khi thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi triển khai đến nay, luận án đã có những nhận xét quan trọng về những đóng góp của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, như là cách ghi nhận hiệu quả của chính sách này trong việc ngăn ngừa, khắc phục, hạn chế tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
Ba là, qua phân tích và đánh giá một cách toàn diện thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi triển khai đến nay, luận án đã đánh giá được những thành công và bất cập của thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thời gian qua.
Bốn là, qua thực hiện công tác dự báo: bối cảnh Việt Nam và sự tác động đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, dự báo các chỉ tiêu lao động, thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, xu hướng phát triển thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2030, luận án đã cho thấy cái nhìn tương lai trong hơn 10 năm đến về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, có tính đến tác động có thể có từ bối cảnh hiện tại, nhất là từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Năm là, qua việc xây dựng, đề xuất quan điểm và hệ thống giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, luận án giúp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tương lai, góp phần đưa chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngày càng đến được với người lao động thực sự có nhu cầu, nguyện vọng, giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, góp phần ổn định xã hội, phát triển đất nước. Trong đó, một số đề xuất quan trọng như: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp đến lao động khu vực phi chính thức và lao động khu vực nông, lâm, thủy sản; quy định thêm hình thức tham gia bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện; Bổ sung thêm chế độ hỗ trợ mới: “Cho vay ưu đãi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp”; Tăng mức hỗ trợ đối với chế độ hỗ trợ học nghề; có hỗ trợ đột xuất trong các trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp gặp rủi ro; Xây dựng và ban hành quy định về xây dựng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm; Đổi mới công tác tổ chức thông tin, thống kê về bảo hiểm thất nghiệp; không thu bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động đã hết tuổi lao động mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu; giảm mức thu đối với một số đối tượng người sử dụng lao động đồng thời tăng một số khoản chi cần thiết khác (tăng mức đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin; tăng mức hỗ trợ học nghề, …); bổ sung chế tài xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp một cách đầy đủ, nghiêm khắc không những đối với người lao động, người sử dụng lao động mà còn đối với bộ máy các cơ quan quản lý, thực thi bảo hiểm thất nghiệp và đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan đó; Giao Trung tâm Dịch vụ việc làm chức năng tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; ...
7. Ý nghĩa của luận án
Luận án có những ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi triển khai đến nay, góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và làm sâu sắc, sinh động thêm thực tiễn thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Thứ hai, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách về bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ ba, luận án là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy có giá trị trong lĩnh vực bảo hiểm, an sinh xã hội, quản lý nhà nước về kinh tế- xã hội và là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về bảo hiểm thất nghiệp về sau.
Có thể bạn quan tâm!
- Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 1
- Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 2
- Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 4
- Đánh Giá Về Các Kết Quả Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Và Định Hướng Nghiên Cứu
- Định Hướng Nghiên Cứu Của Luận Án
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở khoa học về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
Chương 3. Thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
Các nghiên cứu liên quan đến thể chế QLNN về BHTN đã được nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu và công bố dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ngay khi ra đời, ILO đã phê chuẩn Công ước thất nghiệp C2 vào năm 1919 [125]. Tiếp đến các năm sau, tổ chức này còn phê chuẩn các Công ước khác: Công ước phòng chống thất nghiệp C44, năm 1934 [126]; Công ước ASXH C102, năm 1952 [127]; Công ước xúc tiến, hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thất nghiệp C168 năm 1991[128]. Những công ước này định hướng cho các nước tham gia phê chuẩn Công ước hoạch định chính sách tìm kiếm biện pháp phòng chống thất nghiệp để bảo vệ NLĐ và gia đình họ. Có một số nhà khoa học trên thế giới đã công bố những công trình nghiên cứu của mình liên quan đến BHTN và TCTN.
Trong cuốn sách “Business Cylces and Unemployment” (tạm dịch là “Chu kỳ kinh doanh và thất nghiệp”) của Cơ quan nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ xuất bản năm 1923 [140], tác giả chương “Unemployment Insurance”, Leo Wolman, đã có nghiên cứu nội dung chính sách BHTN ở Anh và thảo luận về chế độ BHTN dự kiến áp dụng tại Hoa Kỳ. Đây là một trong số rất ít những cuốn sách có nội dung nghiên cứu về BHTN sớm nhất trên thế giới. Lúc này chính sách BHTN chỉ mới được hình thành và phát triển ở một số quốc gia. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: quá trình hình thành và phát triển BHTN trên thế giới. Đây là các thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về thể chế QLNN về BHTN ở các nước trên thế giới, từ đó, có thông tin đa chiều trong nghiên cứu thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam.
