Dự Báo Lực Lượng Lao Động, Số Người Thất Nghiệp, Số Người Tham Gia Bảo Hiểm Thất Nghiệp Và Số Người Được Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp Ở

hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng.

Trong vòng hơn 10 năm tới, Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế, năng lực quản lý của Nhà nước và năng lực quản trị doanh nghiệp [184].

Dự báo đến năm 2030, môi trường kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, lực lượng doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước, góp phần bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

4.1.1.3. Môi trường quốc tế

Trong 10 năm Việt Nam thực hiện BHTN, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, diễn biến phức tạp. Thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ lan rộng, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Trong vòng hơn 10 năm tới, tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực,

tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Tình hình chính trị- an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng,... tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các thể chế đa phương đứng trước những thách thức lớn. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của từng quốc gia tiếp tục diễn ra rất phức tạp. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới.

Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn có nhiều biến động khó lường. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Biến động của giá cả thế giới, sự bất ổn về tài chính, tiền tệ và vấn đề nợ công tiếp tục gây ra những hiệu ứng bất lợi đối với nền kinh tế thế giới. Tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đang có nhiều thay đổi. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới thể chế kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng gay gắt. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định kinh tế song phương, đa phương thế hệ mới.

Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một

số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. ASEAN trở thành Cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài [184].

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng và phức tạp, việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do FTA như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam- EU ((EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), … tạo ra cơ hội giúp nước ta tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững; giúp GDP, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tăng đáng kể; tạo thêm cơ hội để nước ta tham gia các chuỗi sản xuất, tiêu thụ quốc tế và khu vực, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, ngoài những vấn đề liên quan trực tiếp đến thương mại như: cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan thương mại, các cam kết giữa các bên còn liên quan đến những vấn đề mới, phi truyền thống, không trực tiếp gắn với thương mại như lao động, môi trường, mua sắm công, chống tham nhũng ... Riêng về các cam kết về lao động mà Việt Nam ký kết, nếu không cải thiện các vấn đề lao động được nêu trong Hiệp định thì cơ hội xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ rất khó khăn. Các Hiệp định này không tạo ra bất kỳ tiêu chuẩn lao động quốc tế mới nào nhưng đòi hỏi Việt Nam sửa đổi, bổ sung thể chế về lao động- việc làm cho phù hợp với những quy định về các quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong Lao động, bao gồm tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc… và thực hành chúng trên thực tế để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Bên cạnh đó, các cam kết trong khuôn khổ Cộng động kinh tế ASEAN (ACE) cũng tạo không ít thách thức cho Việt Nam trong thực hiện các cam kết về vấn đề về lao động- việc làm- thất nghiệp. AEC được thành lập nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao

tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư- kinh doanh từ bên ngoài. Các nước ASEAN đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố bước đầu tạo nên khung pháp lý cho tự do hóa lao động trong khu vực. Những quy định tự do hóa lao động của ASEAN được hiện diện dưới dạng các cam kết về phương thức 4 trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ, đó là di chuyển thể nhân (là sự di chuyển của cá nhân- những người lao động có tay nghề- từ nước này qua nước). Các cam kết này chủ yếu liên quan đến hoạt động đầu tư, thương mại và chỉ tạo điều kiện tự do lao động cho nhóm lao động có tay nghề cao như quản lý, điều hành, chuyên gia. Nhóm khách kinh doanh được phép lưu trú nhưng trong thời hạn ngắn. Riêng Việt Nam có những cam kết sâu hơn các quốc gia khác đối với các nhóm có tay nghề thấp hơn như người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, người bán hàng dịch vụ, người chịu trách nhiệm thiết lập hiện diện thương mại. Tuy nhiên, những cam kết này chỉ nhằm thu hút đầu tư và kinh doanh, chưa mở rộng ra các nhóm ngành nghề khác.

Đối với các nước thành viên, AEC tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động có tay nghề, công nhận văn bằng, thực hiện thúc đẩy các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau, nâng cao năng lực trong các ngành dịch vụ ưu tiên, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy việc làm bền vững, bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư. Đối với Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện các cam kết về lao động gặp không ít thách thức do các quy định về lao động chưa đầy đủ và việc thực thi chưa có hiệu quả trên thực tế (thương lượng tập thể, mức lương tối thiểu vùng, hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp, lao động lành nghề, …), đòi hỏi Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn cho việc di chuyển lao động lành nghề trong ASEAN thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn để được công nhận là lao động lành nghề ASEAN trong các lĩnh vực ASEAN đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đồng thời phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả thực thi các quy định về lao động- việc làm- thất nghiệp trong nước.

