Quy Định Về Xử Lý Vi Phạm, Thanh Tra, Kiểm Tra, Tiếp Công Dân, Giải Quyết Kiến Nghị, Yêu Cầu, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp

quy định trong thời gian hưởng BHTN: nhận việc làm hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp; thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng TCTN; thông báo ngay tình trạng việc làm khi có việc làm mới; nộp lại thẻ BHYT khi chấm dứt hưởng TCTN…

- Người sử dụng lao động: khi thuộc diện tham gia BHTN bắt buộc, NSDLĐ là đối tượng QLNN về BHTN. NSDLĐ có các quyền: được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ khi đủ điều kiện; được từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về BHTN; được khiếu nại, tố cáo liên quan về BHTN theo quy định của pháp luật. NSDLĐ có các trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN; Xác định đối tượng tham gia BHTN, thực hiện đúng trình tự, thủ tục tham gia BHTN, đóng BHTN đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật; Bảo quản hồ sơ tham gia BHTN của NLĐ trong thời gian NLĐ làm việc tại đơn vị ; Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về BHTN; Cung cấp thông tin về việc đóng BHTN cho NLĐ khi có yêu cầu của NLĐ; Cung cấp bản sao HĐLĐ hoặc HĐLV hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV cho NLĐ; Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho NLĐ để NLĐ hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định; Thông báo biến động lao động làm việc tại đơn vị với Trung tâm DVVL nơi đặt trụ sở ; Báo cáo tình hình tham gia BHTN hàng năm cho Sở LĐ-TB&XH; Khi được cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ, phải triển khai thực hiện đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồng thời sử dụng NLĐ đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo phương án đã được phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện về Sở LĐ-TB&XH.

3.2.3.5 Quy định về quỹ bảo hiểm thất nghiệp

- Các bên đóng góp vào quỹ: NSDLĐ, NLĐ và hỗ trợ từ NSNN (nếu có).

- Mức đóng góp: NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng;NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN; Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN và do ngân sách TW bảo đảm.

- Tiền lương tháng làm căn cứ đóng góp: Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: là tiền lương tháng là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Trường hợp cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương cơ sở. Đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định: là tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ. Trường hợp cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

- Phương thức đóng: Có hai phương thức dành cho hai đối tượng NSDLĐ: (1) Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần (dành cho NSDLĐ là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc theo khoán) và (2) Đóng hàng tháng (dành cho NSDLĐ còn lại).

- Nguồn hình thành quỹ: Quỹ BHTN được hình thành từ các nguồn thu: Các khoản đóng góp của NSDLĐ, NLĐ; Khoản hỗ trợ của nhà nước; Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; Tiền lãi chậm đóng BHTN và các nguồn thu hợp pháp khác.

- Sử dụng quỹ BHTN: Quỹ BHTN được sử dụng để chi cho các khoản: Chi trả TCTN; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tư vấn, GTVL; Đóng BHYT cho người hưởng TCTN; Chi trả chi phí quản lý BHTN và Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

- Quản lý quỹ BHTN: Quỹ BHTN được hạch toán độc lập và tổ chức BHXH thực hiện việc thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ BHTN. Các quy định về quản lý quỹ BHTN xem phụ lục 5.

3.2.3.6 Quy định về xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp

a. Quy đinh về xử lý vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp

- Về xử phạt vi phạm hành chính: có 3 hành vi vi phạm về BHTN được quy định gồm: vi phạm về đóng BHTN, về lập hồ sơ hưởng và các vi phạm khác. Cụ thể về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHTN được quy định như sau:

+ Vi phạm về đóng BHTN: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi thỏa thuận với NSDLĐ không tham gia BHTN; Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi: chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHTN theo quy định; Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với NSLĐ không đóng BHTN cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHTN. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc truy nộp số tiền BHTN chưa đóng, chậm đóng; buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHTN chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHTN trong năm.

+ Vi phạm về lập hồ sơ hưởng BHTN: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến

1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHTN; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với NLĐ có một trong các hành vi: thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không thông báo với Trung tâm DVVL theo quy định khi NLĐ có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN; NLĐ đang hưởng TCTN không thông báo theo quy định với Trung tâm DVVL khi tìm được việc làm hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an hoặc hưởng lương hưu hằng tháng hoặc ra nước ngoài để định cư hoặc đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên hoặc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không thông báo với Trung tâm DVVL nơi đặt trụ sở làm việc của NSDLĐ khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi giả mạo hồ sơ BHTN để trục lợi chế độ BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHTN giả mạo; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ không theo

đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc NLĐ nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền TCTN đã nhận do vi phạm; buộc NSDLĐ tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ đúng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

+ Vi phạm các quy định khác về BHTN: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến

1.000.000 đồng đối với NSLĐ: không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi có yêu cầu của NLĐ hoặc tổ chức công đoàn; không làm văn bản đề nghị cơ quan BHTN xác nhận việc đóng BHTN cho NLĐ để họ hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi NĐ đối với NSDLĐ khi NSLĐ không lập hồ sơ tham gia BHTN cho NLĐ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết HĐLĐ, HĐLV hoặc tuyển dụng; Phạt tiền từ

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo nghề tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà NLĐ tham gia BHTN đăng ký đối với mỗi NLĐ vi phạm; thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học mà NLĐ tham gia BHTN đăng ký và nộp lại số tiền đã trục lợi vào NSNN.

- Về xử lý hình sự: Các hành vi vi phạm về BHTN cấu thành tội phạm gồm hai tội: tội gian lận BHTN và tội trốn đóng BHTN. Cụ thể về các hành vi phạm tội, hình thức xử lý đối với hành vi phạm tội trong lĩnh vực BHTN được quy định như sau:

+ Tội gian lận bảo hiểm thất nghiệp: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHTN lừa dối cơ quan BHXH; dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH để hưởng các chế độ BHTN để chiếm đoạt tiền BHTN từ

10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000; Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tiền BHTN từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây

thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tái phạm nguy hiểm; Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi chiếm đoạt tiền BHTN từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Tội trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: Phạt tiền từ

50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào có nghĩa vụ đóng BHTN cho NLĐ mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp: trốn đóng BHTN từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; trốn đóng BHTN cho từ 10 đến dưới 50 NLĐ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm khi phạm tội 2 lần trở lên hoặc trốn đóng số tiền từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người hoặc không đóng số tiền BHTN đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ; Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi trốn đóng với số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của NLĐ. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ

20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Nếu là pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

b. Quy đinh về thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm thất nghiệp

- Về hoạt động thanh tra: Đối tượng thanh tra về BHTN gồm: (1) các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH về BHTN và (2) các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật về BHTN thuộc phạm vi QLNN về BHTN. Cơ quan có chức năng thanh tra về BHTN: Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH và Thanh tra Sở LĐ-TB&XH. Nội dung thanh tra về BHTN: Đối với thanh tra hành chính về BHTN, nội dung thanh tra là việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ

chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH về BHTN. Đối với thanh tra chuyên ngành về BHTN, nội dung thanh tra là việc chấp hành pháp luật về BHTN của NLĐ, NSDLĐ, các cơ sở dạy nghề và tổ chức BHXH. Trình tự, thủ tục thanh tra về BHTN: Đối với thanh tra hành chính về BHTN, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thanh tra. Đối với thanh tra chuyên ngành về BHTN, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Về xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra về BHTN hàng năm: Đối với kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH về BHTN: Hàng năm, vào trước ngày 15 tháng 11, căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác của ngành LĐ-TB&XH, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH kế hoạch thanh tra hàng năm của ngành, trong đó có lĩnh vực BHTN. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm. Đối với Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở LĐ-TB&XH: Hằng năm, trước ngày 05 tháng 12, căn cứ kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW và yêu cầu công tác quản lý ngành LĐ-TB&XH, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH xây dựng và trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH kế hoạch thanh tra hàng năm, trong đó có lĩnh vực BHTN. Trên cơ sở đó, Giám đốc Sở xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

- Về hoạt động kiểm tra: Trong QLNN về BHTN, kiểm tra chức năng và kiểm tra nội bộ của ngành LĐ-TB&XH về BHTN không được quy định riêng, mà quy định chung với các vấn đề khác của ngành. Các quy định này được quy định cụ thể trong Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH.

c. Quy đinh về tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp

Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/12/2015 hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực QLNN của ngành LĐ-TB&XH quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể Luật tiếp công dân năm 2013, Luật Khiếu nại năm

2011, Luật Tố cáo năm 2011 trong QLNN về lao động- thương binh và xã hội, trong đó có quy trình tiếp công dân, xử lý đơn phản ánh, kiến nghị, thư hỏi, đơn khiếu nại, tố cáo về BHTN. Một số quy định chủ yếu gồm: Các cơ quan QLNN về BHTN và các đơn vị sự nghiệp thực hiện công tác thu, tiếp nhận, xử lý giải quyết chế độ BHTN đều phải bố trí địa điểm tiếp công dân tại trụ sở và đảm bảo các điều kiện để hoạt động tiếp công dân được diễn ra thuận lợi. Việc tiếp công dân, xử lý đơn phải thực hiện đúng quy trình và thẩm quyền: (1) Xác định nhân thân; (2) Nghe, ghi chép đầy đủ nội dung trình bày của công dân; (3) Xác định nội dung vụ việc của công dân về BHTN; (4) Tiến hành phân loại (khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hay hỏi chính sách); (5) Xác định thẩm quyền giải quyết; (6) Xử lý đơn nếu thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc giải thích/hướng dẫn/chuyển đơn nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết; (7) Quản lý và lưu trữ hồ sơ.

3.2.3.7 Quy định về thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành 11 TTHC về BHTN gồm các TTHC mã số từ: B- BLD-286073-TT đến B-BLD-286083-TT như bảng 3.10 (chi tiết xem phụ lục 1).

Bảng 3.10: Danh mục thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp


Mã số

Tên TTHC

Cơ quanthực hiện

B-BLD-286073-TT

Tham gia BHTN

BHXH cấp tỉnh

B-BLD-286074-TT

Giải quyết hưởng TCTN

Trung tâm DVVL

B-BLD-286075-TT

Tạm dừng hưởng TCTN

Trung tâm DVVL

B-BLD-286076-TT

Tiếp tục hưởng TCTN

Trung tâm DVVL

B-BLD-286077-TT

Chấm dứt hưởng TCTN

Trung tâm DVVL

B-BLD-286078-TT

Chuyển nơi hưởng TCTN (chuyển đi)

Trung tâm DVVL

B-BLD-286079-TT

Chuyển nơi hưởng TCTN (chuyển đến)

Trung tâm DVVL

B-BLD-286080-TT

Giải quyết hỗ trợ học nghề

Sở LĐ-TB&XH

B-BLD-286081-TT

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Sở LĐ-TB&XH

B-BLD-286082-TT

Thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng

Sở LĐ-TB&XH


B-BLD-286083-TT

Giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ


Sở LĐ-TB&XH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 14

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính tại trang thông tin điện tử: http://csdl.thutuchanhchinh.vn)


3.3 Đánh giá thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

3.3.1 Những mặt được

Một là, Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn

Trong một thời gian ngắn đi vào thực tiễn, các cơ quan QLNN về BHTN các cấp đã hoàn thành việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm chỉ đạo, hướng dẫn triển khai BHTN. Bộ LĐ-TB&XH cũng thường xuyên tiến hành và chỉ đạo các địa phương tiến hành các hoạt động sơ kết, tổng kết (6 tháng, 1 năm, 18 tháng, 3 năm và 5 năm) để đánh giá kịp thời những mặt được, chưa được, những vấn đề phát sinh và kịp thời điều chỉnh nội dung thể chế QLNN về BHTN, nhờ đó thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn. Cụ thể:

- Đối tượng tham gia BHTN được mở rộng hơn: Khi mới bắt đầu triển khai BHTN, đối tượng tham gia của BHTN chỉ bao gồm những NLĐ công dân Việt Nam làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với NSDLĐ có sử dụng từ mười lao động trở lên. Hiện nay, đối tượng tham gia BHTN đã được mở rộng đến tất cả NSDLĐ có sử dụng từ 1 lao động trở lên, trong đó bổ sung thêm đối với những NLĐ có ký HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (trừ người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người giúp việc gia đình).

- Trách nhiệm của NSDLĐ được quy định ngày càng chặt chẽ, rõ ràng và cụ thể: Năm 2008, Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của NSDLĐ là: đóng BHTN đủ và đúng theo quy định; bảo quản hồ sơ tham gia BHTN của NLĐ trong thời gian NLĐ làm việc tại đơn vị; thực hiện đúng quy định về việc lập hồ sơ để NLĐ đóng và hưởng chế độ BHTN; xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về BHTN cung cấp các văn bản theo quy định tại cho NLĐ để hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN (Điều 10). Năm 2012, Nghị định 100/2012/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung thêm 3 nội dung quan trọng về trách nhiệm của NSDLĐ là: xác định đối tượng tham gia BHTN của đơn vị; cung cấp thông tin cho NLĐ về việc đóng BHTN của NLĐ đó trong thời hạn hai ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày NLĐ yêu cầu thông báo với cơ quan lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị (khoản 4, Điều 1). Năm 2015, Nghị định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024