Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

------------- O0O ----------


DƯƠNG THỊ XUÂN


THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG


CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 60. 22. 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thuỷ Nguyên


Thái Nguyên - 2009


LỜI CẢM ƠN!


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đào Thủy Nguyên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.


Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình thầy giáo Vi Hồng, các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, cùng gia đình, bạn bè người thân đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.


Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2009


Dương Thị Xuân


MỤC LỤC



NỘI DUNG

TRANG

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Giới thuyết về thế giới nghệ thuật

8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

9

5. Mục đích nghiên cứu

9

6. Phương pháp nghiên cứu

9

7. Cấu trúc luận văn

10

NỘI DUNG


Chương 1: Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

11

1.1. Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật.

11

1.2. Cảm hứng nghệ thuật gắn với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

13

1.2.1. Cảm hứng ngợi ca gắn với những con người đẹp đẽ

14

1.2.1.1. Ca ngợi những con người có vẻ đẹp lí tưởng về hình thể.

14

1.2.1.2. Ca ngợi những con người bình thường có tấm lòng nhân hậu, vị tha.

17

1.2.1.3. Ca ngợi những người trí thức có trí tuệ toả sáng

21

1.2.2. Cảm hứng cảm thương gắn với những con người bất hạnh

26

1.2.2.1. Cảm thương cho con người bị những hủ tục phong kiến xưa vùi dập, đoạ đầy

26

1.2.2.2. Cảm thương cho những con người bất hạnh trước tội ác dã man tàn bạo của bọn thống trị miền núi

32

1.2.3. Cảm hứng châm biếm, mỉa mai những con người vô học tối tăm và lên án phê phán, những con người xảo trá, tàn bạo

35

1.2.3.1. Cảm hứng châm biếm mỉa mai những con người vô học tối tăm

35

1.2.3.2. Cảm hứng phê phán, lên án những người có chức, có quyền bất tài, tráo trở, độc ác, vô nhân tính

39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng - 1


Chương 2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật.

46

46

2.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

48

2.2.1. Không gian bối cảnh.

48

2.2.1.1. Bối cảnh thiên nhiên.

48

2.2.1.2. Bối cảnh xã hội.

61

2.2.2. Không gian sự kiện.

76

2.2.3. Không gian tâm lí.

80

Chương 3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

85

3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật.

85

3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

86

3.2.1. Thời gian sự kiện.

86

3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử.

86

3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư.

91

3.2.2. Thời gian tâm lí.

99

3.2.2.1. Thời gian hiện tại.

100

3.2.2.2. Thời gian quá khứ.

103

3.2.2.3. Thời gian tương lai.

107

3.2.2.4. Thời gian đồng hiện.

110

3.2.3. Mối quan hệ giữa thời gian và không gian nghệ thuật.

111

KẾT LUẬN

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

120



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài.

1.1. Vi Hồng là một cái tên được nhiều người biết đến trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong hành trình lao động nghệ thuật gần 40 năm, ông có số lượng sáng tác khá đồ sộ: 15 cuốn tiểu thuyết, 8 truyện ngắn, 6 tập sưu tầm truyện cổ Tày, Nùng và các công trình nghiên cứu về Sli lượn, khảm hải, dân ca nghi lễ... trong đó, có nhiều tác phẩm dành được nhiều giải thưởng có giá trị. Ông trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, để lại dấu ấn sâu sắc và một tình cảm nồng thắm nơi trái tim người đọc.

1.2. Vi Hồng sáng tạo trên nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, truyện viết cho thiếu nhi, các công trình nghiên cứu Sli lượn, Khảm hải... Ở thể loại nào nhà văn cũng thể hiện tài năng và một phong cách riêng rất rõ rệt. Tuy nhiên, thể loại tiểu thuyết là nơi mà ông tập trung nhiều tâm huyết và tinh lực nhất. Nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận xét khẳng định sự thành công của ông ở thể loại này. Yếu tố quan trọng làm nên sự thành công ấy chính là thế giới nghệ thuật. Vì vậy, tìm hiểu thế giới nghệ thuật là một việc làm không thể thiếu khi nghiên cứu sáng tác của Vi Hồng ở thể loại tiểu thuyết.

1.3. Là một sinh viên đã được nhà giáo Vi Hồng giảng dạy trong những năm học ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, người viết ước vọng qua những trang nghiên cứu này giúp người đọc hiểu hơn về con người, về cuộc đời, đặc biệt là tài năng của Thầy - một nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu. Qua đó, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

2. Lịch sử vấn đề.

Vi Hồng là nhà văn tiêu biểu, đã có những đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và nền văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Năm 26 tuổi (1959), ông được trao giải nhì, giải thưởng của Tổng hội Sinh viên Việt Nam với truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng. Ba năm sau (1962), ông lại vinh dự nhận một giải nhì nữa của báo “Người giáo viên nhân dân” với truyện ngắn Cây su su noọng ỷ. Có thể nói tên tuổi của ông đã được nhiều người biết đến và trở nên quen thuộc với bạn đọc cả nước từ những năm 70 của thế kỷ trước.

Đã có một số công trình nghiên cứu về thành tựu sáng tác của Vi Hồng trong thành tựu chung của văn học dân tộc thiểu số: bài Nhìn lại Văn học Tày của Dương Thuấn Bài “Văn xuôi” trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại [190], và “Một mảng văn học đặc sắc” trong cuốn Văn học và miền núi [103] của tác giả Lâm Tiến

Một số công trình nghiên cứu về toàn bộ sáng tác của Vi Hồng như bài: “Vi Hồng” của Hoàng Thi trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhiều tác giả) [146], Kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng của Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên, đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Phạm Mạnh Hùng đã đi sâu Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng...

