Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 4

California thuộc Đại học California-Los Angeles đã có bài viết với tiêu đề: Unemployment insurance reform: a primer” (tạm dịch là “Cải cách bảo hiểm thất nghiệp: một ngòi nổ”) [145]. Với 10 trang, bài viết nêu lên sự cần thiết phải cải cách BHTN ở Hoa Kỳ với các bằng chứng cụ thể, đồng thời, phân tích, đưa ra các bất cập cần phải giải quyết trong thời gian đến. Tác giả đã đưa ra hai nhóm giải pháp: Một là, về điều chỉnh hệ thống BHTN với 6 đề xuất: quy định thời gian hưởng BHTN tối thiểu là 26 tuần trong Luật liên bang, cần tổ chức các khoản phúc lợi khẩn cấp ở liên bang cho TCTN một cách bền vững, hệ thống thu thập số liệu đã lỗi thời cần được hiện đại hóa bằng cách áp dụng bốn chiến lược bổ sung (tăng cường thu thập dữ liệu của các tiểu bang; thiết lập một cơ quan thông tin dữ liệu quốc gia về dữ liệu BHTN tại Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ hoặc Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ; hỗ trợ những thay đổi này bằng cách cung cấp một phần mềm thông thường và cung cấp tài trợ vừa phải để nâng cấp phần cứng, thiết lập một giao thức để cho phép truy cập dữ liệu cho mục đích nghiên cứu và để cải thiện hệ thống BHTN, có cơ chế để đảm bảo sự tuân thủ của tiểu bang đối với yêu cầu của liên bang), mở rộng phạm vi BHTN cho phù hợp với cơ cấu lao động hiện đại, giải quyết các khoản tài trợ ngắn hạn trong các quỹ uỷ thác BHTN của các tiểu bang, hiện đại hóa quản lý BHTN, ... Hai là, đổi mới hệ thống BHTN với 2 đề xuất: Thiết lập một hệ thống chia sẻ công việc hoạt động để ngăn ngừa việc sa thải tốn kém và thử nghiệm việc áp dụng bảo hiểm tiền lương để trợ giúp NLĐ quay trở lại làm việc. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở Hoa Kỳ. Cũng giống như các công trình về BHTN ở Hoa Kỳ khác, đây cũng là thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thông tin đáng tin cậy cho phần nghiên cứu về BHTN ở Hoa Kỳ (chương 2).

Năm 2017, nhóm tác giả gồm: Tomi Kyyrä, Hanna Pesola và Aarne Rissanen đã thực hiện một báo cáo nghiên cứu thực nghiệm về: “Unemployment Insurance in Finland: A Review of Recent Changes and Empirical Evidence on Behavioral Responses” (tạm dịch là: Bảo hiểm thất nghiệp ở Phần Lan: Đánh giá những thay đổi gần đây và các bằng chứng thực nghiệm về phản ứng hành vi”) [146]. Báo cáo này là một phần của dự án nghiên cứu do Viện Hàn lâm Phần Lan tài trợ (Grant 133930). Với 98 trang, báo cáo này gồm có hai mục đích chính: Một là cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống BHTN ở Phần Lan thông qua việc mô những

thay đổi chính về tiêu chuẩn, mức sinh lợi và thời gian hưởng BHTN từ năm 2000 đến nay, đồng thời, đánh giá xem những thay đổi đó đã làm thay đổi mức độ hào phóng của chương trình BHTN theo thời gian như thế nào. Hai là tóm tắt những gì liên quan về tác động về lợi ích của BHTN trong bối cảnh TTLĐ ở Phần Lan thông qua cái nhìn về lý thuyết kinh tế về BHTN và bằng chứng thực nghiệm về phản ứng hành vi thông qua các khảo sát và đưa ra một số kết quả mới về các ảnh hưởng của tiêu chuẩn, mức độ và thời gian hưởng lợi đến kết quả TTLĐ ở Phần Lan. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: các chế độ BHTN mà người hưởng lợi được hưởng. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có cái nhìn đa dạng hơn trong đề xuất sự hỗ trợ tốt hơn trong các chế độ BHTN cho NLĐ ở Việt Nam (chương 4).

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Giáo trình, sách:

Năm 2009, Giáo trình Bảo hiểm thất nghiệp do PGS.TS. Nguyễn Tiệp làm chủ biên [92] đã được Nhà xuất bản Lao động- Xã hội ấn hành. Với 284 trang, 5 chương, cuốn giáo trình đã làm rõ 5 vấn đề lớn: khái quát chung về BHTN và môn học BHTN, tài chính BHTN, tình hình thất nghiệp và các chính sách giải quyết cho NLĐ thất nghiệp ở Việt Nam, đo lường thất nghiệp và thống kê trong nghiên cứu BHTN, khung pháp luật và tổ chức quản lý BHTN ở Việt Nam.

Liên quan đến thể chế QLNN về BHTN, giáo trình đã dành 34 trang (từ trang 50 đến trang 84) để giới thiệu về BHTN ở một số nước: Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc; 22 trang (từ trang 218 đến trang 241) để mô tả khung pháp luật BHTN ở Việt Nam với các quy định hiện hành về BHTN trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các quy định liên quan khác; 15 trang (từ trang 244 đến trang 258) để mô tả các quy định về quản lý BHTN ở Việt Nam (bao gồm QLNN về BHTN và quản lý sự nghiệp BHTN) và 5 trang (từ trang 258 đến trang 263) để trình bày định hướng triển khai quy định pháp luật về BHTN. Công trình này liên quan đến luận án ở các nội dung: BHTN ở Trung Quốc, khung pháp luật BHTN ở Việt Nam thời điểm mới triển khai BHTN (2009), các khái niệm: BHTN, QLNN về BHTN. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm cơ

sở trong nghiên cứu, tổng hợp cơ sở khoa học QLNN về BHTN ở chương 1.

- Bài báo khoa học trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành:

Bài báo “Phác họa mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

nghiệp ở Việt Nam” [77], đăng trên tạp chí BHXH số 11 năm 2008 của tác giả Phạm Đình Thành khái quát chung ba mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHTN được đề xuất để tham khảo: Mô hình thứ nhất: ngành lao động tổ chức thực hiện; Mô hình thứ hai: ngành BHXH tổ chức thực hiện; Mô hình thứ ba: liên kết giữa 2 ngành: lao động và BHXH hoặc thêm ngành Tài chính tổ chức thực hiện. Qua phân tích các nội dung của chính sách BHTN hiện hành, cũng như căn cứ vào cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện các chính sách xã hội hiện tại, tác giả cho rằng mô hình thứ hai - ngành BHXH tổ chức thực hiện là mô hình hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế

- xã hội hơn cả trong nhiều năm tới. Từ đó, tác giả phác họa mô hình thực hiện BHTN theo mô hình thứ hai- ngành BHXH tổ chức thực hiện, trong đó ngành BHXH thực hiện việc chi trả trợ cấp, hỗ trợ thông tin tìm việc làm và chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo nghề cho NLĐ mất việc làm. Để áp dụng mô hình thứ hai này, tác giả cho rằng các cơ quan QLNN về BHTN ở Việt Nam cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động QLNN về BHTN trong thời gian đến. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ ưu điểm của từng mô hình tổ chức thực hiện BHTN ở Việt Nam, trong đó có mô hình thứ ba là mô hình mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm cơ sở trong nghiên cứu hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN về tổ chức bộ máy QLNN về BHTN ở chương 4.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 4

Tạp chí Doanh nhân và Pháp luật số 41 năm 2010 có đăng bài “Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Cần sự chung tay của nhà nước và doanh nghiệp

[82] của tác giả Nguyễn Đình Thơ. Bài báo đề cập đến những vướng mắc mới nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHTN trên thực tế, nêu lên sự cần thiết phải có sự chung tay của nhà nước và doanh nghiệp, trong đó nhà nước cần tăng cường vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, hoàn thiện thủ tục và doanh nghiệp cần có ý thức tham gia BHTN, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến NLĐ. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ hiệu lực của chính sách BHTN trên thực tế những năm 2009-2010. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm cơ sở trong phân tích về tính hiệu lực của chính sách BHTN giai đoạn 2009-2017 ở chương 3.

Trên Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội số 59/2010, tác giả Phạm Đỗ Dũng có bài viết “Bảo hiểm thất nghiệp sau gần 2 năm thực hiện: thực trạng và

giải pháp” [13]. Bài báo phản ánh công tác triển khai chính sách BHTN trong hai năm 2009 và 2010. Bài báo cũng nêu lên các tồn tại, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện như NLĐ chưa hiểu hết quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHTN; nhiều doanh nghiệp còn trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHTN; một số quy định chưa hợp lý; nhu cầu học nghề của NLĐ chưa cao. Tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc thực thi chính sách BHTN như: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho NLĐ, NSDLĐ và cán bộ thực thi chính sách; sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện thực tế. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ sự chưa phù hợp ở các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách BHTN trong hai năm đầu triển khai BHTN và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định này. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2010, từ đó hoàn thiện hơn việc mô tả quá trình ban hành và điều chỉnh chính sách ở Trung ương giai đoạn 2009-2017 (chương 3).

Tạp chí Lao động- Xã hội số 406 (Từ 01-15/5/2011) có bài “Xung quanh vấn đề thu, chi bảo hiểm thất nghiệp” [21] của tác giả Điều Bá Được. Tác giả đã khẳng định những thành công của chính sách BHTN qua 3 năm thực hiện 2009-2011 thông qua các kết quả về thu- chi BHTN, đồng thời cũng đề cập đến những vấn đề nảy sinh phải kịp thời tháo gỡ như: quy định về thời gian nộp sổ BHXH, quy định về NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, quy định về mức phí tư vấn, GTVL, chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ sự chưa phù hợp trong các quy định triển khai chính sách BHTN trong giai đoạn 2009-2011 về thu-chi BHTN và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định này. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2011, từ đó có cơ sở để đánh giá chính sách BHTN ở Việt Nam luôn không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn (chương 3).

Bài viết “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Bùi Ngọc Thanh [75] đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội số 427 (từ 16-31/03/2012) nêu lên những kết quả bước đầu của ba năm triển khai chính sách trên thực tế; những vướng mắc cần được khắc phục, hoàn thiện như tình trạng hiểu không đúng mục đích của chính sách, trục lợi quỹ, nguy cơ khó cân bằng quỹ. Tác

giả chỉ ra nguyên nhân của những vướng mắc là do các quy định còn thiếu chặt chẽ và NLĐ lợi dụng những sơ hở này. Tác giả đưa ra các giải pháp khắc phục gồm: quy định rõ ràng, cụ thể trường hợp nào đích thực là thất nghiệp và phải có cơ chế kiểm soát được người thất nghiệp đang hưởng BHTN. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ sự chưa phù hợp ở các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách BHTN trong giai đoạn 2009-2011. Cũng giống như bài báo của tác giả Điều Bá Được, công trình này cũng giúp tác giả có thêm thực tiễn về quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2011, từ đó hoàn thiện hơn việc mô tả quá trình ban hành và điều chỉnh chính sách ở Trung ương giai đoạn 2009-2017 (chương 3).

Bài báo: “Bảo hiểm thất nghiệp: Những vướng mắc cần tháo gỡ” [27] của tác giả Nguyễn Thu Hạnh trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 24 (2013) nêu lên thực trạng sau 5 năm triển khai chính sách BHTN: nợ đọng BHTN cao trong khi việc chi trả còn chậm trễ. Tác giả đưa ra nhận định về những hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ, đó là: khó khăn trong cân đối thu- chi, số lượng người học nghề vẫn ở mức thấp, tình trạng doạnh nghiệp lách luật, trốn đóng BHTN còn diễn ra, một số quy định chưa phù hợp với thực tế, bộ máy tổ chức chưa được tổ chức theo hệ thống ngành dọc. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp như: điều chỉnh chính sách kịp thời, nâng mức hỗ trợ học nghề, có chế tài xử lý nghiêm việc trốn đóng, nợ BHTN, đẩy mạnh công tác nghiệp vụ trong quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ BHTN. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHTN giai đoạn 2009-2013, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện chính sách. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2011, từ đó, có những đánh giá (chương 3), đề xuất sửa đổi, bổ sung thể chế QLNN về BHTN (chương 4) được toàn diện hơn.

Tạp chí Thanh tra tài chính số 6 (2013) có đăng bài “Bảo hiểm thất nghiệp- Một chính sách cần được tiếp tục hoàn chỉnh” [81] của tác giả Nguyễn Ngọc Thịnh. Trong bài viết, tác giả hệ thống những quy định pháp lý hiện hành về BHTN, một số nội dung cơ bản của chính sách BHTN. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những điểm bất cập trong thực hiện chính sách BHTN như: bất cập về đối tượng được

hưởng TCTN, bất cập trong thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề, tìm việc làm. Tác giả cho rằng những sửa đổi quy định về chính sách BHTN thời gian qua chủ yếu là về trình tự, thủ tục, trong thời gian đến cần phải quy định chặt chẽ: các trường hợp không phải thất nghiệp thực sự sẽ không được hưởng chính sách, người đang hưởng TCTN khi đã tìm được việc làm mới thì không được hưởng TCTN cho thời gian còn lại. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ sự chưa phù hợp của chế độ TCTN. Mặc dù không đồng tình với quan điểm rằng những người thất nghiệp do nguyên nhân từ chính họ thì sẽ không được hưởng TCTN, nhưng đây là nghiên cứu hữu ích để tác giả có những quan sát đa chiều về trợ cấp thất nghiệp, từ đó, có những đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ BHTN (chương 4).

Năm 2013, bài viết “Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam” [79] của tác giả Nguyễn Trọng Thản đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 12 (125) khẳng định vai trò to lớn của chính sách BHTN là góp phần đảm bảo ASXH. Tác giả khẳng định những thành tựu mà chính sách BHTN đã đạt được đồng thời nhận định chính sách này vẫn còn nhiều kẻ hở, tạo điều kiện cho các đối tượng lạm dụng quỹ (điều kiện hưởng, mức hưởng chưa hợp lý, đối tượng tham gia còn hạn chế, cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử lý vi phạm, chưa có chế tài để cưỡng chế các đơn vị vi phạm quy định về BHTN, quy định về hoạt động đầu tư quỹ chưa hợp lý,… Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp: tính toán lại mức hưởng và thời gian hưởng, tổ chức dạy nghề tập trung, quy định rõ chi phí tư vấn việc làm cho các Trung tâm DVVL, giao cho cơ quan BHXH chức năng thanh tra chuyên ngành về BHTN, có hệ thống nghiên cứu thị trường và thông tin TTLĐ chuẩn xác hơn, nhạy cảm hơn, thu thập đầy đủ, nghiên cứu lại hiệu quả của việc đào tạo nghề, thay đổi quy định lãi suất cho vay trong hoạt động đầu tư, nguồn kinh phí sử dụng để chi trả chi phí quản lý, phân công lại trách nhiệm giữa hai ngành BHXH và ngành LĐ-TB&XH. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ sự chưa phù hợp ở các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách BHTN giai đoạn 2009-2013 và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định này. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2009-2013 để hoàn thiện các phân tích thực trạng (chương 3).

Bài viết “Mô hình tổ chức, hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm gắn với

tiếp nhận, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp” [53] của tác giả Quang Lễ đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội số 479 (từ 16-31/5/2014). Tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong quy định cách thức tổ chức thực hiện của mô hình tổ chức Trung tâm DVVL hiện tại: Chưa xây dựng từng loại mô hình đáp ứng với nhu cầu của từng địa phương để bố trí, sử dụng cán bộ thực hiện từng khâu trong quy trình; công tác tư vấn, GTVL và hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn; sự phối hợp giữa các phòng/bộ phận thực hiện chức năng tư vấn, GTVL và dạy nghề có hiệu quả chưa cao. Theo tác giả, cần phải ban hành quy định sửa đổi, bổ sung nhằm đưa ra mô hình thống nhất, áp dụng phù hợp với điều kiện của địa phương, mô hình này phải đẩy mạnh công tác tư vấn việc làm, tư vấn học nghề đối với NLĐ thất nghiệp, nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện nhiệm vụ tư vấn, GTVL, dạy nghề, đẩy mạnh công tác hỗ trợ học nghề. Theo đó, tác giả đề xuất nên quy định mô hình mới đối với Trung tâm DVVL theo hướng gắn với việc tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN. Cụ thể là, thành lập bộ phận tiếp đón NLĐ tại các trung tâm với mục đích đón tiếp, tư vấn và phân loại nhu cầu của NLĐ. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ công tác tư vấn, GTVL tại Trung tâm DVVL cấp tỉnh. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về hoạt động của các Trung tâm DVVL, từ đó, có đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định nâng cao năng lực đào tạo nghề ở địa phương để giải quyết tốt hơn chế độ hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN (chương 4).

Tạp chí Lao động- Xã hội số 481 (từ 16-30/6/2014) có đăng bài “Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: Nhu cầu tất yếu” [52] của tác giả Quang Lê. Bài báo khẳng định, việc mở rộng đối tượng tham gia BHTN theo Luật Việc làm năm 2013 là tất yếu và đúng đắn. Và để thực hiện được, trong thời gian đến cần có các giải pháp như: sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Việc làm về BHTN, trong đó hướng dẫn cụ thể về việc tham gia và đóng BHTN, chính sách hỗ trợ học nghề, tư vấn, GTVL đối với người thất nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật liên quan đến lao động, tiền lương và BHTN; đẩy mạnh công tác quản lý lao động, sớm áp dụng công nghệ thông tin để quản lý lao động nói chung và quản lý BHTN nói riêng; thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Bộ luật lao động, Luật Việc làm, các luật liên quan khác để thực hiện BHTN theo đúng quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện BHTN; tăng cường công

tác hợp tác quốc tế để thu thập kinh nghiệm, phương pháp quản lý các đối tượng này. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ đối tượng tham gia BHTN theo quy định hiện hành theo Luật Việc làm 2013, từ đó, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện BHTN. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả củng cố thêm cơ sở để đưa ra các biện pháp hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN (chương 4). Tuy nhiên, các giải pháp cũng chỉ dừng lại ở sự gợi ý chung chung, không cụ thể.

Tháng 6/2016, trên Tạp chí Nghiên cứu khu vực và quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, số 23 đã có bài báo "The Fish" and "the Fishing Rod:" Unemployment Insurance in Vietnam (tạm dịch là “Con cá” và “Cần câu”: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam) của hai tác giả Tae Gyun Park and Đỗ Diệu Khuê. Bài báo sử dụng dữ liệu trực tiếp từ Việt Nam, tiến hành phân tích chính sách BHTN dựa trên các chỉ tiêu quan trọng như độ bao phủ, điều kiện hưởng và lợi ích nhận được khi tham gia BHTN đồng thời phân tích những thách thức của chính sách BHTN dưới sự thay đổi của nền kinh tế. Bài báo trình bày sự so sánh giữa quy định về BHTN năm 2009 và năm 2015 để cho thấy những cải cách về BHTN ở Việt Nam và những điều chỉnh này làm cải thiện điều kiện BHTN hiện tại như thế nào. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: nêu lên được những hiệu quả mà chính sách BHTN mang lại cho NLĐ Việt Nam, những nội dung BHTN hiện hành. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm cái nhìn đa chiều của các tác giả khác nhau về hiệu quả của BHTN (chương 3).

- Tham luận hội thảo, hội nghị:

Năm 2003, tại Hội thảo khoa học “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo An sinh xã hội” do Bộ Tài chính tổ chức, TS. Đặng Anh Duệ đã có bài báo: “Để xây dựng và thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” [10]. Bài báo nêu lên sự cần thiết phải có chế độ BHTN trong hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam và điều kiện về mặt tài chính để xây dựng và thực hiện chế độ này. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ sự cần thiết của chế độ BHTN ở Việt Nam. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn trước khi chính sách BHTN được triển khai ở Việt Nam, từ đó, giúp hoàn thiện đánh giá về thực trạng BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2010-2017 (chương 3).

Tại Hội nghị tổng kết ba năm thực hiện BHTN ngày 23/5/2012, Bộ LĐ-

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024