Các Địa Phương Có Số Điểm Giải Quyết Bhtn Nhiều Nhất Nước (Tính Đến 31/12/2017)

các cơ sở dữ liệu này. Thực tế này làm xảy ra sai sót trong quá trình giải quyết chế độ BHTN (một minh chứng từ trường hợp của TP. Hồ Chí Minh, phụ lục 7 và phụ lục 8), làm phát sinh thêm kinh phí và nhân sự để xử lý, thu hồi do chi trả không chế độ quy định cho NLĐ.

- Chưa có sự liên thông số liệu quản lý lao động, việc làm trên phạm vi cả nước: Số liệu lao động, việc làm của NLĐ chưa có sự liên thông giữa các địa phương. Hiện Trung tâm DVVL không thể quản lý được thông tin việc làm của NLĐ trong trường hợp họ có việc làm ở các tỉnh, thành phố khác mà vẫn đến nộp hồ sơ hưởng BHTN.

- Chưa xây dựng được hệ thống thu thập thông tin quản lý về tình trạng việc làm một cách chủ động: Quy định về thu thập số liệu quản lý về tình trạng việc làm của NLĐ đang tham gia BHTN rất bị động, chỉ trông chờ vào ý thức, trách nhiệm của NSDLĐ trong thực hiện thông báo biến động lao động định kỳ. Việc NSDLĐ kê khai không đầy đủ hoặc không đúng quy định thì không có cơ sở xác minh một cách khoa học để làm căn cứ xử phạt. Cụ thể: Đối với người đang hưởng TCTN, điều kiện để được hưởng TCTN tháng tiếp theo là: hàng tháng người thất nghiệp phải đến thông báo với cơ quan lao động về việc tìm kiếm việc làm. Trên thực tế, để có cơ sở đối chiếu thông tin tình trạng việc làm của các đối tượng này, các Trung tâm DVVL chỉ có thể dựa trên thông tin lao động do NSDLĐ cung cấp vào trước ngày 03 hàng tháng. Thông tin này là do NLĐ và NSDLĐ cung cấp, do đó, không thể đảm bảo hoàn toàn về độ chính xác và đầy đủ của thông tin.

- Quy định về chế độ thông tin, báo cáo giữa các cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, rõ ràng: Một số thông tin thống kê quan trọng không được tổ chức thu thập: tỷ lệ người đang hưởng BHTN tái gia nhập TTLĐ, chất lượng nguồn nhân lực QLNN về BHTN. Một số thông tin có tổ chức thu thập nhưng không quy định phải hạch toán rõ ràng: nguồn thu từ hoạt động đầu tư quỹ BHTN (hiện được báo cáo chung với tổng nguồn thu từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BHTN, không có chi tiết riêng cho quỹ BHTN), chi phí quản lý BHTN và chi phí đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ (hiện được thống kê chung với chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN), nguồn thu từ tiền lãi chậm đóng của NSDLĐ, các nguồn thu hợp pháp khác, ... Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH quy định chưa đầy đủ các biểu mẫu báo cáo cho quá trình thực hiện báo cáo giữa các cơ quan: chưa quy định và chuẩn hóa các mẫu văn bản do Trung tâm DVVL thực hiện gửi Sở LĐ-TB&XH (các Tờ trình về việc: NLĐ

không đến nhận QĐ hỗ trợ học nghề; NLĐ không đến nhận quyết định hưởng TCTN; NLĐ tạm dừng hưởng TCTN; NLĐ tiếp tục hưởng BHTN; NLĐ hưởng TCTN; NLĐ bảo lưu thời gian đóng BHTN; hỗ trợ hoc nghề cho NLĐ; NLĐ chấm dứt hưởng TCTN; Tờ trình xin phê duyệt phương án hỗ trợ học nghề cho NSDLĐ; Tờ trình về việc thu hồi tiền TCTN đối với NLĐ; Tờ trình về việc thu hồi tiền hỗ trợ học nghề) và văn bản do Sở LĐ-TB&XH thực hiện gửi UBND tỉnh, thành phố (Tờ trình xin phê duyệt hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NSDLĐ).

d. Quy định về quỹ bảo hiểm thất nghiệp

- Về quy định các khoản thu BHTN: NLĐ đã hết tuổi lao động theo Bộ luật Lao động tiếp tục làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động vẫn phải tiếp tục đóng BHTN, trong khi đó đối tượng này đã có quá trình đóng góp nhất định vào quỹ BHTN, đồng thời, nếu có mất việc làm đối tượng này không thuộc đối tượng người thất nghiệp.

- Về quy định các khoản chi BHTN:

+ Chi đầu tư cho các địa điểm tiếp nhận, ủy thác để tiếp nhận, giải quyết chế độ cho BHTN còn chưa nhiều, nhiều điểm ủy thác là thuê, diện tích nhỏ, khó khăn trong bố trí cơ sở vật chất.

Theo báo cáo của Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH tại Hội thảo Kinh nghiệm tổ chức thực thi BHTN tổ chức tháng 7/2012, tính đến hết tháng 5/2012, cả nước có 275 điểm đăng ký và giải quyết chế độ BHTN, trung bình một điểm tiếp nhận phải phụ trách địa bản tương đối rộng khoảng 1.203 km2. Từ năm 2013 đến nay, do bỏ

bớt thủ tục đăng ký thất nghiệp, số lượng điểm tiếp nhận đã giảm xuống. Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH, thời điểm tháng 12/2017, cả nước có 238 điểm giải quyết BHTN với 205 điểm tiếp nhận và 33 điểm ủy thác (phụ lục 6), trung bình một điểm tiếp nhận phải phụ trách địa bàn lên đến hơn 1.391 km2. Điều này cũng là một vấn đề khó khăn cho NLĐ trong việc đi lại để được giải quyết chế độ BHTN.

Ở các tỉnh, thành phố có số lượng làm thủ tục hưởng BHTN nhiều nhất nước, số lượng địa điểm tiếp nhận có nhiều hơn nhưng bình quân mỗi điểm tiếp nhận/ủy thác vẫn phụ trách địa bàn tương đối rộng (bảng 3.15). Để giải quyết nhu cầu tiếp nhận giải quyết chế độ BHTN lớn, một số địa phương đã bố trí thêm các điểm tiếp nhận ngoài địa điểm tiếp nhận chính tại trụ sở Trung tâm DVVL nhưng kinh phí để

đầu tư cho các địa điểm này chưa nhiều, đa số là các địa điểm thuê, diện tích nhỏ, không ổn định, khó khăn trong bố trí phương tiện, điều kiện làm việc cho nhân viên.

Bảng 3.15 Các địa phương có số điểm giải quyết BHTN nhiều nhất nước (Tính đến 31/12/2017)


STT


Địa phương

Diện tích

tự nhiên (km2)

Số địa điểm

giải quyết BHTN (điểm)

Diện tích bình quân mà

mỗi địa điểm phải phụ trách (km2/điểm)

1

An Giang

3.406

11

310

2

TP. Hồ Chí Minh

2.096

8

262

3

Hà Nội

3.329

7

476

4

Thanh Hóa

11.116

7

1.588

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

1.987

6

331

6

Hải Dương

1.648

6

275

7

Phú Thọ

3.528

6

588

8

Khánh Hòa

5.214

6

869

9

Đồng Nai

5.907

6

985

10

Quảng Ninh

6.102

6

1.017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 17

(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục Thống kê)

+ Nhiều khoản chi cần thiết khác chưa được quan tâm đúng mức: Chi TCTN chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi (giai đoạn 2009 đến nay, bình quân mỗi năm, chi BHTN chỉ chiếm khoảng 36,49 % nguồn thu), trong khi đó, nhiều khoản chi cần thiết khác lại chưa được quan tâm, cụ thể là: chi cho chế độ đào tạo nghề còn ít, chưa có sự hỗ trợ cho NLĐ mất việc trong quá trình học nghề và các trường hợp rủi ro, không may trong thời gian đang hưởng TCTN; chi cho đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động thông tin quản lý chưa nhiều, trong khi tính chính xác, chặt chẽ và chủ động trong xét duyệt các khoản chi trả chế độ BHTN còn chưa tốt, làm dẫn đến vấn đề trục lợi BHTN…Khi những NLĐ đã được hưởng BHTN được hỏi về chế độ hỗ trợ học nghề, có 74,6% NLĐ trong số họ cho rằng chưa có sự hỗ trợ tốt cho NLĐ trong thời gian học nghề và 63,8% cho rằng chế độ hỗ trợ học nghề chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng.

e. Quy định về xử lý vi phạm

Chế tài xử lý vi phạm có nghiêm khắc hơn nhưng chưa đầy đủ. Những sửa đổi về chế tài liên quan đến thực hiện BHTN về mức xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, được sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015) và xử lý hình sự (quy định tại Bộ luật hình sự số

100/2015/QH13) đã tăng mức phạt và quy định thêm các hành vi cấu thành tội phạm hình sự trong lĩnh vực BHTN, thể hiện sự nghiêm khắc hơn so với các quy định trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn chưa đầy đủ, cụ thể: Các hành vi vi phạm pháp luật BHTN của NSDLĐ như: không tham gia tập huấn, không thực hiện trách nhiệm khai báo thông tin, khai báo thông tin chậm so với quy định hoặc sai sự thật với cơ quan Trung tâm DVVL, Sở LĐ-TB&XH theo quy định... chưa được quy định cụ thể trong các văn bản hiện hành. Các hành vi vi phạm chế độ báo cáo của công chức, các cơ quan liên quan cũng chưa được quy định cụ thể. Do đó, tình trạng các địa phương không báo cáo kịp thời số liệu, hoặc báo cáo không đúng số liệu... cũng không có chế tài để xử lý.

f. Quy định về thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp

Trước đây, cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện việc chi trả TCTN cho NLĐ tại trụ sở hoặc đại lý chi trả tại xã vào một ngày nhất định trong tháng (áp dụng như chi trả chế độ hưu trí, mất sức lao động). Tuy nhiên, chế độ TCTN chi theo ngày, chế độ hưu trí chi theo tháng. Do vậy, NLĐ thường nhận được TCTN chậm hơn nhiều so với thời gian nhận được Quyết định hưởng TCTN, nên không đảm bảo việc kịp thời hỗ trợ NLĐ một khoản kinh phí để ổn định cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới. Việc thực hiện này cũng dẫn đến khó khăn trong quá trình xử lý đối với các trường hợp phát hiện vi phạm quy định về BHTN hoặc các trường hợp tạm dừng, chấm dứt hưởng BHTN.

Hiện nay, quy định này đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn rất phức tạp, rườm rà, qua nhiều đầu mối: Về phía hai cơ quan Trung tâm DVVL và tổ chức BHXH, để chi trả chế độ TCTN, phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với nhau: Trung tâm DVVL phải thường xuyên theo dõi, thông báo cho cơ quan BHXH danh sách những người không đến nhận quyết định, dừng hưởng, tiếp tục hưởng để cơ quan BHXH thực hiện chi trả. Tổ chức BHXH phải mất nhiều thời gian để liên hệ tổ chức bưu điện, ngân hàng để mở tài khoản cá nhân cho NLĐ, đồng thời thông báo với các cơ quan này về danh sách NLĐ được chi trả TCTN hàng tháng. Về phía NLĐ, ngày hưởng TCTN là khác nhau giữa tháng thứ nhất và các tháng tiếp theo, hình thức nhận trợ cấp là tiền mặt hoặc tài khoản cá nhân, nếu nhận bằng tài khoản cá nhân thì phải làm thủ tục với ngân hàng hoặc bưu điện tỉnh, nếu nhận tiền mặt thì phải đến Trung tâm bưu điện huyện; để được nhận tiền TCTN,

NLĐ mất việc phải mất rất nhiều thời gian làm thủ tục và chờ đợi ở các khâu khác nhau (sơ đồ 3.3):

NLĐ đến các điểm tiếp

nhận/ điểm ủy thác của Trung tâm DVVL

NLĐ chờ đợi Bưu điện tỉnh chuyển tiền

qua tài khoản cá nhân hoặc đến Trung tâm Bưu điện huyện để nhận tiền trực tiếp


Ngày thất nghiệp

Nộp hồ sơ

Nhận quyết định

Nhận tiền


3 tháng 20 ngày làm việc 5 ngày làm việc

Sơ đồ 3.3: Quy trình giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thăm dò ý kiến NLĐ về chế độ TCTN tại cuộc khảo sát (kết quả phân tích câu hỏi 10.1, phụ lục 10), có 84,13% NLĐ đã từng đến làm thủ tục hưởng BHTN được hỏi cho rằng quy trình chi trả không hợp lý, 90,48% cho rằng thủ tục không tinh gọn, 85,71% cho rằng thời gian chờ đợi không phù hợp, chỉ có 19,05% cho rằng mức hưởng, điều kiện hưởng không phù hợp.

Những bất cập về thể chế QLNN về BHTN đã được chỉ ra ở mục 3.3.2.2 xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, BHTN là chính sách mới, khả năng lường trước những vấn đề bất cập trong quá trình triển khai chính sách trên thực tế của các cơ quan QLNN về BHTN là chưa tốt.

Điều này thể hiện ở sự lúng túng khi Luật hóa chính sách BHTN thành một nội dung của Luật Bảo hiểm xã hội (hiệu lực từ 01/01/2009) và sau đó chuyển thành một nội dung của Luật Việc làm (hiệu lực từ 01/01/2015). Đồng thời, trong một thời gian ngắn, đã có nhiều lần thay đổi Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan đến BHTN.

Thứ hai, có sự chưa nhất quán trong quá trình hoạch định chính sách BHTN với các chính sách khác

Lao động nữ, lao động là người khuyết tật là những đối tượng đặc thù đã được quy định rõ trong Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong hoạch định chính sách BHTN lại chưa có sự quan tâm đối với những đối tượng này.

Vấn đề tự chủ của địa phương cũng đã được quan tâm trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương và đang được đẩy mạnh, nhưng quá trình hoạch định chính sách BHTN chưa tạo điều kiện cho địa phương phát huy khả năng tự chủ.

Thứ ba, sự không đồng bộ trong quy định tổ chức triển khai QLNN về BHTN với QLNN các lĩnh vực khác

BHTN, một mặt, là một chính sách có quan hệ mật thiết với các chính sách lao động, việc làm, mặt khác, là một chính sách có quan hệ mật thiết với chính sách bảo hiểm xã hội. Điều này đòi hỏi sự đồng bộ trong tổ chức triển khai QLNN về BHTN với QLNN về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội. Cũng đồng nghĩa với việc, các lĩnh vực QLNN về BHTN, về bảo hiểm xã hội, về lao động- xã hội khác phải có sự thống nhất cao với nhau trong ban hành các quy định triển khai thực hiện: cơ chế quản lý, cơ chế kiểm soát thông tin, cơ chế phối hợp, ... Tuy nhiên thực tế, các cơ chế này còn thiếu sự đồng bộ và gắn kết: chưa kết nối cơ sở dữ liệu thông tin lao động- việc làm ở các địa phương thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi quốc gia; chưa phát huy tốt chức năng phối hợp của các cơ quan, đơn vị...

Thứ tư, gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam mới bắt đầu có sự quan tâm đến vấn đề lao động khu vực phi chính thức, thể hiện trong Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội []. Tuy nhiên, lao động khu vực phi chính thức hiện vẫn là những đối tượng chưa được Luật hóa theo quy định của Bộ luật Lao động, vẫn là những đối tượng nằm ngoài phạm vi bảo hiểm thất nghiệp hiện nay. Và vì vậy, mặc dù chiếm phần lớn lực lượng lao động việc làm, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, nhưng đối tượng này hiện vẫn chưa có sự hỗ trợ cần thiết trong các trường hợp rủi ro về việc làm.

Kết luận chương 3

Chương 3 mô tả và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến nay. Cụ thể là:

1. Mô tả thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trước và sau khi áp dụng bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, có sự so sánh và đánh giá về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam sau khi thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

2. Mô tả toàn diện thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, từ đó đưa ra

đánh giá chung về hiệu quả của chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ khi triển khai đến nay.

3. Mô tả, phân tích thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi triển khai đến nay (2009-2017), từ đó đánh giá những thành công và bất cập về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thời gian qua và phân tích nguyên nhân.

Những đánh giá và nhận định ở chương 3 sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra quan điểm và hệ thống giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ở chương 4.

Chương 4‌‌

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM


4.1 Dự báo xu hướng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030

4.1.1 Bối cảnh Việt Nam hiện nay, tầm nhìn đến năm 2030 và dự báo những tác động đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp

4.1.1.1 Môi trường chính trị

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm lợi ích, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên. Trên trường quốc tế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong vòng hơn 10 năm tới, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn bình; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [184].

Dự báo đến năm 2030, môi trường chính trị ở Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững sự ổn định.

4.1.1.2 Môi trường kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp. Bốn nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024