Trong cuốn sách “Public Administration” (Hành chính công) xuất bản năm 1927 [117], tác giả P.Y. Blundun đã đề cập đến vấn đề quản lý BHTN trong quản lý hệ thống ASXH tại chương 5 “Administrative Aspects of Social Insurance: Unemployment Insurance” (tạm dịch là: “Các khía cạnh hành chính của BHXH:
BHTN”. Đây là một trong số rất ít các công trình nghiên cứu đầu tiên về quản lý BHTN. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: khái niệm BHTN. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận về thể chế QLNN về BHTN (chương 2).
Tháng 3/2000, ngân hàng Phát triển liên Mỹ Inter-America Development Bank đã thực hiện nghiên cứu về “Unemployment Insurance: Case studies and lessons for Latin America and Caribbean” [139] (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp: Nghiên cứu tình huống và những bài học cho các nước Mỹ La tinh và Ca ri bê) với 83 trang. Trong nghiên cứu các tác giả đã dành 12 trang để giới thiệu và mô tả tổng quan chung về chính sách BHTN (mục đích, mục tiêu của chính sách, sự khác nhau giữa BHTN và các dạng hỗ trợ mất việc làm khác, xu hướng quốc tế về BHTN…), 46 trang để mô tả chính sách BHTN ở 6 nước: Argentina, Barbados, Brazil, Nhật, Ba Lan và Hoa Kỳ (về nguồn gốc của chính sách, tài chính, nội dung chính sách, quản lý chính sách và các điểm chính cần quan tâm), 6 trang để bàn về BHTN và tài chính cho hoạt động đào tạo và 19 trang để nhận xét và đưa ra khuyến nghị về chính sách đối với các nước Mỹ La tinh và Ca ri bê. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: BHTN ở Hoa Kỳ, xu hướng quốc tế về BHTN. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có cơ sở để lựa chọn các quốc gia cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, vận dụng phù hợp vào điều kiện của Việt Nam (chương 2).
Năm 2006, tác giả Konstantinos Tatsiramos có bài viết "Unemployment insurance in Europe: Unemployment duration and subsequent employment stability" [143] (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp ở châu Âu: thời gian thất nghiệp và vấn đề ổn định việc làm tiếp theo) đăng trên Tạp chí Journal of the European Economic Association (Tạp chí Hiệp hội Kinh tế châu Âu). Với 23 trang chưa kể tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo đưa ra các bằng chứng về tác dụng của BHTN đến tình trạng thất nghiệp (bằng chứng từ số liệu ở 8 quốc gia ở châu Âu (gồm: Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Vương quốc Anh, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) được Ủy ban European Community Household Panel cung cấp, từ đó, phân tích và đưa ra các đề xuất về chính sách để ổn định việc làm cho NLĐ ở các nước châu Âu trong các giai đoạn tiếp theo. . Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ chế độ BHTN ở Đan Mạch. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có cơ sở lựa chọn Đan Mạch để nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng vào điều kiện
của Việt Nam để phục vụ cho luận án (chương 2).
Tháng 2/2009, Nghiên cứu “Unemployment Insurance: Current Situation and Potential Reforms” [152] (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp: tình hình hiện tại và những cải cách tiềm năng”) của tác giả Wayne Wroman đăng trên website www.urban.org của Viện Đô thị Hoa Kỳ. Bài báo đánh giá tình hình quỹ BHTN, quản lý BHTN tại Hoa Kỳ tính đến hết năm 2008, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải cách chính sách BHTN trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Theo đó, Chính phủ liên bang cần phải thực hiện nâng mức thuế đóng góp để cải thiện tài chính chương trình BHTN; cung cấp ưu đãi tài chính cho các bang để tăng dự trữ quỹ BHTN, … . Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ chế độ BHTN ở Hoa Kỳ. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có cơ sở lựa chọn Hoa Kỳ để nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng vào điều kiện của Việt Nam để phục vụ cho luận án (chương 2).
Năm 2013, nhóm tác giả gồm John Carter, Michel Bédard và Céline Peyron Bista thuộc dự án nghiên cứu của ILO về "Thúc đẩy và xây dựng bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ việc làm trong khu vực ASEAN", được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thành báo cáo “Comparative review of unemployment and employment insurance experiences in Asia and worldwide” [132] (tạm dịch là Xem xét so sánh tỷ lệ thất nghiệp và kinh nghiệm về bảo hiểm việc làm ở các nước châu Á và toàn thế giới) với 112 trang. Báo cáo này trình bày tổng quan về BHTN (UI) và các chương trình bảo hiểm việc làm (EI) tại chỗ ở 14 quốc gia như là một phương tiện cung cấp một phần thu nhập thay thế cho NLĐ tham gia bảo hiểm trong khi họ mất việc làm và đang tìm kiếm việc làm mới. Các quốc gia được lựa chọn cho việc xem xét so sánh không chỉ dựa trên tiêu chí khác nhau về phạm vi địa lý sao cho đại diện cho toàn thế giới mà còn dựa trên tiêu chí khác nhau về trình độ phát triển kinh tế ở các gia đoạn khác nhau. Tại Bắc Mỹ có Canada và Hoa Kỳ; ở Nam Mỹ có Argentina và Chile; ở châu Âu có Đan Mạch, Pháp và Đức; ở Trung Đông có Bahrain; ở Đông Nam Á có Thái Lan và Việt Nam và ở Đông Á có Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc. Mục đích của báo cáo là để làm nổi bật các tính năng chính và thông lệ áp dụng trong chính sách BHTN ở các quốc gia. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở một số quốc gia: Canada, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Thái Lan, Trung Quốc. Đây là thông tin hữu ích, đáng tin cậy
giúp tác giả có thêm thông tin trong nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các nước này, áp dụng vào điều kiện của Việt Nam (chương 2).
Cũng trong năm 2013, nhóm nghiên cứu gồm 3 thành viên: Haroon Bhorat, Sumayya Goga và David Tseng- là các chuyên gia tư vấn chính sách của tổ chức The Africa Growth Initiative- AIG (tạm dịch là tổ chức “Sáng kiến tăng trưởng châu Phi”) thuộc Cơ quan Nghiên cứu Chính sách Phát triển (DPRU) tại Đại học Cape Town chuyên về nghiên cứu kinh tế xã hội, tập trung vào thị trường lao động, đói nghèo và bất bình đẳng tại Viện Brookings, Hoa Kỳ, đã tiến hành một nghiên cứu về: “Unemployment insurance in South Africa: A descriptive overview of claimants and claims” (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp ở Nam Phi: Một mô tả tổng quan về người yêu cầu bồi thường và các yêu cầu bồi thường”) [121]. Nghiên cứu này chủ yếu xem xét tác động của hệ thống BHTN trên TTLĐ ở Nam Phi thông qua phân tích mô tả hành vi của người yêu cầu bồi thường và các yêu cầu bồi thường trong hệ thống tài chính BHTN của Nam Phi (UIF). Nghiên cứu cũng mô tả các quy định trong thiết kế hệ thống UIF ở Nam Phi- là cơ sở quan trọng trong việc xác định quyền truy cập vào hệ thống trong thời gian hưởng lợi, cũng như xác định số tiền trợ cấp thất nghiệp mà NLĐ được hưởng. Theo quan điểm rằng Nam Phi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trên thế giới, hệ thống UIF là nghiêm ngặt vì thời gian trợ cấp phụ thuộc vào lịch sử quá trình công tác trước đó của NLĐ mặc dù lợi ích thay thế thu nhập là tiến bộ hơn so với thu nhập trước đó của họ. Dữ liệu hành chính được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ UIF, theo quý, từ năm 2005 đến quý 3 năm 2011. Bài báo được tổ chức thành ba phần, trong đó, phần 1 cung cấp tổng quan về thể chế của hệ thống BHTN ở Nam Phi, nêu bật các khía cạnh chính của hệ thống này cũng như những thay đổi của hệ thống theo thời gian trước khi tiến hành mô tả tổng quan bốn nội dung của người yêu cầu bồi thường và tuyên bố UIF giữa năm 2005 và năm 2011 (ở phần 2) và đưa ra những kết luận (ở phần 3). Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: thủ tục thực hiện chi trả BHTN và các chế độ BHTN mà người hưởng lợi được hưởng. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có cái nhìn đa dạng hơn trong đề xuất các chế độ BHTN cho NLĐ (chương 4).
Năm 2014, bài báo “Labor Market Effects of Unemployment Insurance Design” [144] (tạm dịch là: “Những ảnh hưởng của thị trường lao động đến thiết
kế bảo hiểm thất nghiệp”) của hai tác giả Konstantinos Tatsiramos và Jan C. van Ours đăng trên tạp chí Journal of Economic Surveys (Tạp chí Khảo sát kinh tế) đưa ra các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực đối với người nhận BHTN và thảo luận về tác động của nó trong thiết kế chính sách BHTN. Bài báo tập trung vào hai đặc điểm chính của một hệ thống BHTN là mức hưởng và thời gian hưởng tối đa, thảo luận về vai trò của các điều kiện hưởng BHTN. Bài báo tóm tắt các tranh luận gần đây trong thiết kế chính sách BHTN và đưa ra quan điểm về một hệ thống BHTN mà trong đó cả mức hưởng và thời gian hưởng là khác nhau tùy theo chu kỳ kinh doanh, vai trò của việc giới hạn tỷ lệ thanh toán tùy theo kết quả hoạt động tìm kiếm việc làm và tùy theo tuổi tác. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: sự cần thiết và vai trò của chính sách BHTN trong hỗ trợ NLĐ. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có những thông tin hữu ích về cách thức đánh giá hiệu quả của chính sách BHTN ở Việt Nam (chương 3).
Cũng vào năm 2014, bài báo “Who Receives Unemployment Insurance?” (tạm dịch là: “Ai nhận bảo hiểm thất nghiệp?” của ba tác giả Marc Chan, Marios Michaelides và Sisi Zhang đăng trên Tạp chí Research in Applied Economics (Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ứng dụng) [138]. Bài báo sử dụng dữ liệu hành chính BHTN kết hợp với dữ liệu khảo sát Dân số năm 2003 của Hoa Kỳ để phân tích và đưa nhận xét về mức hưởng giữa các nhóm người lao động (phụ nữ, người không phải là người da trắng, thanh niên và người lao động không có bằng trung học, đại học, công nhân “cổ xanh”) so với mức hưởng trung bình khi họ mất việc. Nhóm tác giả chỉ ra nguyên nhân và đưa ra đề xuất thay đổi các quy định về điều kiện hưởng BHTN để nâng cao mức độ chi trả đối với người lao động làm việc bán thời gian góp phần làm cho chính sách BHTN ở Hoa Kỳ phục vụ đa dạng hơn cho những người thất nghiệp mới và LLLĐ trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở Hoa Kỳ. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thông tin đáng tin cậy cho phần nghiên cứu về BHTN ở Hoa Kỳ (chương 2).
Năm 2015, nghiên cứu “Unemployment Insurance: Programs and Benefits”
[133] (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp: Các chương trình và lợi ích”) được tổ chức Congressional Research Service chuẩn bị cho các thành viên Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội Hoa Kỳ do hai tác giả Julie M. Whittaker và Katelin P. Isaacs
thực hiện, xuất bản ngày 9 tháng 12 năm 2015 đã mô tả chi tiết hai chương trình TCTN ở Hoa Kỳ là UC và EB. Báo cáo mô tả, so sánh, đánh giá nội dung và lợi ích từ hai chương trình này ở các tiểu bang, miêu tả cụ thể cách xác định thời gian hưởng, mức hưởng, xác định điều kiện được hưởng TCTN và cơ cấu tài chính của quỹ BHTN. Theo báo cáo, chương trình UC cung cấp mức hỗ trợ thu nhập tối đa là 26 tuần ở hầu hết các tiểu bang. Khi nền kinh tế tồn tại tình trạng thất nghiệp cao, chương trình EB có thể được thực hiện cung cấp mức hỗ trợ thêm đến 13 hoặc 20 tuần lợi ích, tùy thuộc vào điều kiện lao động, pháp luật và kinh tế của mỗi tiểu bang. Chương trình EB được tài trợ 50% bởi chính phủ liên bang và 50% của các tiểu bang. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở Hoa Kỳ một cách toàn diện. Cũng giống như công trình của ba tác giả Marc Chan, Marios Michaelides và Sisi Zhang , đây cũng là thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thông tin đáng tin cậy cho phần nghiên cứu về BHTN ở Hoa Kỳ (chương 2).
Cũng vào năm 2015, luận án tiến sĩ chuyên ngành Trung Quốc học với tên gọi “Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)” [67] của tác giả Nguyễn Mai Phương nghiên cứu về các lý thuyết của phương Tây và của Trung Quốc về thất nghiệp và BHTN, hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển của chế độ BHTN ở Trung Quốc, xâu chuỗi và phân tích những vấn đề của BHTN Trung Quốc trên ba phương diện: tác động của BHTN đối với đối tượng thụ hưởng và xã hội, vấn đề đầu tư và sử dụng quỹ BHTN và cơ chế quản lý, vận hành quỹ BHTN, từ đó có những gợi mở về chính sách BHTN mang tính tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách BHTN ở Việt Nam. Luận án tiếp cận BHTN trên phương diện xã hội học, kinh tế học và liên ngành. Công trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở Trung Quốc. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thông tin đáng tin cậy cho phần nghiên cứu về BHTN ở Trung Quốc (chương 2).
Năm 2016, Trung tâm tăng trưởng công bằng của Washington thực hiện một loạt bài viết về “Delivering equitable growth: strategies for the next Administration” (tạm dịch là “Thực hiện tăng trưởng công bằng: các chiến lược cho chính quyền tiếp theo”) nhằm mục đích hướng dẫn cho hai nhóm chuyển tiếp của tổng thống Hoa Kỳ về một loạt các vấn đề chính sách kinh tế cốt lõi cho tương lai của đất nước. Liên quan đến BHTN trong loạt bài viết này, tác giả Till Von Wachter, một giáo sư kinh tế kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số