10.257 | 4.966 | 5.291 | |
Phường Thuận Hoà | 14.827 | 7.187 | 7.640 |
Phường Thuận Thành | 13.746 | 6.682 | 7.064 |
Phường Phú Hoà | 5.792 | 2.793 | 2.999 |
Phường Phú Cát | 8.873 | 4.254 | 4.619 |
Phường Kim Long | 15.017 | 7.264 | 7.753 |
Phường Vỹ Dạ | 18.811 | 8.383 | 9.973 |
Phường Phường Đúc | 11.269 | 5.459 | 5.810 |
Phường Vĩnh Ninh | 7.628 | 3.717 | 3.911 |
Phường Phú Hội | 12.125 | 5.417 | 6.708 |
Phường Phú Nhuận | 8.890 | 4.040 | 4.850 |
Phường Xuân Phú | 12.810 | 6.115 | 6.695 |
Phường Trường An | 15.937 | 7.721 | 8.216 |
Phường Phước Vĩnh | 21.161 | 9.743 | 11.418 |
Phường An Cựu | 22.620 | 10.478 | 12.142 |
Phường An Hoà | 9.768 | 4.817 | 4.951 |
Phường Hương Sơ | 8.350 | 4.187 | 4.163 |
Phường Thuỷ Biều | 9.528 | 4.698 | 4.830 |
Phường Hương Long | 10.275 | 5.189 | 5.086 |
Phường Thủy Xuân | 13.387 | 6.672 | 6.715 |
Phường An Đông | 15.886 | 7.695 | 8.191 |
Phường An Tây | 7.034 | 3.474 | 3.560 |
Có thể bạn quan tâm!
- Qui Đinh Tại Luật Đất Đai, Luật Nhà Ở, Luật Công Chứng… Và Các Nghị Định Hướng Dẫn
- Thế chấp quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Huế - 8
- Thực Trạng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Ở Và Tài Sản Gắn Liền Với Đất Ở Tại Thành Phố Huế
- Hoạt Động Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Ở Và Tài Sản Gắn Liền Với Đất Ở Tại Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Thành Phố
- Thế chấp quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Huế - 12
- Thế chấp quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Huế - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Bảng 3.2. Số liệu của UBND thành phố Huế
Với một đô thị lớn của cả nước, thành phố Huế đã đề ra kế hoạch chỉ tiêu kinh tế xã hội năm năm từ năm 2011 đến năm 2015 như sau:
Tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm tăng | 14,5% - 15% | |
2 | Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt | 2.800-3.000 USD |
3 | Tổng vốn đầu tư trên địa bàn trong 5 năm | 25.000-30.000 tỷ đồng |
- Bình quân | 5.000- 6.000 tỷ/năm | |
4 | Doanh thu du lịch tăng | 18% - 20% |
- Lượt khách du lịch đến 2015 đạt | 2.5 triệu người | |
- Trong đó khách quốc tế chiếm | 45-50% | |
5 | Doanh thu dịch vụ tăng | 25% |
6 | Doanh thu thương mại tăng | 25-30%. |
7 | Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng | 18% |
8 | Giá trị hàng xuất khẩu đến năm 2015 | 100 triệu USD |
9 | Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2015 | 2.800-3.000 tỷ đồng |
- Thu ngân sách thành phố tăng | 20-25%. | |
10 | Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên | < 0.90% |
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 | <10% | |
11 | Năm 2015 | |
- Trên 20 phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (không tính tiêu chí nghề) |
- Trường tiểu học & THCS tổ chức học 2 buổi/ngày | 100% | |
+ Trong đó số lớp tiểu học | 90% | |
+ Số lớp THCS tổ chức 2 buổi/ngày | 60% | |
- Trường đạt chuẩn quốc gia | ||
+ Mầm non | 40% | |
+ Tiểu học | 60% | |
+ THCS | 50% | |
12 | Giải quyết việc làm hàng năm | > 8.000 lao động |
- Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề | 60-70% | |
13 | Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn | < 2% |
14 | Hoàn thành cơ bản việc đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống cầu, đường nội thị, giao thông tĩnh, hệ thống thoát nước mặt, lề đường, điện chiếu sáng đô. | > 15m2/người |
15 | Hoàn thành việc di dời dân cư khu vực Thượng thành, hộ thành hào và các nghĩa trang trong khu dân cư. | < 2% |
16 | Nâng cao chất lượng cây xanh đường phố, hệ thống công viên, điểm xanh, rừng cảnh quan, đảm bảo mật độ cây xanh | > 15m2/người |
Với hạ tầng cơ sở vững mạnh, nền văn hóa đặc sắc, thành phố Huế đang đóng vai trò quan trọng trọng việc phát triển kinh tế văn hóa, du lịch, giáo dục y tế và kinh tế dịch vụ. Với bộ máy cơ quan nhà nước hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu phục vụ người dân, thành phố Huế đang dần từng bước nâng cao vị thế trên cả nước và là điểm đến lý tưởng cho ngành du lịch và kinh tế dịch vụ.
3.1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mai trên thành phố Huế
Về hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại xuất hiện rất sớm tại thành phố Huế và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao dịch của cá nhân cà tổ chức lẫn khách vãng lai.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 24 Chi nhánh ngân hàng, 70 phòng giao dịch thuộc các ngân hàng thương mại trong đó tập trung tại thành phố Huế. Như vậy, chúng ta nhận thấy hoạt động tín dụng, hoạt động thế chấp diễn ra rất sôi động trên thành phố Huế. Với 24 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Huế đã góp một phần rất lớn vào hoạt động cung ứng nguồn vốn cũng như thực hiện các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi, các hoạt động thẻ... Đơn cử hoạt động của một chi nhánh ngân hàng VP tại thành phố Huế ba năm từ 2009 đến 2011 với các trường hợp thực hiện việc thế chấp:năm 2009 thế chấp 354 hồ sơ; năm 2010 thế chấp 260 hồ sơ và năm 2011 thế chấp 136 hồ sơ. Với số lượng đông đảo các chi nhánh như trên thì khối lượng công việc công chứng, đăng ký và tranh chấp liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền với đất là rất lớn. Bên cạnh khối lượng giao dịch lớn về hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền với đất thì tất yếu sẽ nảy sinh các vướng mắc, tranh chấp giữa các chủ thể trong hoạt động thế chấp.
3.1.3. Tình hình đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Huế
3.1.3.1. Hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của thành phố Huế
Hoạt động đăng ký thế thế chấp quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền với đất là hoạt động rất quan trọng trong việc bảo đảm cho các giao dịch, theo đó hạn chế các rủi ro cho bên nhận thế chấp đồng thời xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp phải xử lý tài sản để thu hồi nợ của các chủ nợ. Nhằm khắc phục các nhược điểm về đăng ký tài sản. Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn về việc đăng ký theo hướng tập trung và chuyên môn hóa. Theo đó, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất gồm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường đối với bên thế chấp là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư tại nước ngoài tham gia thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện đối với bên thế chấp là cá nhân và hộ gia đình; cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Để thống nhất hoạt động đăng ký về quyền sử dụng đất, ngày 31/12/2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ đã có Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV về việc hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất theo đó quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Đến nay tất cả các tỉnh thành cả nước đều có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Huế trực thuộc thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, do Uỷ ban nhân dân Thành phố Huế thành lập, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Huế theo phân cấp quản lý của Uỷ ban nhân dân Thành phố Huế.
Các trường hợp đăng ký, thay đổi, xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 như sau:
1. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; 2. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất gồm thế chấp nhà ở, công trình xây dựng khác, vườn cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng; 3. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; 4. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất; 5. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; 6. Đăng ký thay đổi, xoá đăng ký thế chấp đối với các trường hợp nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. 7. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.
Từ năm 2009 đến ngày 30 tháng 5 năm 2012, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Thành phố Huế đã giải quyết một số lượng các hồ sơ như sau:
Bảng 3.3. Số liệu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Thành phố Huế
THẾ CHẤ P | XÓA THẾ CHẤ P | GÓP VÓN | XỬ LÝ TÀI SẢN | GHI CHỨ | |
Năm 2005 | 529 | 3 | 0 | 0 | |
Năm 2006 | 2595 | 255 | 0 | 0 | |
Năm 2007 | 3118 | 1044 | 0 | 0 | |
Năm 2008 | 2264 | 1356 | 6 | 5 | |
Năm 2009 | 3309 | 2008 | 20 | 6 | |
Năm 2010 | 3005 | 2142 | 2 | 2 | |
Năm 2011 | 2629 | 2112 | 3 | 6 | |
5 tháng đầu năm 2012 | 1156 | 1050 | 0 | 4 | |
Tổng côṇ g | 18605 | 9970 | 31 | 23 |
Tính từ năm 2009 đến đầu tháng 5 năm 2012, số hồ sơ đăng ký thế chấp là 10399, xóa đăng ký thế chấp là 7312 hồ sơ. Tuy nhiên số hồ sơ xử lý tài sản là rất thấp, chỉ 18 hồ sơ mặc dù tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng, bên thế chấp là rất lớn (qua thống kê của Tòa án
nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế). Điều này phản ánh việc xử lý tài sản của bên nhận thế chấp là rất khó khăn nếu không thông qua việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thẩm quyền.
Với số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp và đăng ký xóa thế chấp lớn như trên là do công tác về đăng ký đã được các văn bản hướng dẫn đầy đủ bên cạnh đó là sự nổ lực của cán bộ, nhân viên phòng đăng ký quyền sử dụng đất để hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình hoạt động của tại Phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Huế vẫn còn tồn tại những khó khăn vướng mắc mà xuất phát từ các quy định của văn bản pháp luật.
Thứ nhất, các vướng mắc xuất phát từ quy định của BLDS năm 2005.
- Thứ tự ưu tiên thanh toán:
Khoản 2 Điều 325 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán”. Quy định trên nhằm xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung đã cam kết, tạo thuận lợi trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các giao dịch chỉ được thế chấp bởi một tài sản nhưng được áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm, nếu các biện pháp thế chấp đã đăng ký. Trong khi đó, biện pháp cầm cố không đăng ký hoặc đăng ký chậm hơn thì bên cầm cố mặc dù đã giữ tài sản (có hiệu lực từ thời điểm chuyền giao tài sản cho bên nhận cầm cố) mặc dù giao dịch này được thực hiện trước nhưng vẫn không được ưu tiên thanh toán. Trên địa bàn đã có các trường hợp cầm cố tài sản như vàng, kim loại quý, đá quý, sổ tiết kiệm... của khách hàng tại các ngân hàng thương mại nhưng các bên không thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Với quy định tại Điều 325, bên nhận bảo đảm muốn được hưởng ưu tiên thanh toán thì phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Điều này cũng làm mất nhiều thời gian, thủ tục, làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của người đi vay.
- Việc bên nhận thế chấp giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Khoản 1 Điều 717 BLDS năm 2005 quy định nghĩa vụ của bên thế chấp là “giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp”. Quy định này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, tránh việc chuyển nhượng, giao dịch của bên thế chấp trong quá trình thế chấp. Tuy nhiên quy định này gây ra nhiều khó khăn cho bản thân bên thế chấp cũng như văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Theo khoản 1 Điều 324, BLDS năm 2005 thì “một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Bên cạnh đó, Luật đất đai năm 2003 cũng ghi nhận việc một tài sản là quyền sử dụng để có thể thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng nếu giá trị bảo đảm nhỏ hơn giá trị tài sản thế chấp. Với quy định tại khoản 1 Điều 717, BLDS năm 2005 đã gây khó khăn cho người thế chấp quyền sử dụng đất khi muốn dùng tài sản nhà ở năm 2005.
Ví dụ, tháng 2 năm 2011, ông Nguyễn Văn H và vợ đang vay vốn tại ngân hàng thương mại A, bảo đảm bằng việc thế chấp 300m2 đất ở của vợ chồng, đất được định giá 900 triệu, ông H và vợ vay 300 triệu. Sáu tháng sau, ông Hải có nhu cầu vay vốn thêm 300 triệu nữa để bổ sung vốn kinh doanh nhưng ông và ngân hàng thương mại A không thống nhất được lãi suất trong khi đó lãi suất vay của ngân hàng thương mại B thấp hơn, ông H muốn vay vốn tại Ngân hàng thương mại B nhưng không thể thực hiện
được do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị ngân hàng thương mại A giữ và không được Ngân hàng A đồng ý chia sẻ việc thế chấp tại ngân hàng thương mại khác.
3.1.3.2. Hoạt động công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế
Thành phố Huế hiện nay có 04 công chứng trong đó 2 văn phòng công