tác phẩm của Đoàn Lê đã lại một lần nữa minh chứng cho điều đó.

Sống trong thực tại cuộc sống nghèo cực, tăm tối con người luôn có khát khao vươn lên bằng mọi giá, kể cả phải đặt niềm hy vọng ấy vào những tấm vé xố vốn nhiều rủi ro. Đó là bi kịch của những con người mong đổi đời nhờ vận may ở Thành hoàng làng sổ xố. Toàn tác phẩm là câu chuyện cuộc đời lão

Khiển- một viên chức nhà nước cần mẫn, đúng mực. Vì cần mẫn, đúng mực nên lão nghèo khổ, nghèo sở, đến nỗi suốt đời lão không xây nổi mộ phần cho tứ thân phụ mẫu và cũng không xây nổi một gian nhà gạch thay cho túp lều tranh xiêu vẹo ở xóm ngoại ô. Với đồng lương ít ỏi nuôi bốn đứa con còn chật vật, vậy mà lão còn nghiện món xổ số cầu may. Rồi một lần lão trúng cái giải sáu được bảy trăm đồng. Sau chuyện đó, lão Khiển càng tin vào vận số, lão quyết định mua tăng gấp đôi số vé với sự hỗ trợ của các món tính toán cả khoa học lẫn duy tâm: nào theo sự mách bảo của giấc mơ, theo ngày sinh, tháng đẻ của những người thân trong gia đình, theo người gặp đầu tiên ngoài ngõ…Biết kiểu nào lão theo tất kiểu ấy. Thậm chí lão còn học luôn cả bài khấn của dân xổ số chuyên nghiệp. Nhưng thật là chớ trêu đen đủi, trong suốt mấy tháng, lão không thu được nửa xu. Các khoản chi tiêu bị cắt giảm ngày một tồi tệ, vợ chồng lão thường xuyên lục đục cãi cọ: lão nhiếc mụ vợ hãm tài; mụ giễu lão bị ma ám, có lần cả hai suýt nện nhau. Nhưng khát khao đổi đời nhờ vận may vẫn ngày đêm thôi thúc khiến lão Khiển không cách gì thoát ra khỏi niềm hy vọng chết người ấy. Thậm chí càng ngày lão càng đam mê hơn, đam mê đến mức bỏ bê gia đình, trễ nải cả công việc cơ quan. Sau vụ trúng trượt giải nhất liên tỉnh thì lão lao vào số đề như một con thiêu thân mê ánh lửa. Lão quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải gỡ lại mười triệu hụt ấy. Từ hôm sau, lão mua xổ số như điên, cứ có đồng nào trong túi lão mua tuốt. Lão như một con đề khát nước, bốn giờ chiều chưa xoay nổi tiền mua hai vé số, lòng lão tựa có lửa đốt, ấm ức, thất thần. Trong óc lão dày đặc một màu u ám xui lão nói dối ai để vay tiền bằng được. Cho dẫu đang buồn phiền vì đủ thứ chuyện nhưng khi cầm hai tấm vé số trên tay, lòng lão bỗng dịu đi, nhẹ như hồi sinh, vui vẻ, thư thái. Chỉ trong nháy mắt, hai tấm vé làm cuộc đổi hồn quái đản cho lão Khiển. Sau giấc mơ gặp được ông già râu tóc bạc phơ mách nước, lão Khiển như người mất hồn, lão sùng tín một cách mù quáng đã đặt toàn bộ niềm tin vào canh bạc cuối cùng này. Đúng là canh bạc cuộc đời, lão đã không thắng được số mệnh. Lão đã bị mất tất cả: chiếc xe đạp- tài sản duy nhất có giá trị trong nhà, công việc và cả gia đình. Lão Khiển bị dồn tới chân tường, gia đình tan nát, lão thành kẻ lang thang bơ vơ đầu đường xó chợ. Càng ngày lão càng cay cú, tìm mọi cách gỡ lại canh bạc cuộc đời , thậm chí phải bán dẻ cả nhân phẩm và lương tâm. Lão chấp nhận “mặt dạn mày dày” chiều bà góa già để mỗi ngày bớt của bà số tiền chợ vừa đủ hai tấm vé xố

chờ cơ hội đổi đời. Nhưng rồi niềm hy vọng mong manh ấy cũng chẳng kéo dài được bao lâu, hai đứa con bà góa sợ phải chia tài sản, chúng phối hợp với nhau tìm cách vừa đe dọa vừa cưỡng chế đuổi lão ra khỏi nhà. Một lần nữa lão lại vất vưởng, bơ vơ lần hồi kiếm ăn. Dầu vậy lão vẫn không sao từ bỏ được niềm đam mê chết người kia. Hàng ngày lão thà bớt khẩu phần ăn để dành tiền mua hai vé số. Ngày nào chưa có nổi hai vé số, lòng lão nôn nao, bồn chồn như có lửa đốt. Dần dần khi miếng ăn nuôi thân cũng không kiếm nổi, lão đành chơi xổ số bằng tưởng tượng. Dù chơi bằng tượng nhưng tâm trạng lão vẫn phập phồng lo lắng, vui buồn, hy vọng rồi thất vọng như khi lão cầm những tấm vé số chờ thông báo kết quả. Chính vì thế mà thảm kịch cuộc đời đã đến với lão. Sau khi xem xong kết quả tấm vé số tưởng tượng trúng giải độc đắc, lão đã hét toáng lên như người bị dại trước hàng ngàn người. Và điều gì phải đến đã đến… Lão bị đám đông xô đẩy chen lấn, người lão mềm oặt như một tấm dẻ rách, mụ bán vé số đã lôi lão ra từ đám đông và đưa về nhà chăm sóc. Mụ cũng như bao kẻ khác mong có thể kiếm chác từ giải độc đắc của lão. Bởi thế mụ chăm chút lão tận tình cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng thật là bi kịch đấy chỉ là tấm vé số tưởng tượng. Khi đã hiểu cơ sự mụ liền tống cổ lão ra đường như đuổi một con chó giữa đêm đông giá rét. Lão đã được hóa kiếp. Bi kịch cuộc đời lão Khiển là bi kịch chung cho bao kẻ ngộ độc sổ xố, bao kẻ khát khao nhanh chóng đổi đời bằng vận may. Họ đều là nạn nhân của nền kinh tế mở với tham vọng làm giầu từ công việc không chính đáng- chơi số đề. Kết cục của những bi kịch ấy là sự tan cửa nát nhà và cả tính mạng bản thân: lão Khiển đã chết cô độc không gia đình không người thân thích giữa đêm đông giá lạnh. Cái chết của hắn chính là hồi chuông cảnh tỉnh với những kẻ đam mê số đề đến mụ mị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bên cạnh bi kịch của những người mong đổi đời nhanh chóng nhờ vận may, trong sáng tác của Đoàn Lê còn một loại bi kịch nữa, bi kịch của những người phụ nữ bị cuộc sống khốn khó dồn đẩy đến bước đường cùng phải bán thân nuôi miệng. Đó là bi kịch cuộc đời của những người đàn bà nghèo ở xóm liều trong truyện ngắn “Hạt vừng”. Họ sống lang thang, vật vờ bằng đủ thứ nghề, sống dai dẳng kiểu tầm gửi, cỏ dại, chỉ cần bám hờ vào mảnh gỗ mục cũng sống. Kết quả của cảnh sống ấy là sự ra đời của những đứa con không cha sống vạ vật chui rúc nơi các xó xỉnh mà chỉ cần nhận được ổ bánh mỳ, khúc sắn luộc

hay mấy cái bánh rán cũng đủ khiến chúng sung sướng đến thắt lòng. Cũng vì sống không ra sống ấy mà chị Đỗ, cái Tấm, cái Mằn, con Vừng, thằng Muối đã lần lượt biến mất không ai biết vì sao. Có lẽ chúng bị đem bán, trao đổi như món hàng, như lũ chó con chỉ vì mẹ chúng không đủ khả năng nuôi nấng chúng. Và một ngày kia, mẹ chúng cũng chết ở khúc sông không biết là chết đuối hay tự tử. Chị- con bé hạt Vừng là đứa cuối cùng trôi dạt sau hôm mẹ mất. Thân cô thế cô bơ vơ, lang bạt trên cõi đời, chị thường xuyên bị đám trẻ nhặt rác xóm liều trêu chọc, chúng dùng những chiếc móc sắt tua tủa vẫn thường bới rác tấn công vào những lỗ thủng trên quần áo chị, có đứa nghịch ác ý còn cầm hai bên ống quần rách của chị lôi tuột khiến chị đau đớn, tủi hổ co rúm lại. Ấy là những ký ức khủng khiếp vẫn thường trở đi trở lại trong những cơn ác mộng của chị…

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 4

Hôm nay trong cương vị một luật sư bào chữa, chị đã thông cảm, sẻ chia lẫn xót thương người nữ phạm nhân kia một cách thành thực. Chị thấu hiểu hơn ai hết cảnh ngộ đáng thương của người đàn bà ấy. Đó là sự cảm thương của người “cùng hội cùng thuyền”, của những người đồng cảnh ngộ. Bi kịch cuộc đời người nữ phạm nhân kia cũng chính là bi kịch cuộc đời mẹ chị, bi kịch tuổi thơ cay đắng, hãi hùng của chính chị. Số phận cuộc đời người nữ phạm nhân có phần còn may mắn hơn mẹ chị bởi bà ta còn có chồng, có bốn đứa con. Người nữ phạm nhân rơi vào bi kịch từ khi người chồng chết vì đói, một mình chị ta không nuôi nổi bốn đứa con, lại thêm việc chúng ốm đau bệnh tật luôn. Không thể chống chọi nổi với cuộc sống quá khốn khó, chị ta đã phải nhắm mắt sa chân chốn bùn nhơ tanh tưởi. Chỉ vì một trăm bạc đưa con vào viện cắt Amiđan và lo mâm cơm giỗ đầu chồng, người phụ nữ khốn khổ ấy đã chấp nhận bán dẻ nhân phẩm. Nhưng thật là oan nghiệt, lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng ấy, người đàn bà đã bị khép vào tội giết người. Theo lời kể của người nữ phạm nhân, chị sống lại toàn bộ hồi ức tủi nhục, ê chề của cuộc đời mẹ chị. Chính bà cũng phải làm cái việc nhớp nhúa của người đàn bà kia để có tiền nuôi các con. Thủa ấy nhìn những vết bầm tím rớm máu trên ngực, trên vai mẹ, chị thấy nhói nơi ngực tựa hồ có một mũi tên mơ hồ chạm phải. Khi vô tình chứng kiến cảnh mẹ bị kẻ háo sắc hành hạ thân xác, chính chị cũng đã hành động như bé Trang con người nữ phạm nhân khốn khổ kia. Trong nỗi khiếp sợ kinh hoàng, con bé Vừng đã vùng dậy, ôm chặt lấy bàn chân quái vật của kẻ đang xoắn chặt chân mẹ nó mà ngoạm

cắn bằng tất cả sức lực của sự căm thù…Thế là, bằng sự trải nghiệm của một tuổi thơ cay đắng, tủi nhục, chị đã tin và xót thương người đàn bà bằng tất cả nỗi đau của quá khứ dồn cộng lại. Chị nghĩ về bi kịch cuộc đời mẹ chị, nỗi thống khổ của người nữ phạm nhân kia…Phải chăng họ đã bị hoàn cảnh phũ phàng xô đẩy để phải ngụp lặn trong nỗi tủi nhục, ê chề nhất của kiếp sống con người. Đoàn Lê đã viết về bi kịch cuộc đời những người đàn bà dưới đáy bằng tất cả sự cảm thông, sót xa của người đồng giới. Bởi thế những trang văn kể về bi kịch cuộc đời những người đàn bà ở xóm liều thật xúc động, thấm thía.

Cũng một giọng văn chứa chan niềm trắc ẩn ấy, Đoàn Lê viết về kiếp sống của những cô gái giang hồ, những cô gái bị hoàn cảnh xô đẩy phải bán thân ở Con bướm nhựa cánh xanh thật xót xa. Họ đều là những cô gái trẻ trung, xinh tươi bị vòng xoáy cuộc đời cuốn trôi đến xóm biển này để làm món đồ chơi cho đám khách ham “của lạ”. Bản thân họ có thể chưa đủ ý thức về sự hủy diệt ghê gớm từ công việc mà họ đang dấn thân và đã vô tình đặt tính mạng vào tay tử thần. Vì thế hầu hết các cô gái giang hồ đều có chung một kết cục bi thảm: hoặc chết mất xác như Tiểu Anh- một cô bé con mới mười bốn tuổi, hoặc nhận lấy căn bệnh thế kỷ như Thúy. Nhân vật “tôi” người chứng kiến cuộc đời của những cô gái giang hồ thấy “lòng mình quặn thắt run rẩy, đôi chân như không thể cất lên nổi”. Đó là sự cảm thương của những người đồng giới trước bi kịch bất hạnh của những cô gái trẻ bị hoàn cảnh vùi dập đến phũ phàng. Cái chết của họ chính là hồi chuông cảnh tỉnh với những cô gái trẻ vì lý do này hay lý do khác mà phải dấn thân vào cuộc đời cát bụi.

Bi kịch của người phụ nữ giữa vòng xoáy của nền kinh tế thị trường được Đoàn Lê cảm nhận bằng tất cả niềm trắc ẩn của một trái tim phụ nữ giầu yêu thương. Vì thế những trang viết của bà về bi kịch cuộc đời họ không chỉ chân thực làm xúc động lòng người mà còn có sức ám ảnh ghê gớm. Vẫn là những đề tài muôn thủa, nhưng Đoàn Lê đã mạnh dạn lách bút vào bề sau, chiều sâu, mặt trái của nền kinh tế mở để phơi bày chân thực, sống động hậu quả mà nó gây ra. Tất nhiên viết về những mặt tiêu cực của xã hội, rất nhiều cây bút trước Đoàn Lê đã từng đề cập đến nhưng Đoàn Lê không đi thẳng trực tiếp vào những vấn đề ấy mà thông qua bi kịch của những số phận cụ thể. Dẫu vậy ý nghĩa hiện thực của những tác phẩm ấy vẫn rất sâu sắc và thấm thía làm nhức nhối lòng người.

3.1.2.2. Bi kịch tình yêu.

Tình yêu là đề tài muôn thủa trong văn học. Thời kỳ đổi mới, nhất là đối với các cây bút nữ, tình yêu với muôn vàn cung bậc đã được các nhà văn tái hiện hết sức sinh động dưới cảm quan tinh tế, sâu sắc cũng như cách lý giải riêng của mình.. Đề tài này cũng được trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của Đoàn Lê.

Ái tình giống như một thứ gia vị mà không thể không có trong hạnh phúc của mỗi đời người nhưng nó cũng là căn nguyên của những tấn bi kịch. Tình yêu trong sáng tác của Đoàn Lê có nhiều cunng bậc, sắc thái khác nhau: Có tình yêu đơn phương vô vọng (Dấu hỏi gửi thượng đế, Tình Guột); có tình yêu tan vỡ chia lìa ( Na ơi); có tình yêu chung thủy thầm lặng (Oan hồn ngõ đá dốc, Chờ nhật thực, Đêm ngâu vào.), Có tình yêu nông nàn say đắm đến si mê điên dại nhưng chỉ thoáng chốc, thoảng qua (Trăng đường, Giao cảm cuối cùng)..

.Nhưng dù ở cung bậc sắc thái nào thì trong sáng tác của Đoàn Lê tất cả những câu chuyện tình ấy đều có chung một sắc thái bi kịch.

Tình yêu trong sáng tác của Đoàn Lê mang rất nhiều cung bậc. Mỗi cung bậc đều được nhà văn thể hiện đến tận cùng. Nếu đã yêu là yêu hết mình, suốt đời chung thuỷ với mối tình ấy, chết rồi vẫn yêu, vẫn mong được chăm sóc bảo vệ người mình yêu. Đó là một tình yêu thánh thiện, yêu bằng cả tấm lòng mà không đòi hỏi phải đền đáp. Vì thế mà rơi vào bi kịch. Ấy là tình yêu của lão Guột trong Tình Guột. Lão Guột không có may mắn được thượng đế ban phát cho một hình hài đầy đủ, ưa nhìn như người ta. Lão chỉ có một con mắt sáng, đôi chân vòng kiềng đi khuỳnh khuỳnh…Đổi lại, lão có một tâm hồn trong sáng, có một tình yêu thánh thiện. Tình yêu ấy lão dành cả cho cô Thảo- con chủ nhà kém lão mười tuổi mà lão được giao nhiệm vụ trông nom, chăm sóc để ông bà chủ lo buôn bán. Lão đã yêu cô Thảo bằng tất cả mọi thứ tình yêu trên thế gian cộng lại: tình anh em, tình cha con, tình bạn bè, tình đôi lứa… lão coi việc che chở, bảo vệ cô là thiên chức thiêng liêng của mình. Thậm chí khi vô tình để cô khóc, lão liền bị ông bà chủ đánh đòn, lão còn lấy làm hạnh phúc và mong được thường xuyên bị đánh để được cô dỗ dành, an ủi, vỗ về. Vì thế cô Thảo chính là niềm vui là mục đích sống của cuộc đời lão. Năm cô lấy con ông Phán ngoài tỉnh, dù đau đớn đến tan nát cả cõi lòng, lão vẫn cầu chúc cho cô có được hạnh phúc. Lão biết mình không xứng với cô và cũng chưa bao giờ dám mơ mình có thể sánh duyên cùng cô Thảo mà chỉ mong được gần gũi che chở, bảo vệ cho cô.

Từ khi cô Thảo theo chồng ra tỉnh lão sống lầm lũi như cái bóng, lặng lẽ dõi theo cô. Lão đau đớn thẫn thờ như đứt từng khúc ruột khi biết cô bị hành hạ, rồi bị bỏ rơi khi cô ốm đau bệnh tật. Một hôm lão trốn nhà lên thành phố, tìm đến nhà thương thăm cô Thảo, lão phải nói dối là ông bà chủ cử ra để cô an lòng. Nhìn dáng hình tiều tụy của cô, lão xót xa nuốt thầm những giọt nước mắt, rồi cô ra đi nhẹ nhàng thanh thản trên tay lão Guột. Từ đó lão nguyện gần gũi, che chở, bảo vệ để cô yên lòng an nghỉ. Sau nghĩa cử cao đẹp của cô Thảo: nguyện hiến mình cho y học, lão Guột đã tìm mọi cách trở thành người bảo vệ chăm chút cho những mẫu tiêu bản của trường đại học Y khoa nơi cô Thảo hiến mình. Lão chăm chút cho cô như người mẹ hiền chăm chút đứa con thơ, Lão hầu như không cho ai động đến mẫu ấy.

Một ngày kia lão nhìn thấy con bé Mận - con vợ chồng người bán hàng nước ở cổng trường, giống cô Thảo như đúc, Lão thấy mình như được tái sinh, sống cuộc đời thứ hai. Lão chăm chút con bé, yêu thương nó bằng tất cả tình yêu thương đã dành cho cô Thảo. Có bao nhiêu tiền lương giành dụm, lão đều gửi tiết kiệm cho con bé Mận đến mức cha nó nghi ngờ tư cách của lão khiến lão suýt mất mạng. Lão nhìn thấy ở nó tất cả những nét gần gũi yêu thương của cô Thảo ngày nào. Cũng vì thế lão yêu nó bằng tất cả nỗi nhớ nhung khắc khoải về cô Thảo trong suốt bao nhiêu năm qua. Cũng vì nó mà lão cố gắng sống và thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn. Sau trận ốm trở về, thấy mẫu xác của cô Thảo bị mổ xẻ, lão cảm nhận như có hàng trăm mũi dao đang cắt xẻ thân thể mình, lão ngã lăn ra đất ngất lịm đi và chẳng bao giờ còn dậy được nữa. Trước khi chết, lão vẫn muốn nhắn gửi một ước nguyện được gần gũi bảo vệ cô Thảo. Lão đã hiến thân cho y học để đời đời kiếp kiếp được ở bên cô Thảo.

Đa phần những câu chuyện viết về tình yêu của Đoàn Lê không phải là những câu chuyện tình lãng mạn, lâm ly với những kết thúc có hậu. Truyện viết về tình yêu của Đoàn Lê có triết lý sâu sắc để lại những dư vị sâu xa cho lòng người. Tình yêu của lão Guột gần như tình yêu của một vị thánh: yêu hết mình, yêu hết lòng, yêu hết kiếp này sang kiếp khác, một tình yêu cao thượng bao dung đến hỷ sả. Nếu cuộc đời này ai cũng có được tình yêu như tình yêu của lão Guột thì trái đất sẽ bớt đi nỗi khổ đau của kiếp người. Nhưng vì là tình yêu đơn phương nên dai dẳng , mãnh liệt và có sắc thái bi kịch bùi ngùi day dứt. Trong sâu thẳm lòng lão luôn khát khao hạnh phúc, khát khao được yêu nhưng những

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí