Dự Kiến Cân Đối Thu-Chi Bhtn Trong 5 Năm Đối Với 1 Nlđ Có Tham Gia Học Nghề (Mức Lương Cơ Sở Thời Điểm 30/6/2018 Là 1.300.000 Đồng)

tăng thu nhập cho NLĐ. Tuy có những đóng góp quan trọng như vậy, nhưng chỉ đến những năm gần đây, vấn đề lao động khu vực phi chính thức và khu vực nông lâm thủy sản mới được quan tâm hơn ở Việt Nam.

Do đó, về phía nhà nước, cần đảm bảo tính công bằng cho mọi NLĐ, cần phải đảm bảo quyền bình đẳng cho NLĐ ở tất cả các khu vực trong việc tiếp cận chính sách BHTN, tức là phải đảm bảo quyền được tham gia của NLĐ ở khu vực phi chính thức và NLĐ khu vực nông lâm thủy sản đối với chính sách BHTN. Tức là phải mở rộng đối tượng tham gia BHTN so với quy định hiện nay. Và đối tượng tham gia BHTN được mở rộng gồm: NLĐ tự tạo việc làm, NLĐ hành nghề tự do, NLĐ làm công ăn lương không có giao kết HĐLĐ hoặc có HĐLĐ dưới 3 tháng, NLĐ khu vực nông lâm thủy sản. Đối tượng này hiện chiếm khoảng 70% LLLĐ của cả nước (ước khoảng 38,36 triệu người thời điểm 31/12/2017). Đặc điểm chung của đối tượng này là trình độ chuyên môn thấp, thu nhập thấp, việc làm bấp bênh.

Khi lấy ý kiến 303 người lao động cho rằng phạm vi BHTN hiện nay còn hạn chế, cần mở rộng đối tượng tham gia về các đối tượng cần được mở rộng, kết quả cho thấy sự đồng tình rất cao của họ với các đối tượng nêu trên (mục 4, phụ lục 11), cụ thể: có 255 người đồng ý mở rộng đối tượng NLĐ làm công ăn lương có HĐLĐ dưới 3 tháng, có 257 người đồng ý mở rộng đối tượng NLĐ làm công ăn lương nhưng không có giao kết HĐLĐ, có 254 người đồng ý mở rộng đối tượng NLĐ tự tạo việc làm, tự sản xuất kinh doanh, có 240 người đồng ý mở rộng đối tượng NLĐ hành nghề tự do và có 250 người đồng ý mở rộng đối tượng NLĐ khu vực nông, lâm, thủy sản.

Thứ hai, quy định thêm hình thức tham gia bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện.

Do số lượng NLĐ chưa tiếp cận với BHTN là rất lớn nên bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì cũng rất cần sự tham gia đóng góp của NLĐ để nâng cao năng lực tự an sinh của NLĐ, cũng thể hiện trách nhiệm của chính NLĐ trong đảm bảo việc làm cho bản thân họ, đồng thời cũng để thể hiện trách nhiệm của NLĐ về nhu cầu tham gia BHTN của mình. Để giải quyết hài hòa quyền lợi của nhà nước và NLĐ, cũng cần quy định thêm hình thức BHTN tự nguyện bên cạnh hình thức bắt buộc như hiện nay. Tức là phải mở rộng thêm hình thức tham gia BHTN so với quy định hiện nay. Điều này là phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời cũng phù hợp với

quy định của một số nước trên thế giới: chỉ sử dụng hình thức BHTN tự nguyện (như Đan Mạch) hay duy trì cả hai hình thức BHTN bắt buộc và tự nguyện (như Thụy Sĩ). Điều này cũng đáp ứng mong muốn của NLĐ về mở rộng thêm hình thức BHTN theo kết quả khảo sát khi có 62,7% NLĐ được hỏi cho rằng hình thức hiện nay là chưa phù hợp, nên có thêm hình thức BHTN tự nguyện (kết quả phân tích câu hỏi 9, phụ lục 10).

Nội hàm của hình thức BHTN tự nguyện là NLĐ có quyền quyết định tham gia hoặc không tham gia BHTN nhưng nhà nước không có quyền từ chối nếu NLĐ thực sự có nhu cầu tham gia. Với hình thức tự nguyện, BHTN sẽ đến với NLĐ thực sự có nhu cầu.

Để khuyến khích NLĐ tham gia BHTN tự nguyện, vấn đề thiết kế nội dung chính sách một cách phù hợp với nhu cầu của NLĐ, đồng thời công tác quản lý, tổ chức triển khai một cách hợp lý là những yêu cầu hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của chính sách.

Nội dung của chính sách BHTN tự nguyện được đề xuất như sau:

- Đối tượng tham gia BHTN tự nguyện: Là toàn bộ đối tượng được đề xuất mở rộng trong giải pháp này, ước khoảng 38,36 triệu người thời điểm 31/12/2017.

- Các bên tham gia đóng góp vào quỹ: NLĐ và nhà nước.

- Căn cứ để đóng góp: Trước năm 2021, dựa vào mức lương cơ sở do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Từ năm 2021 trở đi, dựa vào mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật.

- Về mức đóng và phương thức đóng:

+ NLĐ đóng phí BHTN theo năm và mức đóng hàng năm là 20% mức lương

cơ sở.

+ Nhà nước hỗ trợ quỹ BHTN tự nguyện theo năm dựa vào kết dư quỹ

BHTN hàng năm, mức hỗ trợ tối đa không quá 40% mức lương cơ sở/NLĐ/năm. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ đối với những trường hợp NLĐ 5 năm liên tiếp không có nhu cầu học nghề.

- Các chế độ BHTN tự nguyện:

+ Tư vấn, GTVL: NLĐ tham gia BHTN tự nguyện được tư vấn, GTVL miễn phí bất cứ khi nào có nhu cầu, không giới hạn số lần đăng ký.

+ Hỗ trợ học nghề: NLĐ tham gia BHTN tự nguyện được đăng ký tham gia

một khóa đào tạo nghề mỗi năm với thời gian đào tạo và trình độ đào tạo khác nhau tại các cơ sở đào tạo nghề, quỹ BHTN hỗ trợ cho NLĐ không quá 50% mức lương cơ sở cho một khóa đào tạo nghề cho một NLĐ.

+ TCTN một lần: Cứ 5 năm liên tục đóng vào quỹ BHTN tự nguyện mà NLĐ không tham gia khóa học nghề nào thì được hưởng TCTN một lần với mức hưởng bằng 70% mức lương cơ sở.

+ Hỗ trợ vay vốn từ Quỹ BHTN: NLĐ tham gia BHTN đủ 12 tháng sẽ được xem xét duyệt cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ quỹ BHTN để tự tạo việc làm.

- Các cơ quan quản lý BHTN tự nguyện:

+ Trung tâm DVVL:tiếp nhận, giải quyết chế độ BHTN tự nguyện cho NLĐ.

+ Cơ quan BHXH: quản lý quỹ BHTN tự nguyện.

+ UBND cấp xã: xác nhận đối tượng thuộc diện BHTN tự nguyện, tổ chức thu phí BHTN tự nguyện, phát thẻ xác nhận tham gia BHTN cho NLĐ.

- Khả năng áp dụng BHTN tự nguyện trên thực tế:

+ Tính an toàn quỹ: Với mức đóng và mức hưởng quy định như trên, chênh lệch thu- chi BHTN tự nguyện luôn dương (bảng 4.3 và 4.4), là cơ sở để bù đắp chi phí quản lý quỹ và tổ chức thực hiện các chế độ BHTN. Điều này cho thấy khả năng an toàn quỹ khi áp dụng BHTN tự nguyện là rất cao.

Bảng 4.3: Dự kiến cân đối thu-chi BHTN trong 5 năm đối với 1 NLĐ có tham gia học nghề (mức lương cơ sở thời điểm 30/6/2018 là 1.300.000 đồng)

ĐVT: đồng


Thu BHTN tự nguyện

Chi BHTN tự nguyện

Chênh lệch thu-chi

NLĐ

Nhà nước

Tư vấn,

GTVL

Hỗ trợ học nghề

TCTN

một lần

20% x1.300.000

x 5 = 1.300.000

40%x1.300.000

x 5 = 2.600.000

-

50%x1.300.000x5=

3.250.000

-

+ 650.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 20

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Bảng 4.4: Dự kiến cân đối thu-chi BHTN trong 5 năm đối với 1 NLĐ không tham gia học nghề (mức lương cơ sở thời điểm 30/6/2018 là 1.300.000 đồng)

ĐVT: đồng


Thu BHTN tự nguyện

Chi BHTN tự nguyện

Chênh lệch thu-chi

NLĐ

Nhà nước

Tư vấn,

GTVL

Hỗ trợ học

nghề

TCTN một lần

20% x1.300.000

x 5 = 1.300.000

0

-

-

70%x1.300.000

= 910.000 đ

+ 390.000

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

+ Quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN tự nguyện: quyền lợi của NLĐ tham gia BHTN tự nguyện là rất lớn. Trong 5 năm tham gia BHTN, một NLĐ chỉ bỏ ra khoản tiền là 1.300.000 đồng. Trong khoảng thời gian này, họ được tư vấn, GTVL miễn phí bất cứ khi nào có nhu cầu mà không bị giới hạn số lần đăng ký. Nếu họ có nhu cầu học nghề, họ có quyền được tham gia tối đa lên đến 5 khóa đào tạo nghề (1 khóa/năm) với mức hỗ trợ của nhà nước lên đến 3.250.000 đồng. Nếu không có nhu cầu học nghề, họ sẽ được nhà nước chi trả lại một phần phí đã bỏ ra (910.000 đồng, tương đương 70% phí BHTN đã bỏ ra) thông qua hình thức trợ cấp BHTN một lần. Ngoài ra, khi tham gia BHTN tự nguyện từ 12 tháng trở lên, NLĐ còn được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ BHTN với lãi suất ưu đãi để tự tạo việc làm.

+ Sự đảm bảo của ngân sách nhà nước:

Với nội dung BHTN tự nguyện như trên, xét tại thời điểm 30/6/2018 với mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng, một năm NSNN sẽ hỗ trợ cho NLĐ tham gia BHTN tự nguyện tối đa là 520.000 đồng/người/năm. Nếu tất cả NLĐ thuộc diện tham gia BHTN tự nguyện đều tham gia và đều được hỗ trợ tham gia các khóa học nghề thì nhà nước phải hỗ trợ tối đa: 38,36 triệu người x 520.000 đồng/người/năm ≈ 19.947 tỷ đồng (chiếm 1,8% tổng thu NSNN năm 2017 (1.104 nghìn tỷ đồng)). Nếu so sánh mức hỗ trợ của nhà nước cho một NLĐ tham gia BHTN bắt buộc (bảng 4.5) thì mức hỗ trợ cho BHTN tự nguyện có cao hơn nhưng không nhiều. Điều này cũng là sự thể hiện mức độ quan tâm của nhà nước đối với NLĐ khu vực phi chính thức và NLĐ khu vực nông, lâm, thủy sản phần tạo sự an tâm của NLĐ, về lâu dài, góp phần thúc đẩy khu vực kinh tế phi chính thức và nông lâm thủy sản phát triển.

Bảng 4.5 Mức hỗ trợ từ NSNN cho một người tham gia BHTN giai đoạn 2010- 2017


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng thu BHTN

(triệu đồng)

3.510.651

5.400.307

6.747.116

8.664.818

10.094.742

11.812.738

9.939.530

11.728.000

13.591.000

Đóng góp từ NSNN cho quỹ BHTN (triệu

đồng)


1.170.000


1.800.102


2.249.039


2.888.273


3.364.914


3.937.579


0


0


0

Số người tham

gia BHTN (người)


5.993.300


7.206.163


7.968.231


8.269.552


8.676.081


9.213.302


10.308.180


11.061.562


11.954.740

Mức hỗ trợ của NSNN cho một người tham gia BHTN

(đồng/người)


195.218


249.800


282.251


349.266


387.838


427.380


0


0


0

(Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam)

Từ những phân tích về tính an toàn quỹ, quyền lợi của NLĐ cũng như khả năng hỗ trợ của NSNN, có thể thấy rằng chế độ BHTN tự nguyện hoàn toàn có thể được thực thi trên thực tế.‌

Để thực hiện giải pháp này, Chính phủ cần nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm về đối tượng tham gia, hình thức tham gia và nội dung chế độ BHTN tự nguyện. Bộ Tài chính cân đối ngân sách, tài chính BHTN để tham mưu mức đóng BHTN tự nguyện, mức hỗ trợ của NSNN cho quỹ BHTN tự nguyện.

4.3.3.2 Sửa đổi, bổ sung quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm hoàn thiện quy định về các chế độ BHTN theo hướng đảm bảo cho NLĐ tham gia BHTN bị mất việc làm được bảo vệ tốt hơn trong thời gian tham gia học nghề, hoặc có nhu cầu tự tạo việc làm hoặc khi chẳng may gặp rủi ro không lường trước, đồng thời, cũng khuyến khích NLĐ quan tâm nhiều hơn đến chế độ học nghề, thay đổi mục đích chọn lựa nghề để học là nghề mà mình thực sự mong muốn, để có thể xin việc hoặc tự tạo việc làm cho chính mình, chứ không chỉ học những nghề cốt chỉ để dễ xin việc như hiện nay.

Nội dung giải pháp gồm:

- Bổ sung thêm chế độ hỗ trợ mới: “Cho vay ưu đãi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp”: Trong 4 chế độ BHTN hiện hành, NLĐ khi mất việc đã bước đầu có sự hỗ trợ về tài chính, một phần trong số đó được đào tạo nghề nhưng rất ít, số lao động được hưởng BHTN tái gia nhập TTLĐ là có nhưng chưa được thống kê cụ thể. Trong số đó, có các trường hợp không hoặc không thể tìm kiếm việc làm mới mà tự tạo việc làm thông qua việc tự sản xuất, buôn bán, kinh doanh. Một số khác, nỗ lực học một nghề mới, sau đó tự kinh doanh, làm ăn, trang trải cuộc sống.

Thực tế là, kết dư quỹ BHTN hiện rất lớn, chi BHTN hàng năm thấp hơn nhiều so với thu BHTN (xem phân tích ở mục 3.1.2.2). Do đó, để tạo điều kiện hơn nữa cho NLĐ mất việc làm, cần có sự hỗ trợ về nguồn vốn ban đầu cho những NLĐ mất việc thực sự cần vốn để tự sản xuất, kinh doanh thông qua việc cho vay vốn từ nguồn quỹ BHTN còn kết dư (có thể thành lập Quỹ hỗ trợ tự tạo việc làm trích từ Quỹ BHTN)- đó cũng là cách hỗ trợ họ hạn chế, khắc phục hậu quả của thất nghiệp.

Vì vậy, bên cạnh 4 chế độ BHTN hiện hành, cần nghiên cứu áp dụng thêm chế độ cho vay ưu đãi từ quỹ BHTN.

- Tăng mức hỗ trợ đối với chế độ hỗ trợ học nghề: Cần có hỗ trợ nhiều hơn cho NLĐ đang hưởng BHTN tham gia học nghề như hỗ trợ một phần chi phí ăn ở, sinh hoạt phí ... để họ yên tâm tham gia khóa học.‌‌

- Có hỗ trợ đột xuất trong các trường hợp gặp rủi ro: Cần có hỗ trợ đột xuất cho NLĐ đang hưởng BHTN trong các trường hợp: bị tai nạn, bị suy giảm khả năng lao động trong quá trình hưởng BHTN, không thể tái tham gia TTLĐ.

Để thực hiện giải pháp này, Bộ LĐ-TB&XH cần tổ chức nghiên mong muốn, nhu cầu của NLĐ, phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức hỗ trợ hợp lý, mức cho vay hợp lý, đồng thời tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm về các chế độ BHTN.

4.3.3.3 Sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin quản lý, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

a. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động-việc làm

Mục tiêu của giải pháp là hoàn thiện quy định trong quản lý thông tin phục vụ QLNN về BHTN thông qua việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu QLNN về BHTN nói riêng và QLNN về lao động- việc làm nói chung chính xác, khoa học. Có được cơ sở dữ liệu này, việc kiểm soát thông tin NLĐ bị mất việc làm hoặc đang hưởng trợ cấp BHTN sẽ được tiến hành một cách chủ động, từ đó, kiểm soát chặt tình trạng việc làm của NLĐ- cơ sở để đảm bảo việc giải quyết chế độ BHTN đúng người, đúng đối tượng, tránh tình trạng trục lợi BHTN; cũng giúp cơ quan BHXH các cấp kiểm soát số lượng NLĐ thuộc diện tham gia BHTN bắt buộc, tránh tình trạng NSDLĐ “lách luật”, cố tình không tham gia BHTN cho NLĐ.

Nội dung giải pháp: Để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động việc làm, vấn đề là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý liên quan trong cập nhật biến động thường xuyên về tình trạng việc làm của NLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động, từ đó sẽ hình thành một cơ sở dữ liệu chính xác, khoa học, sử dụng hiệu quả cho hoạt động xét duyệt đối tượng hưởng BHTN.

Việc quản lý thông tin NLĐ sẽ dựa vào mã số định danh cá nhân được các cơ quan có thẩm quyền cung cấp (từ năm 2019). Theo đó, khi tra cứu tình trạng việc làm của 1 NLĐ bất kỳ, chỉ cần nhập mã số định danh cá nhân của người đó và hệ thống sẽ cho kết quả.

Mô hình cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động việc làm là mô hình tập trung, có thể mô tả như sơ đồ 4.1. Trong đó:

- Trung tâm Quốc gia DVVL: quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia; báo cáo Bộ LĐ- TB&XH tình hình sử dụng, cập nhật biến động, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm.

- Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố: quản lý cơ sở dữ liệu cấp tỉnh trước khi tích hợp đồng bộ vào cơ sở dữ liệu quốc gia; báo cáo Sở LĐ-TB&XH tình hình sử dụng, cập nhật biến động, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm.

- Các cơ quan liên quan (lao động, thuế, kế hoạch và đầu tư, BHXH, ...), NSDLĐ, NLĐ được quyền truy cập, sử dụng, khai thác dữ liệu cấp tỉnh.

cơ quan lao động

cơ quan BHXH

cơ sở dữ liệu cấp tỉnh

cơ sở dữ liệu quốc gia

cơ quan kế hoạch và đầu tư

cơ quan thuế

Cấp tỉnh

TW

NLĐ

NSDLĐ

Trung tâm

DVVL Trung tâm Quốc gia DVVL Sơ đồ 4 1 Mô hình cơ sở dữ liệu quốc gia về lao 1

DVVL

Trung tâm

Quốc gia DVVL


Sơ đồ 4.1: Mô hình cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm


Để xây dựng cơ sở dữ liệu theo mô hình này, cần tiến hành các bước sau: Bước 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh:

+ Thu thập thông tin: Yêu cầu NSDLĐ cung cấp toàn bộ thông tin NLĐ hiện đang làm việc tại đơn vị: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, giới tính, nơi thường trú/tạm trú, mã số định danh cá nhân, loại HĐLĐ/HĐLV đang ký kết, ngày

ký HĐLĐ/HĐLV, số sổ BHXH, mã số thuế cá nhân, trình độ chuyên môn, vị trí công việc đang đảm nhiệm, lương hiện hưởng, tên, địa chỉ, mã số thuế của NSDLĐ.‌

+ Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu với cơ quan thuế thông qua danh sách trả lương hàng tháng của đơn vị, yêu cầu NSDLĐ điều chỉnh (nếu có).

+ Nhập dữ liệu vào hệ thống.

Bước 2: Tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia

Thực hiện việc đồng bộ dữ liệu lao động của các địa phương theo đơn vị hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bước 3: Sử dụng dữ liệu

+ Dữ liệu quốc gia được đặt tại Trung tâm Quốc gia DVVL thuộc Bộ LĐ- TB&XH. Dữ liệu của các địa phương được lưu trữ tại hệ thống Trung tâm DVVL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

+ Giao quyền khai thác dữ liệu quốc gia cho Trung tâm DVVL các tỉnh thành phố.

+ Cho phép các cơ quan liên quan (cơ quan thuế, kế hoạch đầu tư, ...) được sử dụng, khai thác dữ liệu lao động- việc làm cấp tỉnh để phục vụ hoạt động quản lý.

+ Cho phép NSDLĐ, NLĐ truy cập để khai thác một số thông tin trong giới hạn cho phép.

Bước 4: Cập nhật biến động lao động- việc làm hàng tháng

+ Trước ngày 03 hàng tháng, NSDLĐ cung cấp danh sách biến động lao động cho Trung tâm DVVL.

+ Từ ngày 03 đến ngày 09 hàng tháng, Trung tâm DVVL chủ trì, phối hợp với cơ quan BHXH và cơ quan thuế kiểm tra tính chính xác từ thông tin báo cáo của NSDLĐ. Các trường hợp sai sót trong khai báo thông tin phải báo cáo thanh tra lao động cấp tỉnh để làm rõ và có biện pháp xử lý.

+ Trước ngày 10 hàng tháng, Trung tâm DVVL tiến hành cập nhật thông tin biến động tăng giảm lao động hàng tháng; cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh cập nhật thông tin NLĐ ốm đau, thai sản, thôi việc, hưu trí, ... vào cơ sở dữ liệu cấp tỉnh.

Để thực hiện giải pháp, Chính phủ cần giao Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan (Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Bảo hiểm xã hội) xây dựng và ban hành Quy định về xây dựng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm.

b. Đổi mới công tác tổ chức thông tin, thống kê về bảo hiểm thất nghiệp

Mục tiêu của giải pháp này là nhằm sửa đổi quy định về công tác tổ chức thông tin, thống kê về BHTN đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ và khoa học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024