Dự báo đến năm 2030, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và sẽ có những điều chỉnh quan trọng về thể chế, trong đó có vấn đề lao động- việc làm- thất nghiệp để phù hợp hơn với các cam kết quốc tế đã ký kết.

4.1.1.4 Trình độ phát triển khoa học công nghệ

Nhân loại đang ở trong thập niên đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0). Cuộc cách mạng này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo của tất cả các ngành, lĩnh vực. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử [108, tr 3-4].

Dự báo đến năm 2030, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, trong đó có vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp, ảnh hưởng lớn đến phương thức QLNN, nội dung thể chế QLNN ở tất cả các ngành, lĩnh vực, tron đó có QLNN về BHTN.

4.1.1.5 Trình độ phát triển thị trường lao động

Trong những năm qua, TTLĐ ở Việt Nam mới được hình thành và đang trong giai đoạn đầu tư phát triển. Hoạt động dự báo cung- cầu lao động, kết nối cung- cầu lao động, thông tin thị trường lao động, xây dựng chính sách quản lý và điều tiết thị trường lao động, … đang dần hoàn thiện, phát triển có định hướng hơn. Tuy nhiên, các quy định làm hành lang pháp lý chưa đầy đủ, việc kết nối cung cầu lao động hiệu quả chưa cao, hệ thống thông tin, thống kê về TTLĐ không đồng bộ, thiếu độ tin cậy.

Trong vòng hơn 10 năm tới, định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường trình độ phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện kết nối cung cầu lao động, khuyến khích các hình thức giao dịch việc làm, thực hiện tốt hơn công tác dự báo cung- cầu lao động [184, tr. 8].

Dự báo đến năm 2030, TTLĐ ở Việt Nam sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển.


Như vậy, nhìn chung, ở Việt Nam, trong vòng hơn 10 năm tới, dự báo tình hình chính trị sẽ tiếp tục ổn định, tình hình kinh tế sẽ tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, TTLĐ tiếp tục

được đầu tư phát triển, đồng thời, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế- xã hội. Điều này mang lại những cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với thể chế QLNN các ngành, lĩnh vực, trong đó có thể chế QLNN về BHTN. Cụ thể là:

Với quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử nhân loại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động mạnh mẽ và toàn diện lên mọi mặt đời sống con người, trong đó có vấn đề về việc làm và thất nghiệp [134, tr 24]. Với tốc độ tự động hóa và ứng dụng công nghệ trong mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu về việc làm, đặc biệt là nhu cầu đối với lao động ít kỹ năng, lao động phổ thông sẽ giảm, trong khi cung lao động không giảm, sẽ đặt ra nhiều vấn đề trong giải quyết tình trạng thất nghiệp, đòi hỏi các quốc gia phải tìm kiếm cho mình các biện pháp hữu hiệu hơn để khắc phục, giải quyết tình trạng thất nghiệp, trong đó có nội dung của chính sách BHTN (đối tượng cần hỗ trợ sẽ nhiều hơn, các chế độ phải đa dạng hơn, ...)

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những nước có lợi thế về giá nhân công rẻ trước đây như Việt Nam sẽ không còn lợi thế, cầu lao động phổ thông sẽ giảm đáng kể, do đó, chính sách của nhà nước về ngăn ngừa, khắc phục tình trạng thất nghiệp, trong đó có BHTN, cũng phải được xem xét lại.

Bên cạnh đó, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ làm thay đổi phương thức QLNN ở tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có BHTN: cơ quan QLNN về BHTN phải ứng dụng công nghệ nhiều hơn trong quản lý, điều hành, thu thập, phân tích, xử lý thông tin quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, đồng thời công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng đòi hỏi phải đổi mới để nâng cao trình độ của đội ngũ công chức trong QLNN về BHTN để kịp thích nghi với những thay đổi đó.

4.1.2 Dự báo lực lượng lao động, số người thất nghiệp, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030

Dựa vào số liệu thu thập được về LLLĐ, số người thất nghiệp, số người tham gia BHTN và số người được hưởng TCTN ở Việt Nam giai đoạn 2003-2017 (bảng 4.1), có thể thấy rằng các chỉ tiêu thống kê đều có xu hướng biến động tương đối đều và ổn định qua các năm.


Bảng 4.1: LLLĐ, số người thất nghiệp, số người tham gia BHTN và số người được hưởng TCTN ở Việt Nam giai đoạn 2003-2017


Năm

Tỷ lệ thất nghiệp chung (%)

LLLĐ

(người)

Số người thất nghiệp (người)

Số người tham gia BHTN (người)

Số người được hưởng TCTN (người)

2003

2,25

41.846.700

941.551


Chưa thực hiện


Chưa thực hiện

2004

2,14

43.008.900

920.390

2005

2,14

44.904.500

960.956

2006

2,19

46.238.700

1.012.628

2007

2,52

47.160.300

1.188.440

2008

2,38

48.209.600

1.147.388

2009

2,90

49.322.000

1.430.338

5.993.300

2010

2,88

50.392.900

1.451.316

7.206.163

156.765

2011

2,22

51.398.400

1.141.044

7.968.231

289.181

2012

1,96

52.348.000

1.026.021

8.269.552

421.048

2013

2,18

53.245.600

1.160.754

8.676.081

454.839

2014

2,10

53.748.000

1.128.708

9.213.302

514.853

2015

2,33

53.984.200

1.257.832

10.308.180

526.309

2016

2,30

54.445.300

1.252.242

11.061.562

586.254

2017

2,24

54.800.000

1.227.520

11.954.740

671.789

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 18

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ LĐ-TB&XH)

Do số liệu thu thập được trong quá khứ là ổn định, thời gian dự báo dài nên sử dụng phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính (dự báo dựa vào xu thế) theo mô hình hồi quy theo thời gian.

Gọi Y là biến cần dự báo đối với LLLĐ, số người thất nghiệp, số người tham gia BHTN và số người được hưởng TCTN, ta có: Mô hình dự báo các biến theo

phương trình:

Y at

b , Trong đó:

Y : biến phụ thuộc cần dự báo

a, b là hai tham số quy định vị trí của đường hồi quy. a là độ dốc của đường xu hướng; b là tung độ gốc.

Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, a, b được tính theo công thức sau:

nYt t Y a nt 2 (t ) 2


; b

t 2 Y tYt

nt 2 (t ) 2


(n: số năm quan sát)

t: thời gian, tương ứng với số năm có giá trị thực. Để đơn giản trong tính toán các tham số a và b, trong quá trình dự báo, chúng ta thường đặt điều kiện t =0.


Khi đó,

a Yt

t 2

; b Y

n

Áp dụng vào quá trình tính toán, ta có các số liệu dự báo về LLLĐ, số người thất nghiệp, số người tham gia BHTN và số người được hưởng TCTN ở Việt Nam đến năm 2030 xem bảng 4.2 (tính toán chi tiết xem phụ lục 12, 13, 14 và 15).

Bảng 4.2: Dự báo LLLĐ, số người thất nghiệp, số người tham gia BHTN và số người được hưởng TCTN ở Việt Nam giai đoạn 2018-2030


Năm

Số liệu dự báo (người)

LLLĐ

Số người thất nghiệp

Số người tham gia BHTN

Số người hưởng TCTN

2018

57.194.101

1.301.995

13.624.371

745.469

2019

58.134.588

1.321.018

14.556.999

810.544

2020

59.075.075

1.340.041

15.489.626

875.620

2021

60.015.561

1.359.064

16.422.254

940.695

2022

60.956.048

1.378.087

17.354.881

1.005.770

2023

61.896.535

1.397.111

18.287.508

1.070.846

2024

62.837.022

1.416.134

19.220.136

1.135.921

2025

63.777.508

1.435.157

20.152.763

1.200.996

2026

64.717.995

1.454.180

21.085.391

1.266.072

2027

65.658.482

1.473.204

22.018.018

1.331.147

2028

66.598.969

1.492.227

22.950.645

1.396.222

2029

67.539.456

1.511.250

23.883.273

1.461.298

2030

68.479.942

1.530.273

24.815.900

1.526.373

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu dự báo của phụ lục 11,12,13,14)


Với số liệu dự báo ở bảng 4.2, có thể thấy, vào năm 2020, số người tham gia BHTN khoảng 15.489.626 người, trong tổng số 59.075.075 người trong LLLĐ (chiếm tỷ lệ 26,2%), trong khi đó, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra là 35% 156],[157].

4.1.3 Dự báo xu hướng phát triển thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp đến năm 2030

Căn cứ vào các thông tin, số liệu dự báo ở mục 4.1.1 và 4.1.2 ở trên, dự báo xu hướng phát triển thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như sau:

- Thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng đáp ứng tiêu chuẩn sàn của ILO về BHTN.

- Thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam trong tương lai ngày càng đảm bảo

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí