Đánh Giá Về Các Kết Quả Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Và Định Hướng Nghiên Cứu

TB&XH đã có báo cáo tổng kết tình hình triển khai thực hiện BHTN từ năm 2009 đến năm 2012. Báo cáo đã có đánh giá cụ thể về những mặt được, chưa được và các kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách trong thời gian đến: thời gian hưởng, mức hưởng, điều kiện hưởng, các chế độ BHTN... Những giải pháp mà báo cáo này nêu ra đã được Nhà nước cụ thể hóa trong Luật Việc làm 2013. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ thực tiễn triển khai BHTN giai đoạn 2009-2012, những đánh giá về chính sách BHTN theo cách tiếp cận của các cơ quan QLNN về BHTN. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2012 để hoàn thiện các phân tích thực trạng thể chế QLNN về BHTN (chương 3).

Tại Hội thảo “Quy trình tiếp nhận, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động” do Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 09/1/2014 tại Cần Thơ, 6 tham luận của các Trung tâm DVVL: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang đã được đưa ra trình bày và thảo luận. Trong đó, báo cáo của Trung tâm DVVL Cần Thơ nổi bật với mô hình “Một điểm đến” tạo sự gần gũi, cảm giác an tâm cho NLĐ, đảm bảo đúng trình tự thực hiện và đúng quy định hiện hành của pháp luật. Báo cáo của Trung tâm DVVL Bình Dương nêu rõ cần có sự phối hợp chặt chẽ, sâu sát của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp linh hoạt giữa các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm. Báo cáo của Trung tâm DVVL Đồng Nai nêu lên sự cần thiết phải xây dựng quy trình tổ chức tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN theo hướng khép kín để NLĐ và doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu thông tin chính sách BHTN đồng thời giúp NLĐ thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn khi đến giải quyết chế độ, kịp thời hơn khi được tư vấn, GTVL, hỗ trợ học nghề. Báo cáo của Trung tâm DVVL Tiền Giang nhấn mạnh việc Trung tâm đã thực hiện mô hình chuyên môn hóa các công đoạn trong quá trình giải quyết chế độ BHTN bằng cách thành lập 5 bộ phận chuyên môn thuộc phòng BHTN, nhờ vậy, dễ dàng kiểm soát sai sót ở từng khâu, có sự phối hợp nhịp nhàng ở từng bộ phận, việc tiếp nhận xử lý hồ sơ luôn chính xác, kịp thời và trả kết quả đúng hạn. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ quy trình, thủ tục giải quyết chế độ BHTN ở các Trung tâm DVVL cấp tỉnh. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn giải quyết chế độ BHTN ở các địa phương, từ đó, có những đề xuất về quy trình, thủ tục, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong giải quyết

chế độ BHTN (chương 4).

- Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp:

Năm 2000, tác giả Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh tế Bảo hiểm - Trường Đaị học Kinh tế Quốc dân thực hiện đề tài khoa học cấp bộ với tên gọi “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” (mã số B2000-38-62). Nội dung của đề tài này [17] mới chỉ dừng lại ở mức độ định tính là chủ yếu, như là: sự cần thiết khách quan phải triển khai BHTN, phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quan điểm chung khi tổ chức triển khai BHTN ở nước ta. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trước khi chính sách BHTN được triển khai. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có sự so sánh, đánh giá hiệu quả BHTN ở Việt Nam sau khi thực hiện BHTN (chương 3).

Năm 2004, tác giả Nguyễn Huy Ban và các cộng sự tại BHXH Việt Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học với tên gọi: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại- vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam” [1]. Với 4 chương, đề tài đã làm rõ vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp; những quy định về TCTN trong các Công ước quốc tế; quá trình hình thành TCTN; kinh nghiệm thực hiện TCTN ở các nước trên thế giới đồng thời đưa ra định hướng thực hiện BHTN ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, một số các quy định về tổ chức thực hiện, quản lý BHTN được nghiên cứu, cụ thể là việc đưa ra một số mô hình thực hiện BHTN nhưng vấn đề quy định cách thức tổ chức thực hiện như thế nào thì chưa được làm rõ, đồng thời chưa phân biệt rõ BHTN và TCTN. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ một số quy định của ILO và của một số nước trên thế giới về trợ cấp thất nghiệp. Tuy có sự chưa phân biệt rõ giữa TCTN và BHTN, các đề xuất chưa cụ thể, nhưng là thông tin hữu ích giúp tác giả có cái nhìn đa chiều, từ đó, có những đề xuất sửa đổi, bổ sung thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Năm 2008, đề tài nghiên cứu khoa học “Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” [18] do tác giả Nguyễn Văn Định, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và các cộng sự thực hiện đã làm rõ những vấn đề lý luận về thất nghiệp, TCTN và BHTN; đánh giá thực trạng thất nghiệp, nhu cầu và khả năng tham gia BHTN; làm rõ quan điểm về tổ chức BHTN, đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện quy định để

tổ chức BHTN ở nước ta. Theo đó, mô hình mà nhóm tác giả lựa chọn là mô hình mà cơ quan BHXH Việt Nam đứng ra tổ chức BHTN, còn Bộ LĐ-TB&XH chỉ là cơ quan QLNN về BHTN. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: những vấn đề lý luận về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trước khi có chính sách BHTN. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có hệ thống cơ sở lý luận về thất nghiệp (chương 2) và đánh giá thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trước và sau khi có BHTN (chương 3).

Năm 2013, đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách BHTN nhằm tăng cường tính bền vững” [100] do Cục Việc làm, Bộ LĐ- TB&XH chủ trì, tác giả Lê Quang Trung làm chủ nhiệm đã nêu lên một số vấn đề liên quan đến QLNN về BHTN với 5 nội dung cơ bản: Hướng dẫn, tuyên truyền chính sách BHTN của nhà nước; Đăng ký tình trạng thất nghiệp cho những người đang bị thất nghiệp; Tính toán chế độ BHTN theo quy định của pháp luật; Chi tiền TCTN cho người thất nghiệp đủ điều kiện hưởng BHTN và Kiểm tra, giám sát việc thực hiện BHTN, phát hiện các vấn đề phát sinh và xử lý kịp thời. Trong đó, có những đề cập liên quan đến quy trình thực hiện BHTN và bộ máy tổ chức, đồng thời đưa ra hướng đề xuất rằng: đóng góp BHTN phải được mở rộng từng bước để tránh tăng đột ngột các chi phí, gây khó khăn đối với NSDLĐ, ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề duy trì việc làm cho NLĐ ở các đơn vị sử dụng lao động. Bên cạnh đó, đề tài nhấn mạnh vai trò của Trung tâm DVVL- cầu nối giữa NLĐ và NSDLĐ- nơi cung cấp cho NLĐ thông tin để lựa chọn nghề, trình độ đào tạo nghề, nơi học nghề, lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng tìm việc làm; tự tạo việc làm- nơi tư vấn cho NSDLĐ về tuyển dụng lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực; sử dụng lao động và phát triển việc làm; tư vấn chính sách, pháp luật lao động ... Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ quy trình thực hiện BHTN và bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BHTN. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về quá trình thực hiện BHTN, đồng thời, khẳng định sự đúng đắn của thể chế QLNN về BHTN khi chuyển bộ máy tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN từ Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện sang Trung tâm DVVL cấp tỉnh (chương 3).

- Luận án, luận văn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Năm 2005, luận án tiến sĩ Luật học “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong nền

kinh tế thị trường ở Việt Nam” [85] được thực hiện bởi tác giả Lê Thị Hoài Thu. Với 193 trang, 3 chương, luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thất nghiệp, người thất nghiệp, chế độ BHTN cũng như ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với chế độ BHTN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam; phân tích, đánh giá tình hình thất nghiệp, các chế độ hỗ trợ NLĐ mất việc làm qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế cũng như luận giải về sự cần thiết khách quan của việc xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam; từ đó, đề nghị một số kiến nghị bước đầu về việc xây dựng và thực hiện chế độ BHTN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: phạm vi, đối tượng áp dụng, điều kiện, thời gian hưởng, mức hưởng, nguồn hình thành và sử dụng quỹ, quản lý và tổ chức thực hiện chế độ BHTN, các biện pháp giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động Việt Nam. Đây là công trình khoa học nghiên cứu về BHTN dưới góc độ luật học, là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam khi nghiên cứu xây dựng chính sách BHTN ở Việt Nam, áp dụng từ ngày 01/01/2009. Xuyên suốt luận án, tác giả tiếp cận BHTN là một nhánh của chế độ BHXH, từ đó, các gợi ý về chính sách và tổ chức quản lý BHTN cũng tập trung theo cách tiếp cận này. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: những phân tích về đối tượng tham gia, điều kiện hưởng, mức hưởng BHTN, các hỗ trợ khác để NLĐ quay trở lại TTLĐ. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm sự tiếp cận đa chiều từ đó có những đề xuất về đối tượng của BHTN và sự hỗ trợ NLĐ thông qua các chế độ BHTN (chương 4).

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 5

Năm 2013, Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh của tác giả Phùng Thị Cẩm Châu về “Hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên” [5] với mục đích đánh giá việc thực hiện BHTN tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2012 và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách này ở Thái Nguyên trong những năm tới. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu được đề cập ở trên, tác giả tiến hành phỏng vấn 348 NLĐ đã thụ hưởng BHTN tại tỉnh Thái Nguyên trong số 2.665 NLĐ đã được lựa chọn để trả lời cho bảng câu hỏi. Sau khi có được thông tin khảo sát từ NLĐ, tác giả đánh giá, phân tích để giải quyết 4 mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả các đặc điểm của những người trả lời phỏng vấn; xác định nhận thức của những người trả lời phỏng vấn về việc thực hiện BHTN về các vấn đề: đối tượng của BHTN, điều kiện hưởng BHTN, quỹ BHTN, các chế độ của BHTN và quy trình hưởng BHTN; so sánh nhận thức về việc thực hiện BHTN

giữa các nhóm người trả lời phỏng vấn khi phân chia họ thành các nhóm theo tiêu chí: Loại hình đơn vị mà NLĐ đã làm việc trước khi thất nghiệp và (4) đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách BHTN tại tỉnh Thái Nguyên trong các năm tiếp theo đồng thời tập trung trả lời 4 câu hỏi: (1) Hồ sơ của người trả lời phỏng vấn ra sao về: tuổi, giới tính, loại đơn vị mà NLĐ đã làm việc trước khi thất nghiệp, loại hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc đã ký kết trước khi thất nghiệp, tình trạng công việc hiện tại, thời gian tham gia BHTN, tình trạng hưởng BHTN; (2) Nhận thức của những người trả lời về việc thực hiện BHTN đối với các vấn đề: đối tượng của BHTN, điều kiện hưởng BHTN, quỹ BHTN, các chế độ của BHTN và quy trình hưởng BHTN; (3) Có sự khác biệt đáng kể không trong nhận thức về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp giữa các nhóm người trả lời khi phân nhóm họ theo tiêu chí: Loại hình đơn vị mà người lao động đã làmviệc trước khi thất nghiệp và (4) Những khuyến nghị nào được đề xuất nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách BHTN tại tỉnh Thái Nguyên trong các năm tiếp theo. Trong các khuyến nghị của mình, tác giả có đề cập đến việc cần mở rộng đối tượng hưởng BHTN và thực hiện chính sách BHTN tự nguyện. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách BHTN tự nguyện như thế nào, cho đối tượng nào, cách thức thực hiện ra sao thì chưa được đề cập đến. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: những khuyến nghị của tác giả về mở rộng đối tượng của BHTN và chính sách BHTN tự nguyện. Tuy chưa rõ ràng về ý tưởng nhưng cũng giúp ích cho tác giả trong việc củng cố quan điểm cần mở rộng đối tượng BHTN hiện nay và có thêm hình thức BHTN tự nguyện bên cạnh hình thức bắt buộc như hiện nay (chương 4).

Năm 2016, Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Trường về “Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay” [101]. Với 151 trang, 4 chương, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về BHTN, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về BHTN, đáp ứng yêu cầu đổi mới QLNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mục đích nghiên cứu của luận án này là nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho các cơ quan hoạch định, thực thi luật pháp, chính sách về BHTN để phục vụ cho việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện QLNN về BHTN ở Việt Nam [101, tr. 3] với ý nghĩa về mặt lý luận là góp phần làm sáng tỏ khung lý thuyết của QLNN về BHTN trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, nhất là về nội

dung, phương thức, công cụ và biện pháp tăng cường QLNN về BHTN [101, tr. 3] và ý nghĩa về mặt thực tiễn là góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự tham gia của NLĐ, tăng cường và hoàn thiện QLNN về BHTN nhằm bảm đảm an sinh xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh ở Việt Nam [101, tr. 3]. Luận án đã tập trung giải quyết 4 mục tiêu cụ thể sau: làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về BHTN trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; tổng hợp, phân tích kinh nghiệm QLNN về BHTN của một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam; đánh giá khách quan thực trạng QLNN về BHTN giai đoạn 2009-2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của QLNN về BHTN và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN về BHTN đến năm 2020, tầm nhìn 2025 [101, tr. 13-14]. Luận án đã nêu ra 6 nội dung QLNN về BHTN gồm: hoạch định chiến lược, chính sách BHTN; xây dựng hệ thống pháp luật về BHTN; tổ chức thực hiện chính sách BHTN; kiểm tra, giám sát hoạt động BHTN; xây dựng tổ chức hệ thống BHTN và tổ chức công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, xuyên suốt toàn luận án, các nội dung liên quan đến thể chế QLNN về BHTN- một nội dung quan trọng của QLNN về BHTN trên phương diện nghiên cứu của khoa học Quản lý công- lại chưa được tổ chức nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu, cụ thể là: Ở chương 2, về cơ sở lý luận của QLNN về BHTN, trong tổng số 58 trang, tác giả chỉ dành 4 trang để phân tích về mặt lý luận về hoạch định chiến lược, chính sách BHTN và xây dựng hệ thống pháp luật về BHTN (trang 43-47). Ở chương 3, về thực trạng QLNN về BHTN ở Việt Nam, trong tổng số 48 trang, tác giả chỉ dành 4 trang đề cập đến thực trạng hoạch định chính sách BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2009- 2014 (trang 98-102), từ đó đưa ra 7 dòng nhận định về thành tựu của công tác hoạch định chính sách pháp luật BHTN: Công tác hoạch định chính sách pháp luật BHTN ngày càng hoàn thiện (dòng 7-13, trang

115) và đưa ra 20 dòng nhận định về hạn chế của công tác hoạch định chính sách pháp luật BHTN: một số chính sách ban hành còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế (dòng 8-29, trang 118). Ở chương 4, về phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về BHTN ở nước ta, trong tổng số 26 trang, tác giả chỉ dành gần 3 trang đề cập đến các giải pháp hoàn thiện chính sách BHTN (từ trang 130 đến trang 132), tuy nhiên, các giải pháp này được đề cập chung chung, không cụ thể. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: khái niệm QLNN về BHTN, thực

trạng BHTN ở Việt Nam và một số vấn đề bất cập về thể chế QLNN về BHTN. Mặc dù không có chung nhận định với tác giả ở các đánh giá và đề xuất về thể chế nhưng công trình đã cung cấp cho tác giả các thông tin hữu ích để nghiên cứu, hệ thống cơ sở lý luận về thể chế QLNN về BHTN (chương 2), đánh giá thể chế QLNN về BHTN (chương 3) và đề xuất giải pháp hoàn thiện (chương 4).

1.2 Đánh giá về các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước và định hướng nghiên cứu

1.2.1. Những giá trị có thể tiếp thu

Qua nghiên cứu hệ thống các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam và các nước trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng xây dựng thể chế QLNN về BHTN phù hợp là vấn đề rất được quan tâm ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là ở các nước phát triển và các nghiên cứu về thể chế QLNN về BHTN được thực hiện từ rất sớm, vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi chính sách BHTN mới được một số rất ít các nước thực hiện.

Một số các công trình nghiên cứu đã nêu bật sự cần thiết phải thực hiện chế độ BHTN ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nêu bật vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHTN, đặc biệt là khi xảy ra khủng hoảng, suy thoái kinh tế. Một số nghiên cứu đã phân tích nội dung chính sách BHTN ở các nước, ở khu vực, ở các vùng lãnh thổ hay ở một địa phương cụ thể của một quốc gia, thu thập, đánh giá kết quả thực thi chính sách ở các nước, các địa phương trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó, đưa ra những khuyến nghị về chính sách đối với một số quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, các công trình ngoài nước chủ yếu tập trung phản ánh BHTN trên giác độ kinh tế- xã hội, quan tâm nhiều đến nội dung cải thiện các chế độ của BHTN, vấn đề thiết kế chính sách BHTN sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển; các công trình trong nước nghiên cứu về các nội dung chính sách BHTN mà Việt Nam nên có (đối với các nghiên cứu trước năm 2008, khi chính sách BHTN chưa được thực thi ở Việt Nam) và về những bất cập của chính sách so với thực tế triển khai trên phạm vi cả nước hoặc một địa phương cụ thể (đối với các nghiên cứu từ năm 2009 đến nay, khi chính sách BHTN được thực thi ở Việt Nam).

Nhìn chung, những vấn đề được nêu trong các công trình hoàn toàn xuất phát từ thực tế khách quan và mang tính khoa học. Phần lớn các giải pháp được đề xuất

trong các công trình này đã được Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam nghiên cứu áp dụng, tiếp thu, điều chỉnh trong quá trình xây dựng, hoạch định, điều chỉnh chính sách BHTN. Các công trình nêu trên là cơ sở quan trọng cho việc tổ chức nghiên cứu đề tài “Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”.

Trong các nghiên cứu kể trên, tác giả hoàn toàn đồng ý với đề xuất phải hiện đại hóa quản lý BHTN của tác giả Till Von Wachter (2016) với Chính phủ Hoa Kỳ. Tác giả cũng hoàn toàn đồng ý với tác giả Lê Thị Hoài Thu (2005) rằng khi mới ban hành chính sách BHTN, phạm vi áp dụng BHTN nên giới hạn ở một số đối tượng nhưng về lâu dài sẽ mở rộng phạm vi áp dụng khi điều kiện cho phép. Tác giả cũng đồng ý với những phát hiện của tác giả Phùng Thị Cẩm Châu (2013) khi nghiên cứu thực tế triển khai BHTN tại tỉnh Thái Nguyên và cho rằng đối tượng tham gia BHTN hiện nay còn hạn chế và khuyến nghị nên mở rộng đối tượng tham gia bằng hình thức BHTN tự nguyện bên cạnh hình thức BHTN bắt buộc. Các luận điểm này sẽ được tác giả phát triển và tổ chức nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu hơn sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam.

1.2.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được đề cập

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án kể trên chưa đề cập đến những nội dung sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu tiếp cận thể chế QLNN về BHTN ở nhiều giác độ khác nhau: về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, luật học, xã hội học … Chưa có công trình nào tiếp cận thể chế QLNN về BHTN dưới góc độ khoa học Quản lý công.

Thứ hai, các công trình chỉ nêu lên một khía cạnh nhỏ của pháp luật BHTN, quá trình thực thi chính sách BHTN mà những quy định này đang gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tại một thời điểm, giai đoạn cụ thể nào đó, ở một địa phương, một nước, một nhóm nước cụ thể nào đó. Chưa có công trình nào tiếp cận một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam.

Thứ ba, các công trình đều có những đánh giá, giải pháp logic và khoa học, tuy nhiên, còn chung chung và chưa cụ thể. Trong số đó, một số tác giả đã đề cập đến sự cần thiết phải mở rộng đối tượng của chính sách nhưng chưa nêu cụ thể mở rộng cho đối tượng nào, mở rộng như thế nào và cách tổ chức thực hiện ra sao. Một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024