tính hiệu lực, công bằng, phù hợp, công khai, minh bạch và bền vững làm nền tảng và căn cứ để tổ chức QLNN về BHTN, đảm bảo hiệu quả của chính sách BHTN.
- Thể chế QLNN về BHTN sẽ thay đổi theo chiều hướng đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quản lý, điều hành, thu thập, phân tích, xử lý số liệu, thông tin quản lý; đẩy mạnh việc sử dụng, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức QLNN về BHTN theo hướng xem trọng kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng thích ứng với sự thay đổi.
- Thể chế QLNN về BHTN sẽ thay đổi để ngày càng mở rộng đối tượng tham gia, đảm bảo khả năng của quỹ BHTN để giải quyết cho một khối lượng NLĐ có nguy cơ mất việc làm, học nghề, chuyển đổi việc làm do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
4.2 Quan điểm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến phát triển chính sách ASXH nói chung và BHTN nói riêng. Trong Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 [199], Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu: "Phát triển hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiệu quả, tăng cường bảo vệ các nhóm yếu thế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đến năm 2020, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin cho người dân; tiếp cận các tiêu chí sàn an sinh xã hội của quốc tế".
Trong Kế hoạch quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ban hành kèm theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu 1.2: “Triển khai trên toàn quốc các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương (Mục tiêu 1.3 toàn cầu)” [] và giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì thực hiện theo Kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngành Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 935/QĐ-LĐTBXH ngày 19/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội [].
Với BHTN, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra là: Phấn đấu đạt khoảng
28% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào năm 2021, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào năm 2025 và 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào năm 2030” [Nghị quyết 28].
Dựa vào dự báo xu hướng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030 đã trình bày ở mục 4.1, tác giả đưa ra quan điểm hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là: “Phải tăng cường hơn nữa tính hiệu lực, công bằng, phù hợp, công khai, minh bạch và hiện đại”. Cụ thể là:
Thứ nhất, Thể chế QLNN về BHTN phải đảm bảo quyền cơ bản của mọi NLĐ về BHTN, tạo cơ hội tiếp cận, tham gia BHTN của mọi NLĐ, nhất là NLĐ khu vực phi chính thức, nông lâm thủy sản- có nguy cơ thất nghiệp cao, rủi ro việc làm cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Nợ Đọng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Giai Đoạn 2010-2017.
- Các Địa Phương Có Số Điểm Giải Quyết Bhtn Nhiều Nhất Nước (Tính Đến 31/12/2017)
- Dự Báo Lực Lượng Lao Động, Số Người Thất Nghiệp, Số Người Tham Gia Bảo Hiểm Thất Nghiệp Và Số Người Được Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp Ở
- Dự Kiến Cân Đối Thu-Chi Bhtn Trong 5 Năm Đối Với 1 Nlđ Có Tham Gia Học Nghề (Mức Lương Cơ Sở Thời Điểm 30/6/2018 Là 1.300.000 Đồng)
- Các Bộ Phận Hợp Thành Tổng Dân Số, Nguồn Lao Động, Dân Số Trong Độ Tuổi Lao Động, Ngoài Độ Tuổi Lao Động, Dân Số Hoạt Động Kinh Tế,
- Giải Pháp 4: Đổi Tên Gọi “Bảo Hiểm Thất Nghiệp” Thành "bảo Hiểm Việc Làm"
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Thứ hai, Thể chế QLNN về BHTN phải đảm bảo nâng cao năng lực tự an sinh của NLĐ, tạo điều kiện cho mọi đối tượng có nhu cầu, có điều kiện được tiếp cận với BHTN, được đảm bảo một phần cuộc sống cho họ trong trường hợp rủi ro về việc làm.
Thứ ba, Thể chế QLNN về BHTN phải đảm bảo tính công bằng ngay trong các nhóm đối tượng tham gia và được hưởng lợi của chính sách BHTN thông qua các quy định khác biệt dành cho các đối tượng đặc thù (lao động là người khuyết tật, lao động lớn tuổi, hết tuổi lao động, lao động khu vực nông thôn, khu vực kinh tế phi chính thức, NSDLĐ có quy mô vừa và nhỏ...).
Thứ tư, Thể chế QLNN về BHTN phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, có sự tham gia của NLĐ, NSDLĐ đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình và phản hồi của các cơ quan QLNN về BHTN.
Thứ năm, Thể chế QLNN về BHTN phải đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thứ sáu, Thể chế QLNN về BHTN phải đảm bảo quyền tự chủ của địa phương thông qua việc đẩy mạnh phân cấp nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của họ trong quản lý, tổ chức triển khai thực hiện BHTN.
Thứ bảy, Thể chế QLNN về BHTN phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ với thể chế QLNN đối với các chính sách việc làm khác (DVVL, thông tin TTLĐ, đào tạo nghề, tư vấn, GTVL) từ TW đến địa phương.
4.3 Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
4.3.1 Giải pháp 1: Đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, đảm bảo công bằng cho các đối tượng đặc thù về bảo hiểm thất nghiệp
Mục tiêu của giải pháp này nhằm hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN theo hướng tăng tính tự chủ của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong QLNN về BHTN, đảm bảo tính công bằng thông qua việc giúp các đối tượng NLĐ, NSDLĐ yếu thế hơn được ưu tiên hơn trong tiếp cận, giải quyết chế độ BHTN, cũng để phù hợp với các quy định khác của nhà nước về lao động nữ, lao động người khuyết tật,
...
Nội dung của giải pháp, gồm:
- Đẩy mạnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp: cần phải tiến hành sửa đổi thể chế QLNN về BHTN theo hướng sau đây:
+ Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong đảm bảo ASXH, đảm bảo việc làm, trong đó có BHTN.
+ Các quy định về mức hưởng, thời gian hưởng của các chế độ BHTN chỉ nên khống chế ở mức sàn đồng thời cho phép các địa phương, tùy vào điều kiện ngân sách, có thể hỗ trợ thêm cho quỹ BHTN và cho NLĐ thất nghiệp.
+ Các cơ quan QLNN về BHTN ở trung ương nên tập trung đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra; phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về BHTN; phát hiện và kịp thời có các biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ các địa phương những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; phát hiện và nhân rộng các mô hình làm tốt, các bài học kinh nghiệm đến các địa phương khác trong cả nước.
Đối tượng đẩy mạnh thanh, kiểm tra là các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng, nợ đọng BHTN đã được đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần nhưng không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước về BHTN. Đây là cách đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ làm việc cho các đơn vị này, cũng đồng thời phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế tối đa việc thanh tra, kiểm tra không cần thiết trong tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Một đối tượng khác không kém phần quan trọng mà ngành LĐ-TB&XH cũng cần phải đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra là các đơn vị được trao quyền quản lý, tổ chức thực hiện BHTN: các Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các
cơ quan BHXH các cấp. Việc thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa, phát hiện, hạn chế các sai sót trong nghiệp vụ quản lý, sử dụng quỹ BHTN, trong giải quyết chế độ BHTN, trong xử lý các trường hợp chi không đúng đối tượng phải thu hồi.
- Ban hành các quy định đặc thù đối với các đối tượng đặc thù: cần có quy định ưu tiên hơn đối với một số đối tượng quản lý đặc thù:
+ NLĐ mất việc làm hết tuổi lao động: nên bỏ quy định thông báo tìm kiếm việc làm đối với đối tượng này vì họ rất khó khăn trong tìm việc mới. Trường hợp, họ đã có khoảng thời gian đóng góp vào quỹ BHTN trong thời gian đủ dài (ví dụ từ 10 năm trở lên): nên được xem xét để không phải đóng góp vào quỹ BHTN.
+ NLĐ mất việc làm là người khuyết tật: nên ưu tiên trước nhất trong khâu tổ chức tiếp nhận; trong cùng điều kiện như nhau, ưu tiên GTVL cho NLĐ khuyết tật trước; nên bỏ quy định thông báo việc làm đối với đối tượng này.
+ NLĐ là nữ: trong cùng điều kiện như nhau, ưu tiên GTVL cho NLĐ là nữ trước, NLĐ là nam sau.
Để thực hiện giải pháp này, Chính phủ cần nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Việc làm theo hướng giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các địa phương, sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến điều kiện, thủ tục hưởng các chế độ BHTN tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Việc làm về BHTN.
4.3.2 Giải pháp 2: Sửa đổi, bổ sung một số quy định để đảm bảo tính hiện đại của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
Mục tiêu của giải pháp này là nhằm hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN đáp ứng yêu cầu của công tác QLNN về BHTN trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực hệ thống đào tạo nghề ở địa phương, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức QLNN về BHTN.
Nội dung giải pháp gồm:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN về BHTN: Tiếp tục hoàn thiện và khai thác có hiệu quả các phần mềm quản lý, thực hiện BHTN hiện có, đặc biệt là phần mềm quản lý lao động của Cục Việc làm để kiểm soát tình hình lao động ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động. Hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để xây dựng phần mềm quản lý giữa Sở LĐ-TB&XH,
Trung tâm DVVL và cơ quan BHXH để hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý về lao động việc làm cấp tỉnh. Đầu tư phát triển và hoàn thiện về kỹ thuật cho website Trung tâm Quốc gia DVVL để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin và tương tác trực tuyến về chính sách BHTN. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảm bảo an toàn thông tin, tăng cường an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, thông tin QLNN về BHTN.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức QLNN về BHTN: Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN tại các Trung tâm DVVL từ phẩm chất, đạo đức, năng lực, trình độ, thái độ, tác phong, trong đó, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tăng cường kỹ năng thích ứng với sự thay đổi, khả năng làm chủ công nghệ để phù hợp hơn yêu cầu của công tác cán bộ trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Tăng cường hoạt động kết nối cung- cầu lao động, nắm bắt nhu cầu xã hội và NLĐ thất nghiệp để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, GTVL: Tiếp tục phát huy hiệu quả của các sàn giao dịch việc làm cố định và lưu động; tăng cường mối quan hệ gắn kết với NSDLĐ trong việc cung cấp thông tin tuyển dụng cho Trung tâm DVVL; Phát huy hiệu quả của website Trung tâm DVVL theo hướng ngày càng tăng tính tương tác giữa NLĐ, NSDLĐ và lãnh đạo, các đơn vị thuộc Trung tâm, sử dụng đa dạng các hình thức tư vấn, kể cả tư vấn trực tuyến; tiếp tục phát huy tính chủ động của NLĐ thất nghiệp thông qua việc cung cấp rộng rãi thông tin việc làm của NSDLĐ; Có sự linh hoạt về hướng tư vấn nghề nghiệp sao cho vừa phù hợp với khả năng, nhu cầu của NLĐ vừa đảm bảo nhu cầu của TTLĐ.
- Nâng cao năng lực hệ thống đào tạo nghề ở địa phương
Để đáp ứng được nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời để các ngành nghề đào tạo thực sự phù hợp với nhu cầu của NLĐ thất nghiệp, cần có các quy định để quy hoạch, hướng các cơ sở đào tạo nghề đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu thực sự của NLĐ thất nghiệp nhằm cung cấp các khóa đào tạo nghề phù hợp, chứ không phải chỉ đào tạo những gì là thế mạnh của các cơ sở đào tạo nghề; đồng thời phải nắm bắt nhu cầu của xã hội thông qua các đơn vị sử dụng lao động để đi tắt,
đón đầu, hướng NLĐ thất nghiệp vào các ngành nghề mà xã hội cần. Điều này có nghĩa, hoạt động đào tạo nghề cho NLĐ thất nghiệp không những phải đáp ứng tốt nhu cầu của NLĐ thất nghiệp mà còn phải đóng vai trò định hướng, hướng NLĐ thất nghiệp đến các ngành nghề mà xã hội thực sự cần.
Để làm được việc này, cần hướng các cơ sở đào tạo nghề làm tốt hai hoạt động chính: nắm bắt nhu cầu và tổ chức các hoạt động phù hợp với nhu cầu. Hay nói cách khác, các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương phải nâng cao năng lực nắm bắt nhu cầu, tổ chức đa dạng các ngành nghề đào tạo, đi tắt đón đầu xu hướng của xã hội để thiết kế các khóa đào tạo nghề phù hợp.
Để làm được những việc này, UBND địa phương cấp tỉnh cần tiến hành rà soát, sắp xếp mạng lưới dạy nghề trên địa bàn các tỉnh, thành phố theo các tiêu chí: kết quả tuyển sinh, thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, hiệu quả đào tạo, hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất thiết bị đã được đầu tư. Đối với các cơ sở dạy nghề công lập, cần xây dựng phương án chuyển giao, sáp nhập, giải thể các cơ sở công lập hoạt động không hiệu quả, đồng thời, tập trung chỉ đạo các cơ sở dạy nghề đang hoạt động tốt đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy nghề gắn với tích cực triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, phê duyệt chương trình đào tạo, mở mã ngành đào tạo cho các trường trung cấp, cao đẳng nghề và các cơ sở có đào tạo nghề bậc trung cấp, cao đẳng hằng năm phải xem nhu cầu của xã hội, của NLĐ thất nghiệp đối với từng nghề đào tạo làm cơ sở quan trọng để xem xét, bên cạnh các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định. Đối với cơ sở ngoài công lập: cần có cơ chế khuyến khích để mở các ngành nghề đào tạo mới, đa dạng, có chính sách, giải pháp thu hút khu vực tư tham gia vào hoạt động đào tạo nghề, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo nghề hiện có bằng các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề (thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề, bồi dưỡng kỹ năng dạy học, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, quan tâm đến việc mời các chuyên gia, các giảng viên của các trường đại học cao đẳng, các nghệ nhân, kỹ sư, thợ bậc cao trong các doanh nghiệp tham gia giảng dạy các lớp
đào tạo nghề; quan tâm tới công tác tổ chức Hội giảng giáo viên dạy nghề từ cấp khoa, tổ bộ môn tới cấp trường và Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp tỉnh, tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề của tỉnh để tham gia Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc...); chỉ đạo các cơ sở dạy nghề xây dựng, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học theo hướng đa dạng hóa các chương trình đào tạo nghề; đổi mới các chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận với nhu cầu của TTLĐ, trong đó đặc biệt chú ý tới việc giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và rèn tay nghề cho người học; cần kết hợp với các doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; chú trọng đổi mới phương pháp dạy nghề, gắn kết giữa dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành, phát huy tính chủ động và tích cực của người học nghề; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo hướng chuẩn hoá; triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá đào tạo nghề.
Vấn đề quan trọng khác là cần chỉ đạo tổ chức nghiên cứu nhu cầu của TTLĐ ở địa phương để có cơ sở xây dựng danh mục ngành nghề đào tạo phù hợp, từ đó mạnh dạn bổ sung, thay thế các ngành nghề đào tạo trong danh mục ngành nghề hiện có sao cho vừa đáp ứng nhu cầu của TTLĐ, vừa đáp ứng khả năng của NLĐ thất nghiệp thay vì chỉ cung cấp cho NLĐ các danh mục sẵn có của các cơ sở đào tạo nghề. Đồng thời chú trọng việc xây dựng danh mục đào tạo nghề đa dạng để NLĐ có thêm nhiều lựa chọn cho việc học nghề. Cần thực hiện tốt việc điều tra, khảo sát thông tin TTLĐ hàng quý, hàng năm (nhu cầu học nghề của học sinh trung học phổ thông, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nguồn cung lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề); đầu tư nâng cấp và duy trì hoạt động thường xuyên hoạt động của sàn giao dịch việc làm- nơi cung cấp thông tin TTLĐ, là cầu nối giữa doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và NLĐ; định kỳ tổ chức điều tra cung- cầu lao động trên địa bàn để làm cơ sở xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề. Ngoài ra, cần quan tâm tháo gỡ những khó khăn cho các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp (về thủ tục chi trả kinh phí, đơn giản hóa các quy trình thủ tục, …).
Để thực hiện giải pháp, Bộ LĐ-TB&XH cần ban hành Quy định tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN ngành LĐ-TB&XH, trong đó có lĩnh vực BHTN, đồng thời tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2010/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Sở LĐ- TB&XH tham mưu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quyết định quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề tại địa phương.
4.3.3 Giải pháp 3: Tăng tính hiệu lực, hợp lý, minh bạch trong các quy định quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
4.3.3.1 Mở rộng đối tượng, hình thức tham gia Bảo hiểm thất nghiệp
Mục tiêu của giải pháp này nhằm giúp hoàn thiện quy định về đối tượng, hình thức tham gia BHTN theo hướng nâng cao năng lực tự an sinh của người dân, giúp cho chính sách BHTN đến với NLĐ thực sự có nhu cầu, những người có nguy cơ thất nghiệp cao, rủi ro việc làm cao, đồng thời giúp cho đối tượng NLĐ ở khu vực phi chính thức được bảo vệ tốt hơn trong trường hợp rủi ro về việc làm, từ đó, tăng độ bao phủ BHTN trên phạm vi cả nước, giúp chính sách BHTN ở Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với điều kiện thực tế đồng thời cũng phù hợp với các khuyến nghị chính sách của ILO.
Nội dung của giải pháp:
Thứ nhất, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Việt Nam là nước đang phát triển, lao động khu vực phi chính thức (tự tạo việc làm, lao động hành nghề tự do và lao động làm công ăn lương nhưng chưa được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động) và lao động trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu LLLĐ của cả nước (khoảng 70%). Trong cấu trúc TTLĐ tại Việt Nam năm 2014, nhóm hộ gia đình kinh doanh phi nông nghiệp đang tạo ra 11 triệu việc làm (trong tổng số 52,6 triệu lao động của Việt Nam), gấp 5 và 7 lần số chỗ việc làm do nhóm doanh nghiệp FDI và nhóm doanh nghiệp nhà nước tạo ra- hai nhóm chính của nền kinh tế Việt Nam- nơi các chính sách ASXH cho NLĐ, trong đó có chính sách BHTN được triển khai tương đối ổn định.
Thực tế thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế lại được tạo ra từ khu vực phi chính thức và khu vực nông lâm thủy sản: đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa phục vụ dân sinh và cho xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cho NLĐ..., từ đó đảm bảo việc làm, giúp duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, cải thiện về điều kiện lao động,