Một số bài viết về các tác phẩm cụ thể như: “Người trong ống của Vi Hồng(Nguyễn Long) [14, 58], “Tiểu thuyết Gã ngược đời của Vi Hồng”(Tú Anh) [14,63], “Lòng dạ đàn bà - Tiểu thuyết của Vi Hồng(Thuý Anh) [14, 66] ...

Một số công trình đã đi vào nghiên cứu một số phương diện cụ thể trong tiểu thuyết của Vi Hồng như: “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (Trần Thị Đoàn – Nguyễn Thị Thu Hà) [14, 19], “Giọng điệu trần thuật trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng” (Ngô Thu Thuỷ) [14, 41], “Bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ trong Đất bằng của Vi Hồng” (Nguyễn Thị Thu Hằng) [14, 53], “Bản sắc dân gian trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (luận văn tốt nghiệp

của Đỗ Thuỳ Liên 2007), “Tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (Luận văn thạc sĩ của Hoàng văn Huyên 2003), “Tính dân tộc trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói, Chồng thật vợ giả, Núi cỏ yêu thương của Vi Hồng” (Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nông Thị Quỳnh Trâm 2004), “Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Thu Hương 2008), “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (Luận văn thạc sĩ của Ma Thị Ngọc Bích 2004), “Chất thơ trong tiểu thuyết của Vi Hồng” (Vũ Minh Tú - Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên 2009)

Nhìn chung ở những công trình trên, các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá về những thành công và hạn chế trong sự nghiệp sáng tác của Vi Hồng. Tác giả Hoàng Thi trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam khẳng định thành tựu sáng tác của Vi Hồng chủ yếu tập trung ở thể loại tiểu thuyết: “Nói chung mặc dù ông rất tâm huyết với thơ và cả kịch nữa, nhưng ông vẫn chưa đạt được kết quả như ý muốn. Chỉ khi đến với truyện ngắn đặc biệt là thể loại tiểu thuyết thì nhà văn mới phát huy được hết những tiềm năng của mình, ông mới thực sự được chú ý và chiếm được tình cảm nơi trái tim người đọc” [115,148].

Dương Thuấn trong bài “Nhìn lại văn học dân tộc Tày” (Tạp chí nghiên cứu Văn học số 5 – 2006) đánh giá: Vi Hồng là “Tác giả đáng chú ý nhất trong nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại

Nhà phê bình Lâm Tiến trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb Văn hoá dân tộc – 1995) và cuốn Văn học và miền núi - phê bình và tiểu luận (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc – 2002) đã có cái nhìn khái quát về toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học thiểu số Việt Nam hiện đại và có những nghiên cứu khá sâu về các tác giả tiêu biểu, trong đó có nhà văn Vi Hồng. Lâm Tiến khẳng định những trang viết của Vi Hồng đã góp phần làm nên những hạt mầm cho nền văn học vẫn còn hết sức non trẻ.

Năm 2006, Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo về nhà văn Vi Hồng và cuốn Kỉ yếu hội thảo về nhà văn Vi Hồng đã ra đời. Cuốn sách này, có rất nhiều tác giả là những người bạn, là đồng nghiệp, là học trò, là

con của nhà văn… mỗi người góp thêm một tiếng nói để lưu giữ cuộc đời cũng như tài năng của một nhà giáo, một nhà văn đầy tâm huyết và giầu lòng yêu thương con người.

Đọc bản thảo Đất bằng của Vi Hồng, nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vi Hồng - nghệ thuật mang mầu sắc dân tộc rất riêng: “Cách viết của anh rất khác cách viết tiểu thuyết của ta - ít ra là của tôi... Riêng tôi, tôi hết sức chú ý và muốn suy nghĩ nhiều về cách viết của Vi Hồng, của YĐiêng... Cách viết bao gồm từ cách hình dung về nhân vật, xây dựng nhân vật, cách kể chuyện, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn cốt truyện, lựa chọn tình tiết...”(Báo nhân dân ngày 19/4/1980).

Về cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng, nhà phê bình Lâm Tiến khẳng định: “Thành công lớn nhất trong tiểu thuyết của Vi Hồng là viết về những kỉ niệm, những mảng cuộc sống mà ông đã từng trải… Đó là những mối tình đẹp đẽ của người lao động. Vi Hồng đã biết kết hợp trong tác phẩm của mình giữa cuộc sống và chiến đấu, lao động sản xuất và tình yêu. Nhà văn làm cho chúng ta yêu mến thiết tha những nhân vật đó.” [14, 17].

Nhận xét về nhân vật trong sáng tác của Vi Hồng, Hoàng Thi viết: “phải tha thiết yêu quê hương làng bản, yêu những con người cụ thể của dân tộc, Vi Hồng mới thành công như vậy khi xây dựng nhân vật của mình. Đó chính là những con người quê hương anh... Họ đều là những người nói tiếng nói của quê hương, tiếng nói giầu hình ảnh, nhạc điệu của người Tày, người Dao. Có độc giả người dân tộc thiểu số nào ở Việt Bắc khi đọc Vi Hồng lại không cảm thấy mình đang sống lại, đang trở về với cội nguồn của mình” [15, 149]. Hoàng Thi đã đánh giá cao sự thành công của Vi Hồng khi xây dựng nhân vật. Dường như toàn bộ đối tượng sáng tác của ông đều là những con người miền núi. Họ mang những nét tiêu biểu nhất của những con người nơi họ sinh ra và lớn lên. Chính vì vậy mỗi người, nhất là những người dân tộc, khi đọc tiểu thuyết của Vi Hồng đều có thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023