PHỤ LỤC 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Các công trình khoa học có liên quan đến đề tài
1.1. Một số công trình khoa học trong nước
Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả nhận thấy có một số công trình khoa học liên quan đến đề tài, trong đó, có thể kể đến một số công trình sau:
1.1.1. Nhóm các công trình khoa học có nội dung nghiên cứu về bất động sản, tạo nền tảng cho Luận án triển khai nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về bất động sản thế chấp
- Về khái niệm bất động sản:
+ Cuốn sách: “Dân luật” (Quyển 1) của tác giả Nguyễn Quang Quýnh, Viện Đại học Cần Thơ xuất bản năm 1967 và cuốn sách: “Dân luật lược giảng” của tác giả Vũ Văn Mẫu, Quyển nhất, Sài Gòn, năm 19681: Trong cả hai công trình khoa học này, các tác giả đã có những nghiên cứu, luận giải về bất động sản và phân loại bất động sản và động sản, ý nghĩa của việc phân loại bất động sản, động sản. Việc phân loại bất động sản và động sản của cả hai tác giả không chỉ áp dụng đối với “vật” mà còn áp dụng đối với các “quyền lợi” - tức các trái quyền, vật quyền. Theo quan điểm của hai tác giả, đối với tài sản là vật, việc phân biệt bất động sản với động sản dựa trên yếu tố “ổn cố” của tài sản, còn đối với các “quyền lợi”, việc nhận diện bất động sản dựa trên đối tượng của “quyền lợi” là bất động sản. Cách nhận diện và phân loại bất động sản và động sản được đề cập trong các công trình khoa học này chịu nhiều ảnh hưởng bởi tư duy pháp lý của dân luật Pháp. Mặc dù, hai cuốn sách này được xuất bản khá lâu nhưng những nghiên cứu của các tác giả này vẫn còn có giá trị tham khảo rất lớn cho những công trình có nội dung nghiên cứu chuyên sâu về bất động sản và bất động sản thế chấp.
+ Sách: “Lược dịch và chú giải Sắc lệnh Điền thổ 21 tháng 7 năm 1925” của tác giả Nguyễn Văn Xương, Sài Gòn, năm 1966: Trong cuốn sách này, tác giả đã lược dịch và chú giải nội dung của Sắc lệnh Điền thổ năm 1925, trong đó có nội dung về bất động sản, thế chấp bất động sản (cầm thế bất động sản và để đương bất động sản) trong sự so sánh, đối chiếu với dân luật Pháp và cổ luật (Bộ luật Dân sự Trung kỳ, Bộ luật Dân sự Bắc kỳ và Bộ luật Dân sự Nam kỳ). Mặc dù nội dung về bất động sản được thể hiện trong cuốn sách này chỉ mang tính lược giải (chú giải) về nội dung trong sự đối chiếu với Bộ luật Dân sự Pháp và cổ luật nhưng những nội dung chú giải của tác giả về bất động sản là nguồn tham khảo có giá trị cho các công trình nghiên cứu quy định của cổ luật Việt Nam về bất động sản và thế chấp bất động sản.
Có thể bạn quan tâm!
- Thế chấp bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 21
- Thế chấp bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 22
- Thế chấp bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 23
- Nhóm Các Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Về Thế Chấp Bất Động Sản
- Về Đối Tượng Của Biện Pháp Thế Chấp Bất Động Sản
- Về Quyền Của Bên Nhận Thế Chấp Trong Biện Pháp Thế Chấp Bất Động Sản
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
1Trước cuốn sách: “Dân luật lược giảng”, cách tiếp cận về bất động sản đã được tác giả Vũ Văn Mẫu thể hiện trong cuốn sách: “Dân luật khái luận”, do Bộ quốc gia giáo dục xuất bản năm 1957, tại trang 309, 310. Cách tiếp cận về bất động sản trong hai quyển sách này của tác giả Vũ Văn Mẫu hoàn toàn giống nhau, hay nói cách khác đều thống nhất trong cách tiếp cận về bất động sản.
+ Sách: “Nghiên cứu về tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Điện, Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh, năm 2000: Đây là cuốn sách nghiên cứu có hệ thống về tài sản và các quyền đối với tài sản với những phân tích, bình luận khá chuyên sâu cả trên phương diện lý luận và quy định của pháp luật. Trong cuốn sách này, tác giả đã dành một chương riêng (Chương thứ nhất) để nghiên cứu về động sản và bất động sản. Có thể nói, những nghiên cứu của tác giả về tài sản nói chung và bất động sản nói riêng trong cuốn sách này có giá trị tham khảo cho các công trình nghiên cứu về tài sản và quyền đối với tài sản nói chung cũng như bất động sản nói riêng.
+ Sách: “Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở Việt Nam” của tập thể tác giả do Ths Trần Quang Huy chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2004: Trong cuốn sách này, tác giả Trần Quang Huy và Phạm Xuân Hoàng đã có những nghiên cứu chuyên sâu về quyền sử dụng đất – bất động sản đặc thù trong thị trường bất động sản của Việt Nam. Những nghiên cứu này tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho Luận án nghiên cứu về quyền sử dụng đất – bất động sản thế chấp đóng vai trò trung tâm, quan trọng nhất theo tư duy pháp lý và cách tiếp cận của pháp luật thực định Việt Nam.
+ Sách chuyên khảo: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” của PGS.TS Lê Quốc Hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2015: Cuốn sách này nghiên cứu lý thuyết về cơ chế tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản tới bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam, trong đó có nội dung bàn luận về bất động sản. Khi nghiên cứu về bất động sản, tác giả Lê Quốc Hội chủ yếu nhìn nhận tài sản này dưới giác độ kinh tế. Theo đó, bất động sản được tác giả nhìn nhận chủ yếu dựa vào tính hiện hữu về mặt “vật chất” của tài sản có thuộc tính tự nhiên “không di dời”.
+ Luận án tiến sĩ kinh tế: “Bong bóng bất động sản nhà đất để ở tại thành phố Hồ Chí Minh” của Tiến sĩ Lê Thanh Ngọc, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014: Trong Luận án này, tác giả Lê Thanh Ngọc đã tổng kết lại lý luận và thực tiễn về hiện tượng bong bóng bất động sản trên thế giới, có giá trị tham khảo cho Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tiến hành phân tích, đánh giá quá trình hình thành, phát triển và đổ vỡ của bong bóng bất động sản, qua đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng bong bóng bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Luận án này, tác giả Lê Thanh Ngọc đã có một số nghiên cứu về bất động sản với tư cách là hàng hóa trên thị trường bất động sản mà theo quan điểm của tác giả, đây chính là “nơi lưu giữ một nguồn vốn cực lớn của nền kinh tế, thông thường tổng giá trị bất động sản chiếm khoảng 40% của cải của một quốc gia.2”
+ Giáo trình Luật Dân sự, tập 1, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, năm 2016: Trong cuốn giáo trình này,
2Xem thêm: trang 1 Luận án tiến sĩ kinh tế: “Bong bóng bất động sản nhà đất để ở tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thanh Ngọc.
tác giả có đề cập đến một số nội dung về phân loại tài sản thành động sản và bất động sản, tiêu chí xác định bất động sản và luận giải lý do của việc xác định một tài sản được hưởng quy chế pháp lý của bất động sản. Theo tác giả, “có thể ghi nhận bất động sản thuộc một trong hai nhóm – bất động sản do bản chất tự nhiên và bất động sản do công dụng”3 - đó chính là các động sản khi gắn với bất động sản thành một thể thống nhất về hiện trạng và tình trạng pháp lý. Do đây là cuốn giáo trình giới thiệu “các vấn đề được gọi là tổng quan” của pháp luật dân sự (theo cách gọi của tác giả4), nên cách tiếp cận về bất động sản thể hiện trong cuốn sách có sự giới hạn trong phạm vi luật thực định của Việt Nam. Việc phân loại bất động sản và động sản được đề cập trong cuốn sách chủ yếu dựa trên quy định của Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là cách phân loại áp dụng đối với bất động sản có sự hiện hữu về mặt vật chất, hay nói cách khác, chính là bất động sản hữu hình.
Các công trình khoa học nói trên tuy không nghiên cứu chuyên biệt về bất động sản nhưng nội dung nghiên cứu về bất động sản được đề cập trong các công trình này có giá trị tham khảo cho Luận án khi nghiên cứu về bất động sản thế chấp. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến bất động sản nói chung, dưới giác độ tài sản, chứ chưa nhìn nhận bất động sản với tư cách là đối tượng của biện pháp thế chấp, đồng thời các vấn đề nghiên cứu về bất động sản còn mang tính tổng quan, chưa mang tính chuyên sâu.
- Về đăng ký bất động sản:
+ Luận án tiến sĩ: “Thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Hồ Quang Huy, Học viện khoa học xã hội, năm 2015: Trong Luận án này, tác giả Hồ Quang Huy đã luận giải những vấn đề lý luận về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của Việt Nam, đặc biệt là những hạn chế, yếu kém trong thực tiễn thực hiện pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình đăng ký của Việt Nam.
+ Bài viết: “Một số vấn đề lý luận về đăng ký tài sản và yêu cầu đặt ra đối với đối với việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản của Việt Nam” của Tiến sĩ Vũ Thị Hồng Yến, đăng tại: “Hội thảo hoàn thiện khuôn khổ thể chế về đăng ký tài sản tại Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/8/2017: Trong bài viết này, tác giả Vũ Thị Hồng Yến đã nêu một số vấn đề lý luận về đăng ký tài sản như khái niệm đăng ký tài sản, hệ quả pháp lý của đăng ký tài sản và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản tại Việt Nam, trong đó có nội dung về đăng ký bất động sản. Khi đề cập đến đăng ký tài sản, tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về sự khác biệt và mối quan hệ giữa cấp giấy
3Xem thêm: trang 177 Giáo trình Luật Dân sự tập 1, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4Xem thêm: trang 1 Giáo trình Luật Dân sự tập 1, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
chứng nhận quyền trên tài sản và đăng ký tài sản5. Có thể nói những vấn đề lý luận về đăng ký tài sản và nội dung nghiên cứu về mối quan hệ giữa đăng ký bất động sản và cấp giấy chứng nhận được đề cập trong bài viết có giá trị tham khảo cho tác giả khi nghiên cứu về bản chất và ý nghĩa của việc đăng ký thế chấp bất động sản (đặt trong mối quan hệ có tính chất tổng thể của thiết chế đăng ký tài sản nói chung) cũng như về thời điểm chủ sở hữu được quyền thế chấp bất động sản.
Về nội dung, đăng ký thế chấp bất động sản là một loại hình của đăng ký bất động sản. Do vậy, xét cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, mô hình lý thuyết và giải pháp về đăng ký thế chấp bất động sản có mối liên hệ mật thiết và phải được đặt trong giải pháp tổng thể về đăng ký bất động sản. Trên cách tiếp cận này, tác giả nhận thấy, những nội dung nghiên cứu về đăng ký bất động sản được đề cập trong các công trình nghiên cứu này có giá trị tham khảo, gợi mở cho những hướng nghiên cứu về đăng ký thế chấp bất động sản của Luận án. Tuy nhiên, bản chất của đăng ký bất động sản nói chung và đăng ký thế chấp bất động sản nói riêng chưa được các công trình bàn luận sâu dưới giác độ đăng ký là gì, đăng ký vật quyền đối với bất động sản hay đăng ký giao dịch có đối tượng là bất động sản. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu để làm sâu sắc thêm bản chất của đăng ký thế chấp bất động sản trong Luận án.
1.1.2. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
- Sách: “Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999: Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống về pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm các biện pháp bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày những kiến thức pháp lý cơ bản cùng những bình luận chuyên sâu về các nội dung của biện pháp thế chấp nói chung (như: sự thành lập hợp đồng thế chấp, đăng ký thế chấp, hiệu lực của hợp đồng thế chấp, chấm dứt hợp đồng thế chấp…) và thế chấp bất động sản nói riêng (như: đối tượng của hợp đồng thế chấp bất động sản,6 thế chấp một phần bất động sản7, thế chấp bất động sản không đăng ký quyền sở hữu,8 thế chấp tài sản gắn liền với cơ sở khai thác do ý chí của người khai thác9, thế chấp vật phụ đương nhiên nằm trong bất động sản thế chấp10, thế chấp giá trị quyền sử dụng
5Ví dụ như, khi bình luận pháp luật thực định Việt Nam về vấn đề này, tác giả cho rằng, “Đăng ký được tiếp cận dưới giác độ là hoạt động quản lý của nhà nước, là hoạt động có tính bắt buộc nên được xem như là nghĩa vụ của người có quyền trên tài sản; do đó, nếu chủ thể không thực hiện việc đăng ký tài sản thì bị coi đó là hành vi trái pháp luật. Còn cấp giấy chứng nhận là hoạt động có tính chất của một dịch vụ do nhà nước đưa ra để bảo đảm quyền cho các chủ thể đã đăng ký tài sản nếu họ có yêu cầu sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước.”.
6Xem thêm: trang 299 sách đã dẫn.
7Xem thêm : trang 299, trang 300 sách đã dẫn. 8Xem thêm: trang 300 đến trang 310 sách đã dẫn, 9Xem thêm: trang 310 đến trang 316 sách đã dẫn. 10Xem thêm: trang 316, trang 317 sách đã dẫn.
đất11...). Cuốn sách này, mặc dù được viết trên nền Bộ luật Dân sự năm 1995 nhưng những bình luận và quan điểm của tác giả về thế chấp bất động sản vẫn có giá trị tham khảo rất lớn đối với các công trình nghiên cứu về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và thế chấp bất động sản nói riêng.
- Sách chuyên khảo: “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng” của tập thể tác giả do Tiến sỹ Lê Thị Thu Thủy làm chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2006: Đây là công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống và chuyên sâu về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng bất động sản của các tổ chức tín dụng. Những vấn đề lý luận chung và thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo đảm được các tác giả phân tích, bình luận theo từng chương riêng. Các vấn đề pháp lý cơ bản của thế chấp bất động sản như bất động sản thế chấp12, chủ thể thế chấp, hình thức thế chấp, nội dung của quan hệ thế chấp bất động sản để bảo đảm tiền vay13 và xử lý bất động sản bảo đảm tiền vay14 được các tác giả lý giải và đánh giá khá đầy đủ và toàn diện tại Chương III “Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách hàng vay” của cuốn sách. Bên cạnh đó, công trình khoa học này cũng đã đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng bất động sản của các tổ chức tín dụng.
- Đề tài khoa học cấp trường: “Hoàn thiện chế định pháp luật về giao dịch bảo đảm” của Trường Đại học Luật Hà Nội do Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết làm chủ nhiệm đề tài, năm 2014: Đây là công trình khoa học nghiên cứu có tính hệ thống và chuyên sâu cả trên phương diện lý luận và thực tiễn pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tham khảo có giá trị cho tác giả khi triển khai nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài Luận án.
- Sách chuyên khảo: “Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án”, xuất bản lần thứ 3, tập 1&2 của PGS.TS Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2017: Đây là cuốn sách chuyên khảo về nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu, bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở (là hai bất động sản phổ biến nhất trong các bất động sản thế chấp tại Việt Nam). Các vấn đề pháp lý về thế chấp tài sản nói chung và thế chấp bất động sản nói riêng được tác giả khai thác dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu về những điểm tích cực và hạn chế của pháp luật thực định thông qua việc phân tích, bình luận các bản án tiêu biểu đã được xét xử tại các cấp Tòa án. Trên cơ sở đó, nhiều giải pháp có giá trị được tác giả đề xuất góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và thế chấp bất động sản của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, vì đây là công trình khoa
11Xem thêm: trang 356 đến trang 371 sách đã dẫn.
12Xem thêm: trang 181-187 sách đã dẫn. 13Xem thêm: trang 192-194 sách đã dẫn. 14Xem thêm: trang 194-198 sách đã dẫn.
học chuyên về bình Luận án về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung, nên những vấn đề về thế chấp bất động sản được đề cập trong cuốn sách chỉ mang tính điểm xuyết, không mang tính chuyên sâu, đồng thời, nội dung nghiên cứu về thế chấp bất động sản được nhìn nhận chủ yếu dưới phương diện thực tiễn thông qua việc bình luận các bản án của tòa mà ít được tác giả bình luận nhiều ở giác độ lý luận.
- Bài viết: “Tiếp cận đăng ký giao dịch bảo đảm dưới giác độ quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013” của tác giả Nguyễn Quang Hương Trà, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 3 (276), trang 9 – 14, năm 2015: Trong bài viết này, tác giả đưa ra cách tiếp cận mới về đăng ký giao dịch bảo đảm, đó là cách tiếp cận đăng ký giao dịch bảo đảm dưới giác độ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Theo tác giả, đăng ký giao dịch bảo đảm chính là phương thức công khai quyền, công bố quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm. Trên cơ sở luận giải đăng ký giao dịch bảo đảm dưới giác độ quyền con ngưởi, quyền công dân và phân tích thực trạng đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm thực thi tốt hơn nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền của công dân trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Bài viết: “Điểm mới về quy định chung liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” của PGS.TS Đỗ Văn Đại, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo: “Về một số quy định về lãi suất và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của BLDS năm 2015 đối với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh” do Bộ Tư pháp tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/12/2016: Bài viết nêu và luận giải những điểm mới của phần quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó có biện pháp thế chấp. Trên cơ sở phân tích, bình luận các điểm mới này, tác giả cũng đã chỉ ra một số điểm chưa hoàn thiện của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Bài viết: “Chế định bảo lãnh – sự thay đổi từ Bộ luật Dân sự 1995 đến 2015” của tác giả Trương Thị Diệu Thúy, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo: “Về một số quy định về lãi suất và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của BLDS năm 2015 đối với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh” do Bộ Tư pháp tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/12/2016: Trong bài viết này, tác giả đã phân tích, bình luận sự thay đổi từ tư duy đến quy phạm pháp luật về bảo lãnh qua ba Bộ luật Dân sự (1995, 2005 và 2015). Đồng thời, khi bàn về biện pháp bảo lãnh, tác giả cũng thể hiện quan điểm của mình đối với hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác và lý do vì sao Bộ luật Dân sự năm 2015 lại quy định về hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh15.
15Theo tác giả Thúy, lý do Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là để xử lý những vướng mắc và tranh cãi pháp lý đối với thực tiễn thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác.
- Sách chuyên khảo: “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới” của tập thể tác giả do PGS.TS Lê Thị Thu Thủy chủ biên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2017: Đây là cuốn sách nghiên cứu về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng của pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Trong cuốn sách này, các biện pháp bảo đảm được tiếp cận nghiên cứu dưới giác độ là biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Những nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm được giới thiệu trong cuốn sách, đặc biệt là kinh nghiệm pháp luật các nước Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nga, Nhật Bản về lĩnh vực này là nguồn tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu có liên quan của Luận án.
- Sách: “9 Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng (Quy định, thực tế và thiết kế giao dịch theo Bộ luật dân sự hiện hành năm 2015)” của luật sư Trương Thanh Đức, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, năm 2017: Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về 9 biện pháp bảo đảm, trong đó có thế chấp bất động sản trong sự soi chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam qua từng thời kỳ. Những nhận xét, đánh giá của tác giả về pháp luật thực định, đặc biệt là những điểm còn hạn chế, bất cập trong các quy định về thế chấp tài sản nói chung và thế chấp bất động sản nói riêng là nguồn tham khảo có giá trị của Luận án. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ đưa ra bức tranh về pháp luật thực định nhìn từ thực tiễn áp dụng. Nội dung về thế chấp bất động sản được đề cập trong cuốn sách ít được nhìn từ giác độ lý luận có tính chất nghiên cứu chuyên sâu. Các học thuyết pháp lý ít được tác giả sử dụng để phân tích, bình luận các vấn đề pháp lý liên quan đến thế chấp bất động sản.
- Bài viết: “Những điểm mới về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm” của tác giả Nguyễn Quang Hương Trà, số chuyên đề “Triển khai thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, năm 2016: Bài viết chỉ ra học thuyết pháp lý mà nhà làm luật đã vận dụng khi xây dựng các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là sự kết hợp giữa lý thuyết vật quyền trong sự hài hòa hóa với lý thuyết trái quyền, đồng thời lý giải nguyên nhân và bình luận những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có những nội dung liên quan đến thế chấp bất động sản, ví dụ như quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm, đăng ký biện pháp bảo đảm, xử lý đồng thời quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có sự thế chấp đồng thời…
- Sách: “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015” của tập thể tác giả do Tiến sĩ Đinh Trung Tụng chủ biên, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, năm 2017: Đây là cuốn sách giới thiệu có hệ thống và chuyên sâu về những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó có phần nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cùng với việc nêu điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, cuốn sách đã có những lý giải nguyên nhân của những điểm mới
này. Có thể nói, đây là cuốn sách có giá trị tham khảo cho các công trình nghiên cứu về Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó có phần nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và thế chấp bất động sản nói riêng.
Những công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về các biện pháp bảo đảm nói chung, trong đó có thế chấp bất động sản, làm nền tảng quan trọng cho tác giả triển khai các nghiên cứu chuyên sâu về thế chấp bất động sản. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu về thế chấp bất động sản không phải là đối tượng nghiên cứu chính của các công trình này, do đó, chưa được các công trình này nghiên cứu hoặc được nghiên cứu nhưng chỉ mang tính khái quát, giới thiệu chung, không mang tính chuyên sâu.
1.1.3. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về thế chấp tài sản
- Luận án tiến sĩ: “Bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thế chấp tài sản” của tác giả Nguyễn Văn Hoạt, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, năm 2004. Luận án đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay và pháp luật về bảo đảm tiền vay; đồng thời đưa ra những kết luận khoa học về biện pháp thế chấp tài sản. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản, Luận án đã xây dựng các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng thế chấp tài sản.
- Luận án tiến sĩ: “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” của tác giả Vũ Thị Hồng Yến, Đại học Luật Hà Nội, năm 2013. Luận án đã xây dựng được hệ thống lý thuyết để làm sáng tỏ bản chất của biện pháp thế chấp tài sản, tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về tài sản thế chấp, xử lý tài sản thế chấp và chỉ rõ những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật, Luận án đã đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
- Bài viết: “Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác có phải biện pháp bảo lãnh?” của tác giả Nguyễn Quang Hương Trà, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 291 (trang 25 – 30), năm 2016. Bài viết nêu những vướng mắc trong thực tiễn nhận thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác, đồng thời đưa ra quan điểm của mình về biện pháp thế chấp thế chấp này trên cơ sở luận giải một số khía cạnh lý luận - pháp lý về sự khác biệt: (1) giữa biện pháp bảo lãnh và thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác, và (2) giữa thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác. Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất, kiến nghị để các hợp đồng thế chấp được ký dưới hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác được thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện.
- Sách: “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” của Tiến sĩ Vũ Thị Hồng Yến, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội,