Trong Trường Hợp Bên Nhận Thế Chấp Nhận Chính Tài Sản Thế Chấp Để Thay Thế Cho Việc Thực Hiện Nghĩa Vụ Của Bên Được Bảo Đảm

đồng (gồm nợ gốc và lãi của các hợp đồng tín dụng chưa được thanh toán). VietinBank khởi kiện yêu cầu công ty Ngọc Quang thanh toán cho VietinBank số tiền 5.273.000.000 đồng. Công ty Ngọc Quang cho rằng việc VietinBank tự ý xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là vi phạm pháp luật về xử lý tài sản cầm cố, thế chấp; việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp phải do Tòa án quyết định. Công ty Ngọc Quang còn phản tố yêu cầu Tòa án tuyên bố các hợp đồng mua bán tài sản giữa VietinBank và Công ty Đồng Lực là vô hiệu.

Tại bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 20/2009/KDTM-ST ngày 30/9/2009, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên các hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thuê ngày 08/12/2007, có số công chứng 638 của Phòng công chứng số 02 tỉnh Bình Dương ngày 10/12/2007 và hợp đồng mua bán tài sản ngày 08/12/2007, có số công chứng số 639 của Phòng công chứng số 02 tỉnh Bình Dương ngày 10/12/2007 được ký kết giữa Viettinbank và Công ty Đông Lực là vô hiệu; buộc Viettinbank và Công ty Đông Lực phải hoàn trả cho Công ty Ngọc Quang các tài sản đã bán. Tại bản án phúc thẩm số 89/2010/KDTM-PT ngày 10/6/2010, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TP. Hồ Chí Minh đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Tuy nhiên Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đều không chỉ ra được sai phạm của Viettinbank trong việc xử TSBĐ. Rất may Viettinbank có khiếu nại và bản án phúc thẩm đã bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã quyết định hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao cho TAND tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại. [25]

Ví dụ trên cho thấy: Việc bán TSBĐ là BĐS của các TCTD gặp nhiều khó khăn, thậm chí ngay cả Tòa án cũng có những sai lầm nghiêm trọng, gây thiệt hại cho TCTD và ảnh hưởng rất lớn đến các sự ổn định của các quan hệ dân sự. Theo tác giả, trong mọi trường hợp, cần phải quán triệt nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở bảo vệ bên có quyền là các TCTD. Nếu tài sản bảo đảm thuộc quyền sử dụng và sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm; hợp đồng được ký kết trên cơ sở tự nguyện; người ký hợp đồng đúng thẩm quyền; hợp đồng đã được công chứng theo quy định và có thỏa thuận cụ thể về phương thức xử lý TSBĐ, và không có căn cứ xác định việc xử lý TSBĐ của TCTD có sai phạm thì phải tôn trọng các nội dung đã thỏa thuận và các giao dịch (bán, chuyển nhượng tài sản) do

TCTD thực hiện để xử lý TSBĐ thu nợ.


2.2.2.5. Trong trường hợp bên nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo đảm

Điều 59 Nghị định 163/2006 quy định “Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm” là một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận. Đối với trường hợp bên vay vốn đồng thời là bên bảo đảm thì quy định này là phù hợp, vì nghĩa vụ của bên bảo đảm trong trường hợp này đồng thời cũng là nghĩa vụ của bên vay vốn, tức là nghĩa vụ trả nợ cho TCTD. Tuy nhiên với trường hợp bên vay không đồng thời là bên bảo đảm, tức là bên thứ ba dùng tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ của người khác với TCTD thì quy định này có sự bất hợp lý. Với trường hợp này nếu quy định: Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo đảm thì có vẻ hợp lý hơn. Theo quy định tại BLDS, cũng như Nghị định 163/2006 và các văn bản pháp luật liên quan đến giao dịch bảo đảm hiện nay cũng không có văn bản nào quy định bên thế chấp có nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo đảm. Như vậy, quy định tại điều này là không hợp lý, và nhiều ý kiến cho rằng có thể đây là một lỗi kĩ thuật của nhà làm luật, đáng lẽ ra phải quy định phương thức này là: Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo đảm.

Lý giải điều này, theo tác giả có thể xuất phát từ tinh thần của nhà làm luật khi quy định về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Khoản 1 Điều 342 BLDS 2005 quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong khi đó, Khoản 1 Điều 361 BLDS 2005 quy định về biện pháp bão lãnh như sau: Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo các quy định dẫn chiếu ở trên, biện pháp thế chấp là trường hợp bên

vay dùng chính tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ cho TCTD nên phương thức “Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm (cũng chính là bên vay) là phù hợp. Đối với trường hợp bảo lãnh, khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh tức là có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của bên được bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh. Như vậy, việc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh (nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh) trong trường hợp này cũng là hợp lý. Nhìn chung, quy định hiện tại như tại Nghị định 163/2006 chưa thực sự hợp lý, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Theo quy định của Nghị định 163/2006 thì phương thức này chỉ được thực hiện khi các bên đã thỏa thuận. Và vì vậy, nội dung của phương thức này hoàn toàn do các bên quyết định thông qua sự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên chỉ thỏa thuận về việc bên bảo đảm được quyền tự nhận TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm thì sẽ được hiểu như thế nào? Thay thế toàn bộ nghĩa vụ hay chỉ khấu trừ nghĩa vụ tương ứng với giá trị của tài sản?

Chúng tôi thấy rằng, nếu nội dung của phương thức này đã được các bên xác định cụ thể trong Hợp đồng bảo đảm thì việc thanh toán nghĩa vụ được thực hiện như đã thỏa thuận. Trong trường hợp nội dung chưa được xác định cụ thể thì việc thanh toán nghĩa vụ được xác định theo các trường hợp sau đây:

Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 10

Trường hợp thứ nhất, nếu bên bảo đảm là bên bảo lãnh mà nghĩa vụ bảo lãnh không có biện pháp bảo đảm kèm theo và phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm các tài sản sao cho tổng giá trị của tài sản đó bằng với tổng giá trị nghĩa vụ được bảo lãnh.

Trường hợp thứ hai, nếu bên bảo đảm là bên bảo lãnh mà nghĩa vụ bảo lãnh không có biện pháp bảo đảm kèm theo và các bên đã thỏa thuận về phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm các tài sản sao cho tổng giá trị của tài sản đó bằng với tổng giá trị nghĩa vụ tương ứng với phạm vi bảo lãnh.

Trường hợp thứ ba, Nếu bên bảo đảm là bên bảo lãnh mà nghĩa vụ bảo lãnh

có biện pháp bảo đảm kèm theo(chẳng hạn như thông qua một hợp đồng thế chấp) thì bên bảo lãnh chỉ phải giao cho bên nhận bảo đảm các tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm kèm theo.

Trường hợp thứ tư, Nếu bên bảo đảm chính là bên có nghĩa vụ trả nợ (khách hàng vay) thì phải giao cho TCTD các tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ vay chỉ được cấn trừ tương ứng với giá trị của TSBĐ. Khách hàng vay phải tiếp tục trả nợ đối với phần còn thiếu.

Trên thực tế việc áp dụng phương thức xử lý tài sản này gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đó là pháp luật chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục nhận và đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ, cụ thể như: TCTD có phải ký hợp đồng chuyển nhượng TSBĐ với bên bảo đảm hay không? Có cần chứng nhận của cơ quan công chứng hay chỉ cần văn bản thỏa thuận giữa TCTD và bên bảo đảm có nội dung: bên bảo đảm đồng ý giao TSBĐ theo giá đã được TCTD và bên bảo đảm thỏa thuận để TCTD nhận và trừ khoản nợ của bên bảo đảm. Điều này dẫn đến khó khăn khi thực hiện đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với TSBĐ mà TCTD đã nhận của khách hàng.

Tham khảo tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đất và nhà) về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì cơ quan này yêu cầu TCTD phải có hợp đồng chuyển nhượng tài sản giữa bên bảo đảm với TCTD, có chứng nhận của cơ quan công chứng thì cơ quan này mới đăng ký quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho TCTD. Trong khi, theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định số 163/2006 thì thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý TSBĐ thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 18 (Bổ sung Điều 64b) Nghị định số 11/2012 cũng quy định bên nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ phải xuất trình văn bản chứng minh quyền

được xử lý TSBĐ và kết quả xử lý TSBĐ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ.

Ngoài ra tại một số địa phương, cơ quan nhà nước lại cho rằng TCTD không có chức năng kinh doanh BĐS do đó không được trực tiếp nhận TSBĐ là BĐS để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay vốn. Xin dẫn chiếu trường hợp của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) trước đây là Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) gặp phải khi xử lý TSBĐ là BĐS tại tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 28/01/2008, PVFC cho Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Ngọc Việt vay số tiền hơn 64,5 tỷ đồng theo Hợp đồng tín dụng số 02/TDTT-DH/PVFC08 với mục đích để mua Khách sạn Trung tâm tại số 784 Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi và nâng cấp, sửa chữa Khách sạn 4 sao lên 5 sao để hoạt động, thời hạn vay 120 tháng kể từ ngày giải ngân. Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Ngọc Việt dùng chính Khách sạn Trung tâm này để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại PVFC. Sau khi vay vốn Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Ngọc Việt không trả được nợ cho PVFC. Sau nhiều lần làm việc nhưng Công ty Ngọc Việt không đưa ra được phương án trả nợ khả thi. PVFC đã khởi kiện vụ việc tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình xét xử sơ thẩm, Công ty Ngọc Việt có nguyện vọng giao Khách sạn Trung tâm cho PVFC sở hữu để thanh toán toàn bộ số nợ gốc, nợ lãi, tiền phạt và PVFC cũng thống nhất việc nhận tài sản này để thay thế nghĩa vụ trả nợ của Công ty Ngọc Việt tại PVFC. Tại bản án sơ thẩm số 28/2012/KDTM-ST, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên buộc Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Ngọc Việt chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu khách sạn Trung tâm cho PVFC để cấn trừ nợ. Sau đó, bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tiếp tục tuyên giữ nguyên nội dung này. Trong quá trình thi hành án, dưới sự chủ trì của Cơ quan thi hành án tỉnh Quảng Ngãi, hai bên đã thống nhất phương án PVFC nhận chính khách sạn Trung tâm để thay thế nghĩa vụ trả nợ của Công ty Ngọc Việt tại PVFC. Biên bản thỏa thuận thi hành án của hai bên có xác nhận của Cục thi hành án tỉnh Quảng Ngãi và Cơ quan thi hành án đã ra Quyết định công nhận thỏa thuận thi hành án của các bên. PVFC dự định sử dụng khách sạn này để làm trụ sở của chi nhánh và cho thuê lại. Tuy nhiên đến khi thực hiện thủ tục tại Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ngãi thì đơn vị này không thực hiện thủ tục sang tên, cấp Giấy chứng

nhận cho PVFC với lý do PVFC không phải doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản, do đó không được nhận chuyển nhượng khách sạn này. Qua nhiều lần trao đổi và đưa ra các căn cứ pháp lý nhưng Sở Tài nguyên Môi trưởng tỉnh Quảng Ngãi không thực hiện thủ tục, PVFC đã phải thực hiện theo phương án khác để tiếp nhận tài sản cấn trừ nợ cho Công ty [42,43].

Do những vướng mắc trong việc đăng ký quyền sở hữu, sử dụng TSBĐ nên nhiều TCTD còn e ngại khi áp dụng phương thức xử lý TSBĐ theo hình thức “Bên nhận bảo đảm nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”.

2.2.2.6. Quyền ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm và bên cầm giữ


Cầm giữ tài sản là một quyền năng theo đó bên có quyền được chiếm giữ tài sản chừng nào bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình. Ở Pháp, quyền này được gọi là một biện pháp bảo đảm hiệu quả nhất: Bên có quyền gây áp lực bằng cách nắm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ cho đến khi bên có nghĩa vụ thực hiện phần của mình [17].

Ở Việt Nam, quyền cầm giữa tài sản trong hợp đồng song vụ là quy định mới được đưa vào BLDS 2005 so với quy định tại BLDS 1995. Tại Điều 416 của Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.

Bên cầm giữ có quyền và nghĩa vụ sau đây: Cầm giữ toàn bộ hoặc một phần tài sản trong trường hợp quy định tại BLDS; Thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ; Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ; Yêu cầu bên có tài sản bị cầm giữ thanh toán các chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản đó.

Quyền cầm giữ chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Theo thỏa thuận của các bên; Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ; Bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ.

Hướng dẫn thi hành điều luật trên của Bộ luật Dân sự, Nghị định số 163/2006 có quy định tại Điều 21 như sau: Trong trường hợp bên có quyền cầm giữ tài sản theo quy định tại Điều 416 BDLS 2005 mà tài sản này đang được dùng để thế chấp thì quyền của bên cầm giữ được ưu tiên hơn so với quyền của bên nhận thế chấp.

Mặc dù, trong quy định của Bộ luật dân sự cũng như các văn bản pháp luật khác quy định về giao dịch bảo đảm đều quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ từ khoản tiền thu được do xử lý TSBĐ trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm nhiều khoản nợ khác nhau. Tuy nhiên, vì có quy định tại điều 416 của BDLS 2005 và hướng dẫn tại Điều 21 của Nghị định số 163 (đã trích dẫn trên) nên sẽ dẫn đến tình trạng TCTD khó xử lý tài sản nếu tài sản đó lại do một bên trong một hợp đồng song vụ (được ký kết giữa họ với bên bảo đảm) đang cầm giữ, dù hợp đồng đó được giao kết sau khi tài sản đó đã được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Mặt khác, chúng tôi thấy rằng quy định này sẽ dễ dẫn đến tình trạng người bảo đảm lợi dụng đưa TSBĐ vào các quan hệ tương tự quan hệ nói trên và cố tình không trả tiền dịch vụ nhằm để bên nhận bảo đảm không thể xử lý TSBĐ được.

2.2.2.7 Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp


Điều 325 BLDS 2005 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ được xác định như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ được xác định theo thứ tự đăng ký;

Thứ hai, trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;

Thứ ba, trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

Bên cạnh đó, Điều 338 BLDS 2005 còn quy định: Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố;

trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó. Điều này áp dụng cho cả trường hợp xử lý tài sản thế chấp.

Trong hai quy định bằng hai điều luật trên, chúng ta thấy rằng, Điều 325 là điều luật quy định về thứ tự các chủ thể nhận bảo đảm được ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ (ưu tiên về chủ thể) còn Điều 338 là điều luật quy định về thứ thự thanh toán theo nội dung của nghĩa vụ. Tuy nhiên, quy định này sẽ thiếu cụ thể trong trường hợp xử lý một tài sản dùng bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau. Nếu nhiều TCTD cùng nhận bảo đảm, khi xử lý tài sản đó, TCTD có thứ tự ưu tiên thanh toán trước có được quyền ưu tiên thanh toán toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm hay chỉ được ưu tiên thanh toán tiền gốc trước rồi sau khi thanh toán tiền gốc cho các chủ thể tiếp theo, nếu còn, mới quay lại tiếp tục thanh toán các nội dung khác (tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại). Sự rõ ràng này thực tế cũng đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau và dẫn đến giữa các TCTD khi xử lý TSBĐ để thu nợ.

2.2.2.8. Thuế và các chi phí phát sinh khi xử lý tài sản thế chấp


Thuế là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xử lý TSBĐ của các TCTD, tuy nhiên các văn bản pháp luật hiện hành về thuế đang tồn tại một số hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc xử lý TSBĐ của TCTD. Liên quan đến việc xử lý TSBĐ có thể kể đến hai loại thuế là: Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối với thuế giá trị gia tăng:


Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung 31/2013/QH13 ngày 19/06/23013, tại điều khoản 8 điều 5 có quy định rõ dịch vụ cấp tín dụng thuộc đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng không đề cập đến việc bán TSBĐ để thu hồi nợ của TCTD. Tuy nhiên, trước đây các văn bản hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng đều quy định việc bán TSBĐ để thu hồi nợ của TCTD phải chịu thuế giá trị gia tăng. Ví dụ như Khoản 8 Điều 4 Thông tư 06/2012 quy định: Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người nộp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023