Tỷ Lệ Đóng Góp Vào Quỹ Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Một Số Quốc Gia

28/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi quy định NSDLĐ thông báo với cơ quan lao động nơi đặt trụ sở làm việc của NSDLĐ khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị thành thông báo với trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW, đồng thời bổ sung thêm 4 nhiệm vụ quan trọng khác của NSDLĐ: Chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN; trước ngày 15 tháng 01 hằng năm báo cáo Sở LĐ-TB&XH về tình hình tham gia BHTN của năm trước; Tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ theo đúng phương án được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt sử dụng NLĐ đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo phương án đã được phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện về Sở LĐ-TB&XH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo (Điều 32). Thêm vào đó, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cụ thể về mẫu biểu để NSDLĐ thông báo biến động lao động với Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gồm thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc, thực hiện sau khi thành lập 30 ngày, và thông báo biến động lao động định kỳ trước ngày 03 hàng tháng) và báo cáo tình hình tham gia BHTN cho Sở LĐ-TB&XH (báo cáo định kỳ trước ngày 15/01 hàng năm).

- Mức hỗ trợ học nghề tốt hơn: Nếu như trước đây, người đang hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá sáu tháng và mức hỗ trợ chỉ bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề (Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg ngày 03/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ đang hưởng TCTN) thì nay mức hỗ trợ học nghề đã tăng lên với mức hỗ trợ tối đa là 01 triệu đồng/người/tháng nhưng không quá 6 tháng, trong đó, mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề. Nếu tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề, phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do NLĐ tự chi trả (Quyết định số 77/2014/QĐ- TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN).

- Các chế độ BHTN đa dạng hơn và được mở rộng hơn: Nếu như trước đây chỉ có 3 chế độ BHTN là TCTN, tư vấn, GTVL và hỗ trợ học nghề thì nay có thêm chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc

làm cho NLĐ. Bên cạnh đó, chế độ tư vấn, GTVL và hỗ trợ học nghề được mở rộng hơn, không chỉ cho người đang hưởng TCTN mà còn cho NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV (đối với chế độ hỗ trợ học nghề) và NLĐ đang tham gia BHTN bị mất việc làm không đủ điều kiện hưởng TCTN (đối với chế độ tư vấn, GTVL).

- Chế tài xử lý vi phạm ngày một nghiêm khắc hơn. Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHTN: Nếu như trước đây mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHTN tối đa chỉ đến 30 triệu đồng (Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH) thì hiện nay mức xử phạt vi phạm hành chính tăng lên tối đa là 75 triệu đồng (Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), đồng thời sửa đổi, bổ sung thêm các hành vi vi phạm và tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN (Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Về về xử lý hình sự: Nếu như trước đây các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN chưa được xem là cấu thành tội phạm, do đó, chưa có quy định xử lý hình sự đối với các tội danh thì đến nay theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, tội trốn đóng BHTN cho NLĐ (điều 216) và tội gian lận BHTN, gồm các hành vi lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHTN lừa dối cơ quan BHXH; dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng chế độ BHTN để chiếm đoạt tiền BHTN (điều 214) thì tùy theo mức độ phạm tội mà có thể bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng, phạt tù lên đến 10 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (đối với cá nhân) hoặc phạt tiền lên đến 3 tỷ đồng (đối với pháp nhân thương mại).

- Thủ tục, hồ sơ, quy trình thực hiện ngày càng được tinh gọn, theo hướng tạo thuận lợi cho NLĐ: quy định mới về BHTN đã bỏ quy định về đăng ký thất nghiệp, cho phép nộp hồ sơ hưởng BHTN ở bất kỳ Trung tâm DVVL tỉnh, thành phố trực thuộc TW nào nơi NLĐ có nhu cầu; cho phép bảo lưu thời gian đóng BHTN trong

các trường hợp: đã nộp hồ sơ hưởng TCTN mà ko có nhu cầu hưởng, đang hưởng TCTN mà tìm được việc làm, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Hai là, nội dung cơ bản của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và các nước trên thế giới, một số quy định về bảo hiểm thất nghiệp thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Cụ thể:

- Về mức đóng góp: Các công ước của ILO quy định chung về mức đóng góp, có thể chọn một trong hai phương thức: NLĐ và NSDLĐ cùng chia sẻ theo phương thức đóng góp đồng đều hoặc NSDLĐ quan tâm nhiều hơn đến NLĐ theo phương thức đóng góp NSDLĐ đóng nhiều hơn một tỷ lệ nhất định so với đóng góp của NLĐ, nhà nước có thể hỗ trợ hoặc không.

Ở Việt Nam, mức đóng góp của NLĐ và NSDLĐ là như nhau, mức hỗ trợ của NSNN cho quỹ BHTN tương đối cao so với các nước trong khu vực (bảng 3.11).

Bảng 3.11: Tỷ lệ đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở một số quốc gia


Nước

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHTN (%)

NLĐ

NSDLĐ

Hồ trợ từ nhà nước

Argentina

-

0,89-1,50

-

Bahrain

1,00

1,00

1,00

Canada

1,83

2,56

-

Đức

1,50

1,50

-

Nhật Bản

0,60

0,95

0,25

Hoa Kỳ

-

3,20

-

Hàn Quốc

0,55

0,80-1,20

-

Thái Lan

0,50

0,50

0,25

Mông Cổ

0,50

0,50

-

Việt Nam

1,00

1,00

0,00- 1,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 15

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Luật Việc làm, Đạo luật An sinh xã hội các nước và báo cáo của ILO năm 2015 về Đánh giá so sánh kinh nghiệm về việc làm và bảo hiểm thất nghiệp ở Châu Á và trên toàn thế giới)


- Về mức hưởng: Theo Công ước C102 của ILO, mức hưởng được quy định từ 45% thu nhập trước đó. Theo Công ước C168 của ILO, mức hưởng không nên ít hơn 50% trăm thu nhập trước đó.

Bảng 3.12. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một số quốc gia


Nước

Mức hưởng

Canada

55% thu nhập bình quân hằng tuần tính theo mức thu nhập của

tuần làm việc cuối cùng. Mức tối đa là 457$/tuần.

Hoa Kỳ

25% đến 55% thu nhập của NLĐ trước khi mất việc

Hàn Quốc

50% thu nhập bình quân tháng đóng BHTN, mức hưởng hàng ngày tối thiểu là 22.320 won, tối đa là 40.000 won.

Thái Lan

50% thu nhập bình quân tháng đóng BHTN. Mức hưởng hàng

ngày tối đa là 250 baht.

Đài Loan

60% thu nhập bình quân tháng đóng BHTN

Việt Nam

60% thu nhập bình quân tháng đóng BHTN

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Luật Việc làm, Đạo luật An sinh xã hội các nước và báo cáo của ILO năm 2015 về Đánh giá so sánh kinh nghiệm về việc làm và bảo hiểm thất nghiệp ở Châu Á và trên toàn thế giới)


Ngoài ra, trừ một số ít các nước có mức hưởng cao hơn như Đức (67%), Pháp (75%), Nhật Bản (50%-80%), Thụy Sĩ (80%), Đan Mạch (90%), ở hầu hết các nước còn lại, mức hưởng thường gặp nhất là khoảng 50-60% thu nhập đóng góp trước đó (bảng 3.12). Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 60%, thể hiện được sự phù hợp với luật pháp quốc tế và quy định của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

- Về thời gian hưởng: Công ước C102 của ILO giới hạn thời gian hưởng là 13 tuần trong thời kỳ 12 tháng, nếu người được bảo vệ là người làm công ăn lương và 26 tuần trong thời kỳ 12 tháng nếu người được bảo vệ là người thường trú mà các phương tiện sinh sống trong trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định. Công ước C168 của ILO giới hạn đến 26 tuần cho mỗi kỳ thất nghiệp hoặc đến 39 tuần trong mỗi giai đoạn thất nghiệp 24 tháng. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các bang phải trả lên đến 26 tuần lợi ích, lợi ích được trả mỗi hai tuần. Trong thời kỳ suy thoái, khi tất cả bang có tỷ lệ thất nghiệp cao, các chương trình liên bang tài trợ các lợi ích bổ sung thường được áp dụng với mức chi trả thêm 13 tuần hoặc 20 tuần. Ở Trung Quốc, thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian đóng góp: Ít hơn 5 năm được nhận 12 tháng, 5 đến 10 năm được nhận 18 tháng, hơn 10 năm được nhận 24 tháng. Ở Thái Lan, NLĐ thất nghiệp, người bị sa thải có được lên đến 180 ngày trong vòng 1 năm; NLĐ thất nghiệp tự nguyện từ chức chỉ nhận được tối đa 90 ngày trong 1 năm. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, BHTN bồi thường đã được mở rộng đến 240 ngày đối với NLĐ thất nghiệp trong năm 2009. Thời gian hưởng BHTN ở Việt Nam hiện nay được căn cứ vào mức đóng góp vào quỹ BHTN trước khi thất

nghiệp, cụ thể là: cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng trợ cấp.

- Về điều kiện hưởng: Các Công ước ILO và quy định ở các nước đều quy định sự khác nhau trong chi trả BHTN cho các đối tượng thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện theo hai hướng: hoặc là chỉ chi trả đối với người thất nghiệp không tự nguyện, còn đối tượng người thất nghiệp tự nguyện không được hưởng hoặc là cả hai đối tượng đều được chi trả nhưng mức của người thất nghiệp tự nguyện thấp hơn người thất nghiệp không tự nguyện. Riêng ở Việt Nam, cả thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện đều được hưởng như nhau về mức hưởng và thời gian hưởng mà không có sự phân biệt đối xử (trừ các trường hợp chấm dứt HĐLĐ/HĐLV trái pháp luật). Quy định này xuất phát từ nhận thức của nhà nước về quyền được hưởng BHTN là quyền của mọi người tham gia BHTN: có tham gia thì có hưởng khi thất nghiệp xảy ra, bất kể là tự nguyện hay không tự nguyện. Điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc của chính sách BHTN ở Việt Nam, nhờ đó, số người thất nghiệp được hưởng lợi từ chính sách BHTN chiếm tỷ lệ cao so với các nước khác, ở mức 50,05%, trong khi đó các nước khác tỷ lệ này không cao (Nhật Bản: 22,9%, Đài Loan: 23,7%, Thái Lan: 6,7% -17,7%, Trung Quốc (11,7%-74,2%)

[155, tr.165].

- Về các chế độ BHTN: Các chế độ BHTN ở Việt Nam rất đa dạng, không những hỗ trợ để khắc phục rủi ro do tình trạng thất nghiệp mang lại mà còn thể hiện được vai trò phòng ngừa rủi ro thông qua chế độ hỗ trợ NSDLĐ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ để duy trì việc làm cho NLĐ. Ngoài ra, việc tư vấn, GTVL, hỗ trợ học nghề còn được thực hiện cho cả đối tượng không đủ điều kiện hưởng TCTN, đóng BHTN một khoảng thời gian nhất định và có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ học nghề. Quy định này thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với một số nước trên thế giới khi họ chỉ quan tâm để các chế độ hạn chế rủi ro do tình trạng thất nghiệp và các chế độ cho người đủ điều kiện hưởng BHTN.

Ba là, việc điều chỉnh quy định về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy tiếp nhận, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp từ Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội sang Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp

đến với người lao động, cũng phù hợp với mô hình tổ chức thực hiện của các nước trên thế giới.‌‌‌

BHTN có mục đích thay thế, bù đắp một phần thu nhập của NLĐ bị mất việc làm và quan trọng hơn đây là một chính sách TTLĐ gắn liền với các chính sách hỗ trợ việc làm, DVVL, thông tin TTLĐ, đào tạo và phát triển kỹ năng nghề,... Do đó, việc tổ chức triển khai thực hiện BHTN gắn liền với Trung tâm DVVL thuộc Sở LĐ-TB&XH đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý và thực hiện chính sách, cũng là tạo điều kiện hơn cho NLĐ.

Bên cạnh đó, mô hình này cũng phù hợp với mô hình ở các nước đã thực hiện thành công chính sách BHTN (Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Đức, Ác-hen-ti-na, Mông Cổ,....): việc tổ chức thực thi BHTN đều gắn với các chính sách việc làm chủ động và do hệ thống DVVL triển khai thực hiện.

Bốn là, Các quy định về thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp là chi tiết, cụ thể.

Bộ LĐ- TB&XH đã cụ thể hóa các quy định của Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân bằng các văn bản hướng dẫn trong phạm vi ngành: Trình tự, thủ tục thanh tra; Quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành LĐ-TB&XH; ... .Các quy định này là rõ ràng, chi tiết, cụ thể giúp các địa phương thuận lợi trong quá trình triển khai, thực hiện.

Những thành công về thể chế QLNN về BHTN được ghi nhận ở mục 3.3.1 trên đây xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, sự quyết tâm của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam trong thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Việc Việt Nam áp dụng chính sách BHTN, trở thành nước thứ 79 trên thế giới và nước thứ hai ở khu vực Đông Nam Á thực hiện BHTN là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước trong vấn đề đảm bảo việc làm, hạn chế thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.

Sự quan tâm đối với chính sách BHTN còn thể hiện rõ khi mục tiêu phát triển bảo hiểm thất nghiệp được trở thành một mục tiêu trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong từng thời kỳ, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm [156], [158], [183], [184], [186], [202].

Thứ hai, sự quyết tâm cao của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả QLNN ở tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có BHTN.‌‌‌‌‌‌‌‌

Thời gian qua, Chính phủ luôn nhất quán trong chỉ đạo, điều hành nhằm tạo ra thể chế quản trị hiệu quả, một Chính phủ mạnh, một nền công vụ chuyên nghiệp, gọn nhẹ, minh bạch, thân thiện.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về BHTN, Chính phủ không ngừng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, rà soát, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách BHTN, từ đó, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, tham mưu điều chỉnh chính sách BHTN cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nhờ đó, nội dung của thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn.

Thứ ba, sự quyết tâm cao của Chính phủ Việt Nam trong hội nhập quốc tế về lao động- việc làm, trong đó có BHTN.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016, về phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [202]. Một trong những mục tiêu tổng quát và cụ thể của Chiến lược là “Phấn đấu phát triển lĩnh vực lao động- xã hội đạt trình độ các nước ASEAM-6 vào năm 2020 và kịp các nước ASEAN-4 vào năm 2025” và “Hoàn thiện thể chế về lao động- xã hội theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)”.

Nhờ sự quan tâm này, đến nay, nội dung cơ bản của thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy định của ILO, một số quy định về bảo hiểm thất nghiệp thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

Thứ tư, sự thống nhất cao của các cơ quan QLNN về BHTN ở Trung ương và địa phương trong chỉ đạo, điều hành, quản lý BHTN nhằm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về BHTN và xu hướng phát triển BHTN của thế giới.

Các mục tiêu về phát triển BHTN đều được các cơ quan QLNN về BHTN ở Trung ương và địa phương cụ thể hóa và tổ chức thực hiện xuyên suốt, nhất quán. Từ đó, đã ban hành đầy đủ, đồng bộ, kịp thời hệ thống các văn bản QLNN về BHTN ở trung ương và địa phương.

3.3.2 Những bất cập

3.3.2.1 Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp tuy đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng tính hiệu lực chưa cao

- Mức độ chấp hành thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp của người lao động chưa cao: Việc NLĐ cố tình nghỉ việc, nhảy việc để được hưởng chính sách BHTN là có xảy ra, gây ra sự xáo trộn nhất định đối với TTLĐ. Một số NLĐ tìm cách thỏa thuận với NSDLĐ để được hưởng TCTN, không trung thực khi khai báo tình trạng việc làm gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát của cơ quan lao động. Một số NLĐ còn chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc khai báo tình trạng việc làm trong quá trình thẩm định giải quyết hưởng TCTN, khi các cơ quan chức năng phát hiện NLĐ có việc làm phải tiến hành các thủ tục chấm dứt và thu hồi nên phát sinh thêm khối lượng công việc và thủ tục thu hồi.

- Mức độ chấp hành thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động cũng chưa cao: phần lớn NSDLĐ chưa thực hiện trách nhiệm thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động cho các cơ quan quản lý theo quy định; tình trạng chậm đóng và nợ đọng BHTN vẫn còn xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ khi họ không được chốt sổ BHXH để hoàn tất thủ tục hưởng BHTN, gây khó khăn cho cơ quản quản lý trong quản lý, sử dụng quỹ BHTN. Một số NSDLĐ không nhiệt tình tham gia tập huấn chính sách BHTN do chưa nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHTN cũng như trách nhiệm của đơn vị với quyền lợi của NLĐ. Một số NSDLĐ cố tình chây ì, không tiến hành làm các thủ tục chốt sổ cho NLĐ.

- Mức độ chấp hành nghĩa vụ báo cáo thông tin của các địa phương chưa cao. Một số chỉ tiêu báo cáo số liệu thống kê được Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu báo cáo (trình độ nhân sự thực hiện BHTN, tổng số doanh nghiệp trên địa bản, số doanh nghiệp thuộc diện tham gia BHTN, số doanh nghiệp tham gia, số người giao kết HĐLĐ/HĐLV của doanh nghiệp, số người giao kết thuộc đối tượng tham gia, ...) nhưng một số địa phương vẫn không cung cấp số liệu, làm cho thông tin quản lý trên phạm vi cả nước không tổng hợp được.

- Tình trạng nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp là rất lớn và mang tính thường xuyên. Nợ đọng BHTN là tình trạng xảy ra trong nhiều năm, ở hầu hết các địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024