Những Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Hiện Hành Về Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất

đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong đường lối phát triển kinh tế ở nước ta: “Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa...”. Tuy nhiên, các quan hệ đất đai vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật đất đai 1987 và việc chuyển quyền sử dụng đất vẫn chưa đặt ra.

* Giai đoạn từ năm 1992 đến nay:

Hiến pháp năm 1992 được ban hành và với quy định tại Điều 18: “ ... Tổ chức và cá nhân.... được quyền chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật... ” và để cụ thể hóa quy định của Điều 18 Hiến pháp 1992, tại điều 3 Luật đất đai năm 1993 đã quy định: “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất... ”. Luật đất đai năm 1993 là văn bản pháp luật đất đai đầu tiên ghi nhận đất là có giá và quy định người sử dụng đất hợp pháp có năm quyền năng là: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng đất đai. Sau đó, BLDS năm 1995 được ban hành và đã quy định quyền sử dụng đất là tài sản; Đồng thời tại phần thứ 5 BLDS năm 1995 quy định cụ thể về việc chuyển quyền sử dụng đất (quy định cụ thể về chủ thể, nội dung và hình thức của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó có thế chấp quyền sử dụng đất).

Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và cùng với xu thế hội nhập quốc tế, Luật đất đai năm 1993 mặc dù đã được sửa đổi bổ sung (vào năm 1998 và năm 2001) nhưng đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong việc điều chỉnh các quan hệ về đất đai. Do đó để đáp ứng tình hình mới, Luật đất đai năm 2003 được ban hành. Trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 đã tiếp tục ghi nhận các quyền của người sử dụng đất và bổ sung quy định về điều kiện của người sử dụng

đất khi thực hiện các quyền của mình, trong đó có quyền thế chấp quyền sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 đã mở rộng chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời đã có những quy định mới và cụ thể về chuyển quyền sử dụng đất tại phần thứ 5, trong đó hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại chương XXX (từ điều 715 đến điều 721).

Tóm lại: Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất song hành cùng lịch sử hình thành và quá trình phát triển của các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất.

Chương 2‌

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về thế chấp quyền sử dụng đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những quyền năng cơ bản của người sử dụng đất, được ra đời kể từ khi Quốc hội ban hành Luật đất đai năm 1993. Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định một chương riêng về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (Chương XXX, BLDS 2005 từ điều 715 đến điều 721), Luật đất đai năm 2003, các quy định này nhằm tạo điều kiện để quyền năng này tham gia vào các giao dịch dân sự.

Đồng thời thế chấp quyền sử dụng đất được quy định cụ thể dưới hình thức là một hợp đồng dân sự với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ về chủ thể, đối tượng, nội dung, hiệu lực của hợp đồng, điều kiện của tài sản thế chấp, đăng ký thế chấp, thanh toán tài sản thế chấp và cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng đất thực hiện các quyền năng của mình trong quá trình sử dụng đất.

Thế chấp quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh - 4

Mặt khác tạo điều kiện, cơ sở cho ngành Ngân hàng thực hiện việc “giải ngân” cho vay, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

2.1.1. Khái niệm

Theo điều 715 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền thế chấp của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

Hiện nay các văn bản pháp luật hiện hành đang sử dụng hai thuật ngữ “thế chấp quyền sử dụng đất” (quy định trong Bộ luật dân sự và Luật đất đai)

và thuật ngữ “thế chấp giá trị quyền sử dụng đất” (quy định tại Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999).

2.1.2. Nội dung

2.1.2.1. Chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là các bên tham gia hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, bao gồm: Bên thế chấp quyền sử dụng đất và bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Trong đó bên thế chấp quyền sử dụng đất là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng chính (hợp đồng vay tài sản), dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chính. Bên nhận thế chấp là bên có quyền trong hợp đồng chính (bên cho vay tài sản). Như vậy, chủ thể trong hợp đồng của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cũng chính là chủ thể của hợp đồng chính (hợp đồng vay tài sản). Vì quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có giá trị kinh tế cao, do đó chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không những phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đối với chủ thể của một giao dịch dân sự thông thường, mà pháp luật có quy định các điều kiện chặt chẽ khác đối với các bên của hợp đồng.

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 122 BLDS năm 2005 thì người tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực và tư cách chủ thể được xác định thông qua năng lực hành vi dân sự của chủ thể. Do đó, các chủ thể tham gia hợp đồng thể chấp quyền sử dụng đất phải là người có năng lực hành vi dân sự.

Đối với cá nhân thì “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự ” (Điều 17 BLDS 2005). Tuy nhiên năng lực hành vi dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định dựa trên sự phát triển về tâm sinh lý của độ

tuổi cũng như khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân. Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự và có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch dân sự mà mình xác lập. Ngoài ra nếu người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

Đối với các hộ gia đình, theo quy định tại Điều 106 BLDS năm 2005 thì: Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định thì khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này hộ gia đình là chủ thể của giao dịch dân sự.

Đất ở của hộ gia đình có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho hộ gia đình, cũng có thể do hộ gia đình tạo lập được thông qua giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

Năng lực chủ thể của hộ gia đình có những đặc điểm sau:

- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của hộ gia đình phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình với tư cách là chủ thể

- Năng lực chủ thể của hộ gia đình do pháp luật quy định có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực theo quy định tại Điều 106 BLDS 2005, như: trong các quan hệ dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, vay vốn sản xuất kinh doanh.... hoặc tham gia một số quan hệ khác phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của cả hộ gia đình.

Như vậy để xác định tư cách chủ thể của hộ gia đình khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng thì phải căn cứ vào điều kiện thực tế tồn tại của hộ gia đình đó. Theo quy định tại Điều 109 BLDS 2005 khi hộ gia đình tham gia vào quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất thì phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên trong hộ gia đình đồng ý.

Đối với pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 84 BLDS năm 2005, cụ thể là:

- Được thành lập một cách hợp pháp (được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định).

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (là một thể thống nhất - một chủ thể, sự thống nhất về mặt tổ chức này được quy định trong văn bản pháp luật hoặc quyết định thành lập hoặc điều lệ của tổ chức).

- Có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân hoặc được Nhà nước giao).

- Nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập (tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách riêng của chính pháp nhân, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ do pháp luật quy định).

Theo quy định của pháp luật về đất đai, thì chỉ có pháp nhân là tổ chức kinh tế mới được tham gia vào hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và khi tham gia vào quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất thì pháp nhân tham gia thông qua qua người đại diện của mình (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền).

Cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân có đủ năng lực chủ thể thì đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, đất đai là tài sản đặc biệt, là tài sản quốc gia, thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Nhà nước chỉ chuyển giao quyền tài sản này cho cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Chủ thể tham gia hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung của chủ thể tham gia giao dịch dân sự nói chung là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện còn phải đáp ứng các điều kiện cụ thể khác do pháp luật về đất đai quy định.

2.1.2.2. Phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất

Điều 716 BLDS năm 2005 quy định phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất, theo đó quyền sử dụng đất có thể được thế chấp một phần hoặc toàn bộ.

Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nến có thỏa thuận. Nghĩa là người sử dụng đất còn có thể thế chấp cả nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác gắn liền với đất, nếu có thỏa thuận giữa họ và bên nhận thế chấp.

2.1.2.3. Bên thế chấp

Các điều kiện chung của bên thế chấp quyền sử dụng đất: Theo quy định tại khoản 1, Điều 106 Luật đất đai năm 2003 thì bên thế chấp quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện như sau:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Khoản 1 Điều 105 Luật đất đai năm 2003 đã ghi nhận một quyền rất cơ bản của người sử dụng đất đó là được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là căn cứ pháp lý để xác định mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Chứng thư pháp lý này được coi như là “ngân phiếu” có giá trị, là phương tiện để người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất mà pháp luật quy định, trong đó có quyền thế chấp quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 184 Nghị định số 181/NĐ-CP thì trong trường hợp người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai năm 2003 thì vẫn được thế chấp quyền sử dụng đất đến hết ngày 31/12/2006 và kể từ ngày 01/01/2007 thì chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất khi có giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy bởi vì thực tế có nhiều trường hợp đất của người sử dụng có nguồn gốc hợp pháp nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đó lại chưa được cấp, nhiều khi việc chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại là lỗi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên hiện nay thủ tục, thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đã được đơn giản hóa, thực hiện thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thuận lợi cho người sử dụng đất. Vì thế việc thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định chỉ được thực hiện khi đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là hợp lý.

- Đất không có tranh chấp:

Thế chấp là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó bên thế chấp phải dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, nên để bảo vệ quyền lợi của người nhận thế chấp quyền sử dụng đất, pháp luật quy định chỉ những thửa đất không có tranh chấp thì người sử dụng đất mới có quyền thế chấp. Đối với những thửa đất đang có tranh chấp thì không được thể chấp. Nếu đất đang có tranh chấp nghĩa là tính pháp lý của diện tích đất đó chưa được rõ ràng, do đó khó có thể đảm bảo quyền lợi cho bên nhận thế chấp, cũng như quyền lợi có bên thứ ba (nếu có).

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án:

Khi quyền sử dụng đất của một chủ thể đã bị kê biên để đảm bảo thi hành án nghĩa là quyền sử dụng đất này đã là tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ về tài sản của chủ thể đó đối với chủ thể khác; Đồng thời thông qua quyết định kê biên thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Thi hành án) đã xác định người sử dụng đất “ tạm thời dừng ” quyền sử dụng hợp pháp đối với quyền sử dụng đất đã bị kê biên, nên không thể dùng quyền sử dụng đất này để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự khác.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí