Trong Hoạt Động Thu Giữ Tài Sản Thế Chấp

Theo kết quả điều tra của VCCI, nếu sử dụng tội phạm để thu nợ trong kinh doanh, tỉ lệ thành công đến 90% với thời gian chỉ 15 đến 30 ngày, miễn là phải chịu mất 40%-70% giá trị khoản nợ, ngoài ra không mất gì thêm. Trong khi đó, khi sử dụng phương án khởi kiện tại tòa án và thông qua cơ quan thi hành án để thu nợ, chủ nợ phải bỏ ra khoản chi phí bằng 20%-30% khoản nợ, chưa kể tiền lót tay và các khoản chi phí không chính thức khác có khi còn nhiều hơn. Còn với một phương án thu nợ khác là thuê các dịch vụ thu nợ hợp pháp, thì thời gian trung bình khoảng từ 60 đến 90 ngày, tỉ lệ thành công 70%-80% [20].

Kết quả này chỉ là tổng hợp trên 20% số phiếu điều tra phát ra, chưa phân tích khoa học, đối chiếu với thực tiễn tuy nhiên kết quả điều tra này phần nào phản ánh việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ qua con đường tố tụng - thi hành án dân sự đang tồn tại nhiều vấn đề. Khi phải dùng đến con đường khởi kiện để giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp đồng nghĩa với việc mâu thuẫn đã rất gay gắt, không thể ngồi lại với nhau. Và khi có kết luận của tòa án, việc thi hành án khó khăn bởi những mâu thuẫn đó. TCTD thì muốn xử lý TSBĐ để nhanh chóng thu nợ, trong khi bên vay, bên bảo đảm không còn khả năng tài chính hoặc có khả năng trả nợ nhưng không trả nợ, cố chiếm đoạt tài sản người khác, tìm cách kéo dài thời gian xử lý nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy mặc dù kết luận của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, việc thi hành án vẫn rất khó khăn và hầu như rất ít các nguyên đơn nhận được đủ tiền trong thời gian ngắn.

Việc xử lý còn phức tạp hơn khi các cơ quan tài phán còn có những nhận thức không nhất quán trong giải quyết tranh chấp gây khó khăn thậm chí tước đi phao cứu sinh của các TCTD chính là quyền xử lý TSBĐ. Có thể dẫn chứng một số vấn đề cụ thể như sau:

- Không công nhận thế chấp TSBĐ là bất động sản thông qua ủy quyền cho người thứ ba mặc dù tài sản đủ điều kiện thế chấp và hợp đồng ủy quyền hợp pháp:

Giữa năm 2007, chị T. cần 40 triệu đồng để lo chi phí chữa bệnh cho chồng. Thấy cảnh con dâu khó khăn, cha mẹ chồng chị T. đã ra công chứng làm hợp đồng ủy quyền cho chị T. dùng giấy đỏ của ông bà đem thế chấp ngân hàng vay tiền.

Tháng 9-2007, chị T. đã ký hợp đồng tín dụng vay 500 triệu đồng của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần A. ở huyện Bình Chánh (TP.HCM). Nửa

tháng sau, chị ký tiếp một hợp đồng tín dụng khác vay thêm 200 triệu đồng. Cả hai khoản vay này đều được bảo đảm bằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của cha mẹ chồng chị T.

Sau đó, chị T. không trả nợ nên tháng 10-2008 bị Ngân hàng A. khởi kiện. Bốn tháng sau, TAND huyện Bình Chánh xử sơ thẩm đã buộc chị T. phải trả nợ cho Ngân hàng A. Đồng thời, tòa nhận định hợp đồng thế chấp giữa chị T. với Ngân hàng A. là hợp pháp vì chị T. có giấy ủy quyền của cha mẹ chồng. Do đó, tòa đưa đất của cha mẹ chồng chị T. vào làm tài sản thế chấp để bảo đảm các khoản vay của chị T. tại Ngân hàng A.

Chị T. kháng cáo yêu cầu tòa phúc thẩm hủy bỏ phần quyết định đưa đất của cha mẹ chồng chị vào làm tài sản thế chấp. Tháng 5-2009, TAND TP.HCM đã chấp nhận kháng cáo của chị T. Theo tòa, cấp sơ thẩm đã sai khi xác định hợp đồng thế chấp do chị T. lập với Ngân hàng A. là hợp pháp. Bởi lẽ trong hợp đồng thế chấp tài sản không có chữ ký của cha mẹ chồng chị T. trong khi họ là người đứng tên trên giấy tờ đất. Như vậy, hợp đồng thế chấp này không có giá trị pháp lý. Cho đến nay, bản án phúc thẩm trên vẫn chưa thể thi hành dứt điểm bởi còn gây nhiều tranh cãi về chuyện tài sản thế chấp. Có người ủng hộ hướng giải quyết của tòa sơ thẩm nhưng nhiều người khác lại phản đối. Trong vụ việc trên, bản hợp đồng thế chấp có tên người thế chấp là cha mẹ chồng chị T. nhưng không có chữ ký của họ là không đầy đủ thủ tục [50].

Trong trường hợp trên, giao dịch thế chấp tài sản được lập thông qua người thứ ba được ủy quyền, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 139 BLDS 2005 thì cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Như vậy, giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất thông qua người thứ ba được ủy quyền trong ví dụ trên hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật, việc Tòa phúc thẩm xác định hợp đồng thế chấp không có hiệu lực là không có cơ sở pháp lý, đồng tạo ra tiền lệ xấu khi bên vay vốn đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ lại còn có thể từ chối nghĩa vụ giao tài sản cho TCTD để xử lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Không công nhận hợp đồng thế chấp của bên thứ ba dùng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ của người khác:

Theo tòa án đó phải là hợp đồng bảo lãnh thế chấp chứ không được gọi là hợp đồng thế chấp. Trong trường hợp này, Tòa án không chú trọng vào bản chất giao dịch – là việc dùng BĐS để bảo đảm cho dư nợ là có thật, tự nguyện, được công chứng ghi nhận, dẫn đến dựa vào một yếu tố hình thức để tước quyền xử lý TSBĐ của TCTD.

Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 8

Câu chuyện xảy ra với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Dung Quất (Vietcombank Dung Quất) khi doanh nghiệp Huyền Minh đề nghị vay vốn. Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký hai hợp đồng tín dụng với tổng vốn vay 1,3 tỷ đồng với thời hạn vay 6 tháng, lãi suất ghi trên giấy nhận nợ là 13,5%/năm, lãi quá hạn 20,25%/năm, phương thức trả nợ cuối kỳ, nhận nợ vào các ngày 16/7/2010 và ngày 5/8/2010.

Biện pháp bảo đảm khoản vay là thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba. Việc thế chấp được thể hiện bằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba. Khi ký kết các bên đều tự nguyện, có công chứng viên chứng thực và được đăng ký thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Khi khoản tiền vay theo hai hợp đồng tín dụng nói trên đáo hạn, bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đến ngày 17/2/2011 và ngày 8/2/2011 số tiền vay theo hai hợp đồng trên đã chuyển sang nợ quá hạn. Tính đến ngày 21/9/2011, doanh nghiệp Huyền Minh nợ Vietcombank Dung Quất theo hai hợp đồng tín dụng số tiền gần 1,5 tỷ đồng cả gốc và lãi.

Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 48/KDTMST ngày 22/9/2011, TAND tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên xử buộc doanh nghiệp Huyền Minh phải trả số tiền gần 1,5 tỷ đồng cho ngân hàng. Tuy nhiên, Tòa lại tuyên vô hiệu đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba và lời chứng thực của công chứng viên và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kèm theo các hợp đồng này cũng bị vô hiệu. Các bên khôi phục lại như ban đầu. Tòa cũng bác yêu cầu của Vietcombank Dung Quất yêu cầu bị đơn phải chịu các khoản phí phát sinh và yêu cầu phát mại tài sản thế chấp theo các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Đồng thời buộc Vietcombank Dung Quất phải giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên thứ ba mà Vietcombank đã cầm giữ [15].

Sự việc không chỉ xảy ra đối với Vietcombank còn có thêm hai vụ án với

tính chất và hình thức tương tự mà bên thứ ba thế chấp quyền sử dụng đất với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng bị Tòa án các cấp tuyên vô hiệu.

Được biết, vào cuối năm 2012, TAND huyện Củ Chi có bản án sơ thẩm và sau đó đầu năm 2013, TAND TP. HCM có bản án phúc thẩm tuyên hủy 2 hợp đồng thế chấp mà Eximbank đã ký với bà Nguyễn Thị Hồng Tươi (bên thứ 3) để bảo đảm nợ cho Công ty sản xuất thương mại cao su Thành Công. Hợp đồng thế chấp bị hủy vì cơ quan xét xử cho rằng, bản chất là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp. Vấn đề chưa rõ ràng ở chỗ khi Ngân hàng cho vay, khách hàng nhờ bên thứ 3 đưa tài sản vào để bảo đảm nghĩa vụ dân sự, hợp đồng giữa bên thứ 3 này và Ngân hàng là hợp đồng gì, hợp đồng bảo lãnh hay hợp đồng thế chấp?

Vào tháng 5/2012, trong một vụ việc có tính chất tương tự, TAND Tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên hủy bản án sơ thẩm. Trước đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã coi Hợp đồng thế chấp của bên thứ 3 là hợp đồng bảo lãnh và tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm cho rằng, xét về nội dung, bên thứ ba là người có tài sản và tự nguyện thỏa thuận, cam kết rõ đồng ý thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho bên vay vốn. Như vậy, bên thứ ba đã thể hiện rõ ý chí đồng ý dùng tài sản là quyền sử dụng đất của mình để bảo lãnh nhằm đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng đã được lập thành văn bản và ba bên cùng ký trước công chứng Nhà nước. Do đó, án sơ thẩm xử tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng thế chấp là không đúng pháp luật [45].

Như vậy, với cách hiểu và giải thích luật không thống nhất của cơ quan xét xử, các khoản vay có tài sản đảm bảo có thể trở thành các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Điều này khiến các TCTD đứng trước nguy cơ khách hàng phủi tay trách nhiệm.

Theo chúng tôi, cần nhìn nhận đúng bản chất của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm nghĩa vụ của người thứ ba. Điều 318 BLDS 2005 quy định, các hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán gồm: ký quỹ, ký cược, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc, tín chấp. Theo đó, bảo lãnh là cam kết của bên thứ ba sẽ trả nợ thay cho bên vay, khi bên vay không thanh toán; thế chấp là dùng tài sản để

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nhưng không chuyển giao cho bên cho vay. Như vậy, loại hợp đồng bảo lãnh có tài sản thế chấp không được công chứng viên chấp nhận. Ngoài ra, để một giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực, hợp đồng đó phải được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, thì hợp đồng bảo lãnh không phải là loại hợp đồng được đăng ký. Do vậy, nếu ký loại hợp đồng này thì không khác nào ngân hàng cho vay mà không có tài sản bảo đảm. Việc chuyển thành hợp đồng thế chấp - bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh - thế chấp như trước khi Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực cũng không được, vì những lý do như trên.

Trong trường hợp này phải nhìn nhận theo hướng: bản chất giao dịch mới là quan trọng, việc tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp nói trên dẫn đến nguy cơ các khoản vay có bảo đảm trở thành không có bảo đảm, dễ dẫn đến những bất ổn trong giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của thị trường tài chính - tín dụng. Đối với giao dịch dân sự, cơ quan xét xử cần tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận giữa các bên, tên gọi của hợp đồng không phải là yếu tố then chốt, vì bản chất của giao dịch mới là quan trọng. Nếu một cá nhân tự nguyện dùng tài sản để bảo đảm cho một giao dịch, thì phải tôn trọng và có trách nhiệm với thỏa thuận đó. Hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng thế chấp nói riêng chỉ vô hiệu khi vi phạm một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự (ví dụ: Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc người tham gia giao dịch bị cưỡng ép). Do vậy, việc Tòa án căn cứ vào tên gọi của hợp đồng để tuyên vô hiệu hợp đồng là không thỏa đáng, không phù hợp với bản chất của quan hệ dân sự. Khoản 2 Điều 401 BLDS cũng quy định hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức và luật quy định trong trường hợp hợp đồng có vi phạm về hình thức song nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm, không vi phạm đạo đức xã hội, các bên thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện thì có thể điều chỉnh hình thức cho phù hợp và thực hiện tiếp nội dung thỏa thuận.

Với thực tiễn xét xử của Tòa án như ở Việt Nam hiện nay, tố tụng tại Tòa án

là không phải là phương án mà TCTD muốn lựa chọn, tuy nhiên quá trình xử lý TSBĐ xảy ra tranh chấp, bên bảo đảm bất hợp tác, các TCTD không còn cách nào khác là buộc phải khởi kiện yêu cầu khách hàng trả nợ. Quá trình giải quyết vụ kiện từ cấp sơ thẩm đến phúc thẩm thường kéo dài mất rất nhiều thời gian. Nếu giao dịch bảo đảm chặt chẽ, không bị vô hiệu, vụ kiện được Tòa án chấp nhận yêu cầu bằng một bản án có hiệu lực thì quá trình thi hành án cũng không hề đơn giản. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện cả nước còn khoảng 50.000 án tồn đọng không thi hành được, trong đó có những án kéo dài 20-30 năm [39].

Hiệu lực thi hành án kém, tốc độ triển khai quá chậm khiến các TCTD đang mất niềm tin. Việc vi phạm thời hạn luật định trong công tác thi hành án diễn ra rất phổ biến nhưng lại thiếu chế tài xử lý. Chính điều này đã làm cho không ít TCTD chịu thiệt hại nặng nề do thu hồi nợ chậm và phát sinh nhiều chi phí phụ. Sự rườm rà trong Luật Thi hành án dân sự thể hiện: với quy định tòa án ra các quyết định liên quan trực tiếp đến khởi động việc thi hành án, làm dừng và thay đổi nội dung bản án, quyết định của tòa án thì riêng tòa án phải ra 12 loại văn bản, trong đó có tới 17 quyết định về thi hành án dân sự. Một quy định khác về thi hành án dân sự đang làm khó TCTD là việc bên được thi hành án phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và cung cấp cho cơ quan thi hành án. Đây là điều khó vì việc xác minh điều kiện thi hành án hiện nay là điều dường như không thể hoặc phải tốn rất nhiều chi phí “mua tin”.

Nếu phải xử lý các TSBĐ là bất động sản là nơi ở của bên bảo đảm, cơ quan thi hành án thường yêu cầu các bên thỏa thuận về việc mua nơi ở mới cho người bị thi hành án (người bảo đảm) bởi cơ quan thi hành án không thể cưỡng chế người phải thi hành án ra khỏi căn nhà đó nếu họ không có chỗ ở khác, đồng thời cơ quan thi hành án cũng cần phải có một chỗ để tập kết tài sản của người bị thi hành án để cưỡng chế thi hành. Chi phí để mua chỗ ở khác cho người bảo đảm thường được xác định theo điều kiện thực tế tại địa phương nơi người đó sinh sống và điều kiện sống tối thiểu cho tất cả những người đang sinh sống trong ngôi nhà bị xử lý. Trước tình hình này, các TCTD đều lâm vào tình trạng vướng mắc, lúng túng trong việc xử lý tài sản vì không biết chi phí mua nơi ở mới cho người bảo đảm được trích từ nguồn vốn nào và hạch toán vào đâu vì chưa có văn bản pháp luật nào quy định

hoặc hướng dẫn.

Mặt khác, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thường không đủ để thu hồi nợ nhưng TCTD lại phải trích một phần từ số tiền đó để mua nơi ở mới cho bên bảo đảm trong khi khách hàng vay lại không còn nguồn tài sản nào khác để thanh toán nợ cho mình. Tình trạng này đã làm cho TCTD gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh khi tiền cho vay là tiền mà TCTD huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân khác và luôn phải thanh toán tiền gốc và lãi cho người gửi. Ngoài ra, nếu thuận lợi, cơ quan thi hành án có thể phát mại TSBĐ thì TCTD còn có thể thu hồi được một phần khoản nợ, có trường hợp sau khi phát mại không bán được TSBĐ, cơ quan thi hành án có thể sẽ giao chính TSBĐ đó cho TCTD quản lý khai thác. Lúc này, TCTD đã mất quá nhiều thời gian xử lý khoản nợ, lại phải trực tiếp quản lý khai thác những TSBĐ mà giá trị tài sản chắc chắn rất thấp/không có tính thanh khoản, TCTD còn gặp khó khăn hơn nữa.

Tóm lại, với cơ chế hiện nay, việc giải quyết theo con đường tố tụng – thi hành án luôn đặt TCTD vào thế yếu khiến việc xử lý tài sản bảo đảm càng khó khăn hơn.

2.2.2.2. Trong hoạt động thu giữ tài sản thế chấp


Trên thực tế, trong số các TSBĐ mà các TCTD nhận để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ thì bất động sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng chiếm một tỷ trọng lớn, trong đó chủ yếu là đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất bởi đây là loại tài sản được đánh giá là có giá trị ít suy giảm, dễ quản lý và khả năng phát mại tốt. Tuy nhiên, việc thu giữ những tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất rất khó khăn phức tạp, tốn công sức, thời gian, chi phí, thậm chí có trường hợp còn bế tắc không có hướng xử lý do những tài sản này thường là nơi ở, nơi sinh sống, nhà xưởng sản xuất... của bên vay vốn hoặc các bên thế chấp.

Ví dụ như vụ việc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank) thu giữ tài sản của ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa. Theo đó, ngày 11/06/2010, ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa vay của VPbank tổng số tiền là 5 tỷ đồng. Để đảm bảo cho khoản vay này tại VPbank, ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa đã thế chấp tài sản bảo đảm là căn hộ chung

cư địa chỉ tại phòng 1401, tòa nhà 17T2, Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa. Quá trình thực hiện hợp đồng, ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng nên khoản vay nêu trên bị quá hạn kể từ ngày 5/9/2012. Từ đó đến nay đã gần 3 năm, VPbank đã nhiều lần đôn đốc, tạo điều kiện cho ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa tự bán tài sản thế chấp hoặc sử dụng các nguồn khác để trả nợ, tuy nhiên ông Minh và bà Thoa vẫn không thực hiện. Vì vậy, VPbank đã quyết định chấm dứt việc cho vay, thu hồi toàn bộ dư nợ của khách hàng Nguyễn Sỹ Minh và xử lý tài sản thế chấp để thu nợ. VPBank AMC đã có Thông báo về việc yêu cầu tự nguyện bàn giao tài sản bảo đảm gửi tới ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa nhưng ông Minh và bà Thoa không thực hiện. Sau đó, VPBank đã có Thông báo về việc sẽ tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, thông báo về thời gian, địa điểm, thành phần dự kiến tham gia sẽ tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định của pháp luật. Đến ngày 17/3/2015, VPbank đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là Phòng 1401, Tòa nhà 17T2, Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính của ông Nguyễn Sỹ Minh và bà Lâm Thị Phương Thoa. Thành phần tham gia buổi thu giữ gồm các cán bộ thu hồi nợ của VPbank, tổ trưởng tổ dân phố, đại diện UBND phường Trung Hòa và đại diện Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. VPbank tiến hành lắp thêm khóa ngoài, niêm phong tài sản. Tuy nhiên, vụ việc trở lên rất căng thẳng, gây xôn xao dư luận khi ông Nguyễn Sỹ Minh làm đơn tố giác ra Công an phường Trung Hòa và Công an quận Cầu Giấy về việc cán bộ VPbank cưỡng đoạt tài sản của ông Minh, giữ người trái pháp luật. Kết quả là Vpbank đã phải tiến hành mở niêm phong, bàn giao lại tài sản cho gia đình ông Nguyễn Sỹ Minh, việc thu giữ không thành công. [41]

Để xảy ra tình trạng này, một mặt là do ý thức pháp luật kém của bên vay vốn và bên thế chấp, nhưng mặt khác chính là do các quy định của pháp luật không rõ ràng, không chặt chẽ, thiếu thực tế, khó áp dụng. Điều 63 Nghị định 163/2006 đã có quy định về việc thu giữ TSBĐ để xử lý, theo đó bên giữ TSBĐ phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ TSBĐ không giao tài sản thì người xử lý tài sản có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023