Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 2

Những nhận định, ý kiến của những nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về truyện ngắn cũng như sáng tác chung của Đoàn Lê. Đồng thời cũng phần nào hiểu được những nét cách tân trong nghệ thuật viết truyện của bà. Tuy nhiên, những ý kiến đánh giá, nhận xét về truyện ngắn Đoàn Lê đa phần là những ý kiến trên mạng còn chung chung, sơ lược, chưa cụ thể, chi tiết. Những ý kiến chính thống về Đoàn Lê chưa nhiều và cũng chưa có hệ thống. Và để hiểu một cách trọn vẹn, sâu sắc, có hệ thống những giá trị về nội dung, những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Đoàn Lê thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đáp ứng được điều đó. Luận văn này với mong muốn bước đầu đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê một cách có hệ thống nhằm giúp bạn đọc có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và yêu mến cây bút này hơn, đồng thời cũng là cách tiếp cận để hiểu những đặc trưng cơ bản của văn học đương đại. Bởi những đóng góp của nhà văn này cho nền văn học đương đại Việt Nam là điều không thể phủ nhận.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát chính là thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê như: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật, Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của Đoàn Lê. Nhưng để có cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê, chúng tôi có liên hệ và so sánh với các tiểu thuyết của bà, cũng như những sáng tác khác của một số nhà văn có nét nghệ thuật tương đồng (Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Huy Thiệp...) và những cây bút nữ cùng thời (Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Lý Lan, Võ Thị Hảo...)

Các tập truyện của Đoàn Lê được khảo sát trong luận văn:

- Thành hoàng làng xổ số- Nhà xuất bản Phụ Nữ Hà Nội 1990

- Nghĩa địa xóm chùa - Nhà xuất bản Hội nhà văn 1999

- Trinh tiết xóm chùa - Nhà xuất bản Hội nhà văn 2005

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 2

phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh đối chiếu. Với những phương pháp này, chúng tôi cố gắng tìm những đặc điểm cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê trong mối tương quan giữa tác phẩm của bà với những nhà văn cùng giới, cùng thời kỳ và cả những cây bút ở giai đoạn văn học trước.

4.1 Phương pháp thống kê phân loại:

Phương pháp thống kê, phân loại: giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê.

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: giúp cho việc nghiên cứu, phân tích, cắt nghĩa, lý giải các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật...từ đó khái quát lên những đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà văn.

4.3 Phương pháp lịch sử:

Phương pháp lịch sử: xem xét những đặc trưng nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê trong sự kế thừa của văn học truyền thống nhưng cũng có những cách tân độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của Đoàn Lê trên văn đàn hôm nay.

4.4 Phương pháp đối chiếu so sánh:

Phương pháp đối chiếu so sánh nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng trong thế giới nghệ thuật của Đoàn Lê trong sự so sánh với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhất là với những cây bút nữ cùng thời và với văn học giai đoạn trước.

5. Những đóng góp mới của luận văn.

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Đoàn Lê: cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật, các phương diện nghệ thuật cơ bản…để khẳng định vai trò, vị trí, tên tuổi, những đóng góp về sự cách tân nghệ thuật của Đoàn Lê đối với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Từ đó có cái nhìn khái quát, đa diện về truyện ngắn Việt Nam đương đại.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương:

Chương I: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê gồm cảm hứng bi kịch và cảm hứng triết luận.

Chương II: Thế giới nhân vật gồm các phần: Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn của Đoàn Lê, các kiểu nhân vật và phương thức biểu hiện.

Chương III. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê gồm: Cốt truyện, tình huống truyện, không gian- thời gian, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật...

PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG I. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT


1. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học

Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau với khái niệm “Cảm hứng nghệ thuật”, các cách hiểu đó đều thống nhất ở chỗ khẳng định vai trò quan trọng của cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học giống như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, xâu nối các khối văn bản trong tác phẩm. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về cảm hứng nghệ thuật (hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.” [21, 32]. Có thể nói cảm hứng nghệ thuật chính là những cảm xúc, tình cảm chân thành của nhà văn gửi gắm trên mỗi trang giấy. Cảm hứng nghệ thuật được xem như “một điều kiện không thể thiếu trong việc tạo ra những tác phẩm đích thực”(Bêlinxki). Nhờ “sợi dây” cảm hứng này mà toàn bộ các cấp độ, các yếu tố của nội dung tác phẩm được thống nhất trong một không khí cảm xúc nhất định. Nhưng với ý nghĩa lớn lao hơn, cảm hứng nghệ thuật còn trở thành “công cụ đắc lực” để thông qua đó nhà văn thể hiện thế giới quan của bản thân và khẳng định phong cách cá nhân của mình trên văn đàn.Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học với niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí q uyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”.

Đối với truyện ngắn, cảm hứng nghệ thuật càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Người ta thường nói về thể loại truyện ngắn như một “lát cắt của mặt gỗ”, là “sự dồn nén và cô đặc lại”, một “khoảnh khắc ngắn ngủi” của đời sống được lồng vào trong một thiên truyện chỉ dài mấy mươi trang giấy. Tuy

nhiên sức gợi cảm của thể loại này lại rất lớn và thường mang tính chất mở ở sự ngắn gọn và cô đọng của nó. Truyện ngắn nên gọn nhưng phải tinh tế và bén nhọn về tư tưởng nghệ thuật. Chính vì tính chất ngắn gọn ấy mà cảm hứng chủ đạo của tác phẩm trở thành “chất keo” gắn kết ý tứ và các phần nội dung để trở thành một thiên tác phẩm có giá trị. Bởi vậy có thể coi cảm hứng chủ đạo gần như linh hồn của tác phẩm. Nếu thiếu đi linh hồn, tác phẩm chỉ còn là cái xác khô cứng và đương nhiên sẽ không thể sống trong lòng độc giả. Nếu như đối với truyện dài và tiểu thuyết, do dung lượng lớn nên việc miêu tả chi tiết sự vận động của một tâm hồn, một tính cách với những diễn biến tâm lý phức tạp nhằm đạt tới chiều dài của một cuộc đời và sự khái quát hóa về một số phận con người nên cảm hứng chủ đạo của tác phẩm được thể hiện rất rõ thì truyện ngắn do dung lượng tác phẩm có hạn, cảm xúc của tác giả càng phải dồn nén nhiều hơn. Vì thế mà có nhiều nhận xét cho rằng: truyện ngắn gần với thơ hơn các thể loại tự sự khác như truyện dài và tiểu thuyết. Ở một số truyện ngắn có xuất hiện các “tứ”. “Tứ” trong truyện ngắn chính là “chủ đề nhưng đã gắn với hình ảnh, với chất liệu” (Ma Văn Kháng). “Tứ” là yếu tố chủ yếu tạo nên “chất thơ” trong truyện ngắn. Chất thơ hay tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện ngắn toát lên từ khung cảnh, chất liệu, từ không khí chung của toàn tác phẩm, hay từ sự hòa hợp giữa yêú tố khách quan và chủ quan của toàn thiên truyện .Truyện ngắn cũng có điểm tương đồng với thơ ở chỗ những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết, như lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn “qua một mảng lông mà biết toàn bộ con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần”. Vì vậy, truyện ngắn luôn đòi hỏi cảm hứng nghệ thuật phải dồi dào, có định hướng, từ đó thể hiện nội dung tư tưởng một cách s ắc bén và tạo nên một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ, hài hòa giữa yếu tố lí trí và tình cảm.

Cảm hứng nghệ thuật không phải là tình cảm được xướng lên thành một phát ngôn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà người đọc cảm nhận được từ tình huống, từ khung cảnh, từ chất liệu, từ không khí chung của toàn tác phẩm. Lí luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm của nhà

văn với thế giới được mô tả. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học luôn thống nhất với đề tài và tư tưởng tác phẩm, nó tạo nên cho tác phẩm một sự thống nhất ở mọi cấp độ. Đồng thời, cảm hứng nghệ thuật còn thể hiện được thế giới quan của nhà văn, bộc lộ được quan điểm của nhà văn trước mọi vấn đề của cuộc sống. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm có vai trò quan trọng, có vai trò không thể thiếu, như Bêlinxki đã nói, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành”.

2. Cảm hứng nghệ thuật trong văn học Việt Nam sau 1975

Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975 gắn liền với những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc: công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người cũng không còn như trước, vì vậy văn học cũng không thể chỉ mang mãi cảm hứng cũ. Hiện thực cuộc sống đời thường sau chiến tranh mở ra những vùng đất mới, khơi gợi những nguồn cảm hứng mới mẻ cho các nhà văn. Sau 1975, cảm hứng ngợi ca trong văn học không còn đóng vai trò chủ đạo như trong văn học 30 năm trước. Đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học gần với đời sống hiện thực hơn. Các nhà văn đã đụng đến một số hiện tượng ít được đề cập trong văn học trước 1975 như phơi bày một vài mặt tiêu cực trong xã hội hoặc nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh hay bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân.

Đất nước cần được đổi mới toàn diện và sâu sắc, văn học cũng đòi hỏi như vậy. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định “đổi mới đang là nhu cầu bức thiết”, “có ý nghĩa sống còn” và nói rõ: “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh gía đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đại hội Đảng lần thứ VI là một sự kiện lịch sử trọng đại đã cắm một cột mốc lớn đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ của nền văn học nước nhà. Thành tựu quan trọng nhất của văn học sau 1975 là sự đổi mới trong ý thức nghệ thuật của giới cầm bút. Sau Đại hội Đảng lần VI, hầu hết người làm thơ, viết văn

thuộc các thế hệ khác nhau đều chung một ý nghĩ “không thể viết như cũ được nữa” (Lê Lựu trả lời phỏng vấn báo Quân đội nhân dân, ngày 24/4/1988). Và từ đó, một khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cái nhìn hiện thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn. Công cuộc đổi mới càng ngày càng phát triển cả ở bề rộng lẫn chiều sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tưởng thẩm mĩ đến hệ thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật. Các nhà văn không còn “nhìn đời và nhìn người một phía”, họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhận thức được rằng “hiện thực không phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; con người là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá; nhà văn phải là người có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ không chỉ bằng nhiệt tình và trong tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhâ n mình nữa; độc giả không phải là những đối tượng để thuyết giáo mà là những người bạn để giao lưu, đối thoại một cách bình đẳng…[42,16]. Với cái nhìn đa chiều ấy, văn học đồng thời cũng xuất hiện những cảm hứng mà văn học thời chiến tranh rất ít xuất hiện như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng….

Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu chiến; bi kịch tình yêu, hôn nhân…phản ánh đúng những bộn bề của cuộc sống của thời kinh tế thị trường đầy xáo động. Những tác phẩm mang cảm hứng này đánh dấu sự khởi sắc của văn chương thời kỳ đổi mới. Có thể nhắc tới những sáng tác ở giai đoạn đầu như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)…Và ở chặng đường sau là hàng loạt những tên tuổi như Bảo Ninh, Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ… Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cảm

hứng lớn trong văn học giai đoạn này. Khi ý thức cá nhân phát triển, khi con người không còn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, công dân nữa mà chủ yếu được nhìn nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường, những bi, hài kịch bắt đầu xuất hiện. Cảm hứng trào lộng mở ra những bức tranh cuộc sống với nhiều mảng màu tương phả n: niềm vui chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát, sự đủ đầy của vật chất thời mở

cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức, tình cảm trong cuộc sống tinh thần, hạnh phúc tồn tại song song với những bất hạnh của đời thường…Những hiện tượng dở khóc dở cười diễ n ra trong cuộc sống tạo thành nguồn cảm hứng cho các tác giả sáng tác. Cái Tôi cá nhân càng được đề cao, thì việc khai thác vào tận cùng của những nỗi niềm càng được chú ý tới và vì thế mà văn chương ngày càng sâu sắc hơn. Chính vì vậy sáng tác văn học trong giai đoạn này đã đạt được đến những thành công nhất định khi Vấn đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được khai thác trong văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu sắc [46,3].

Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm 1975 là một điều quan trọng, vì trong bài Khái quát về văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1975 đến hết thế kỷ XX [42,17] có nhận xét về văn học thời kỳ đổi mới như sau “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường; nội tâm của nhân vật được khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở rộng, phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở nên phong phú hơn; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thường hơn…”[42,18]. Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương. Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn văn học.

Là một cây bút ít nhiều để lại dấu ấn của mình trên văn đàn hôm nay, truyện ngắn của Đoàn Lê thường xuất phát từ những nguồn cảm hứng chủ đạo như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán trào lộng, cảm hứng triết luận… Từ những nguồn cảm hứng đó, nhà văn đã mạnh dạn đưa vào tác phẩm những bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống hiện thực đời thường “ như nó vốn có”. Từ đó cung cấp cho người đọc những cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống thời đổi mới.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí