Giải Quyết Tranh Chấp Về Bất Động Sản Giữa Vợ Và Chồng

còn tiền mua đất là của ông Quốc cha bà cho mượn 150 triệu đồng. Đối với ngôi nhà cấp 4 là của cha mẹ bà cho riêng bà nên đó là tài sản riêng của bà, chiếc xe máy là của ông Cả cho thêm tiền để mua chứ không phải của ông Cả, toàn tài sản còn lại là của bà mua từ căn nhà cũ chuyển tới.

Tại bản án số 100/2008/HNGĐ-ST ngày 14/8/2008, TAND huyện Điện Bàn đã xác định toàn bộ tài sản tranh chấp là tài sản riêng của ông Cả. Đồng thời, số tài sản trên có được là do công sức đóng góp của bà Minh trong việc tạo lập, duy trì và bảo quản nên chia cho bà Minh một phần. Vì vậy, TAND huyện Điện Bàn đã xử giao cho ông Cả ngôi nhà 2 tầng gắn liền với 80m2đất ở; 01 xe máy SH; 01 máy điều hòa; 01 máy giặt; 01 tủ lạnh có tổng giá trị là 875.500.000đ. Phần bà Minh được nhận 01 ngôi nhà cấp 4 gắn liền với 215m2đất; 01 xe máy Yamaha; 02 tivi; 01 bộ bàn; 01 lò vi sóng với tổng giá trị 140 triệu đồng.

Bản án phúc thẩm số 07/2009/HNGĐ-PT ngày 07/4/2009 của TAND tỉnh Quảng Nam đã hủy phần chia tài sản của bản án sơ thẩm số 100 của TAND huyện Điện Bàn với lý do: cấp sơ thẩm tách phần nợ của ông Quốc cha bà Minh là không đúng, đồng thời cấp sơ thẩm không làm rõ số tiền ông Cả gởi về là bao nhiêu, trong đó tiền nào tặng cho để tiêu xài, tiền nào sử dụng vào mục đích khác và nguồn gốc, thời điểm hình thành khối tài sản.

Bản án sơ thẩm lần 2 số 91/2009/HNGĐ-ST ngày 17/6/2009 của TAND huyện Điện Bàn đã xác định tất cả tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, tài sản được hình thành chủ yếu bằng tiền của ông Cả gửi từ Mỹ về, bà Minh chỉ có công tạo lập và bảo quản khối tài sản này nên chia cho ông Cả được phần nhiều hơn bà Minh. Vì vậy, ông Cả được nhận 01 ngôi nhà xây 2 tầng gắn liền với diện tích đất 80m2 và 01 chiếc xe máy SH với tổng giá trị là 490.734.536đ; phần bà Minh được nhận 01 ngôi nhà xây cấp 4 gắn liền với diện tích đất 215m2; 01 xe máy Yamaha; 02 tivi; 01 máy giặt; 01

bộ bàn ghế; 01 lò vi sóng; 01 máy điều hòa và 01 tủ lạnh với tổng giá trị là 101.240.000đ. Đồng thời, bản án cũng không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Thanh Quốc buộc bà Minh phải trả số tiền 150 triệu đồng và buộc ông Quốc phải chịu án phí 7 triệu đồng.

Bản án phúc thẩm lần 2 số 17/2009/HNGĐ-PT ngày 20/8/2009 của TAND tỉnh Quảng Nam đã cải sửa bản án nói trên và xác định: ngôi nhà 2 tầng gắn liền với diện tích đất 80m2 là tài sản riêng của ông Cả; tất cả tài sản còn lại là tài sản riêng của bà Minh. Vì vậy, chia cho ông Cả ngôi nhà 2 tầng gắn liền với 80m2 đất ở trị giá 460.734.536đ. Bà Nguyễn Thị Toàn Minh được nhận tất cả tài sản còn lại.

Hiện nay, vụ án trên đang bị Chánh án TAND tối cao kháng nghị về phần tài sản vì TAND huyện Điện Bàn giải quyết không đúng thẩm quyền, đồng thời vụ án này còn có sai sót trong việc thu thập chứng cứ không đầy đủ nên chưa có căn cứ xác định nhà đất tranh chấp là tài sản riêng hay tài sản chung; ông Nguyễn Văn Cả đã có đủ điều kiện được sở hữu nhà ở Việt Nam hay chưa cũng chưa được làm rõ nhưng TAND tỉnh Quảng Nam giao nhà, đất cho ông Cả quản lý, sử dụng.

Theo Điều 126 Luật nhà ở đã được Quốc hội sửa đổi năm 2009 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam;

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Ông Cả không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều 126 Luật Nhà ở nên nếu ông có chứng cứ chứng minh mình được phép cư trú tại Việt Nam trở lên thì được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam (thực tế ông Cả có thời gian cư trú tại Việt Nam trên 3 tháng). Vì vậy, có cơ sở xác định ông Cả có đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Theo quan điểm của chúng tôi, trước khi giải quyết vụ án, Tòa án cần xác định thẩm quyền giải quyết để thụ lý vụ án đúng quy định của pháp luật. Mặc dù ông Cả có quốc tịch Việt Nam và tại thời điểm nộp đơn khởi kiện, ông Cả cũng có mặt tại Việt Nam nhưng trường hợp này ông Cả là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vì vậy, căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 34 BLTTDS thì thẩm quyền giải quyết vụ án này thuộc về TAND cấp tỉnh nên TAND huyện Điện Bàn thụ lý, giải quyết là không đúng thẩm quyền.

Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân qua thực tiễn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - 8

Đối với việc giải quyết phần tài sản trong vụ án này cần xác định: thời gian, số tiền mà ông Cả gửi cho bà Minh là bao nhiêu và mục đích nhằm để làm gì. Từ đó, xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng trong khối tài sản đang tranh chấp. Căn cứ vào các chứng cứ ông Cả cung cấp cũng như thừa nhận của bà Minh, có thể khẳng định trước khi kết hôn, ông Cả có gửi tiền cho bà Minh nhiều lần tổng cộng gần 80.000USD. Trong đó, số tiền 210 triệu đồng là để nhờ bà Minh mua đất và làm nhà giúp (có giấy viết tay của bà Minh), tất cả số tiền còn lại không có chứng cứ thể hiện mục đích. Vì vậy, có

cơ sở xác định ngôi nhà 2 tầng xây trên diện tích đất 80m2 là tài sản riêng của

ông Cả vì đây là tài sản hình thành trước khi kết hôn của ông Cả. Bà Minh là người có công tạo lập, duy trì và bảo quản khối tài sản đó nên được trích một phần nhỏ chia cho bà. Tất cả tài sản còn lại được hình thành trước khi kết hôn, do bà Minh đứng tên đăng ký, không có cơ sở xác định có sự đóng góp của ông Cả nên đây là tài sản riêng của bà Minh. Vợ chồng ông Cả bà Minh không có tài sản chung nên phần tài sản riêng của ai thì người đó được nhận.

Đồng thời, ông Cả đủ điều kiện được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của pháp luật nên cần giao ngôi nhà là tài sản riêng của ông cho ông được sử dụng là phù hợp.

Như vậy, cùng số tài sản tranh chấp nhưng các cấp xét xử đã có nhận định khác nhau về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Từ đó, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án cũng khác nhau. Do đó, vụ án phải xét xử nhiều lần làm mất thời gian, công sức của các đương sự, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng cũng như uy tín của cơ quan khi giải quyết vụ án.

2.2.3. Giải quyết tranh chấp về các khoản nợ

Xác định đối tượng và giá trị tài sản là một trong những căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời, việc xác định và giải quyết tranh chấp về các khoản nợ cũng là yêu cầu cần thiết giải quyết trong vụ án nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người tham gia giao dịch với vợ chồng.

Để giải quyết đúng, đầy đủ tranh chấp về các khoản nợ của vợ chồng, Tòa án cần xác định các khoản nợ mà vợ chồng đang tranh chấp gồm những khoản nợ nào? Nợ của ai và nợ số tiền bao nhiêu? Phát sinh trong trường hợp nào? (do vay mượn hay giao kết hơp đồng với người thứ ba…). Việc xác định các khoản nợ trước hết căn cứ vào lời khai của vợ, chồng và đối chiếu với lời khai của những chủ nợ có yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi đã xác định được những khoản nợ mà vợ chồng có tranh chấp, Tòa án yêu cầu các đương sự cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình để làm cở sở xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của pháp luật thì vợ, chồng có trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, có thể hiểu những giao dịch do cả

hai vợ chồng cùng thực hiện là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng nên được thanh toán bằng tài sản chung. Nếu một bên vợ, chồng thực hiện giao dịch thì chỉ phát sinh trách nhiệm chung nếu giao dịch phù hợp với quy định tại Điều 25 Luật HN&GĐ. Ngược lại, giao dịch không phù hợp với Điều 25 Luật HN&GĐ thì được xác định là trách nhiệm riêng của một bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp một bên vợ, chồng không thừa nhận các khoản nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng thì Tòa án yêu cầu các bên đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Nếu các bên đương sự không thể đưa ra chứng cứ và có yêu cầu thì Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ để xác định cho chính xác, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên tham gia trong vụ án. Việc xác định nghĩa vụ tài sản chung hay riêng của vợ chồng sẽ làm căn cứ cho việc quy định trách nhiệm của vợ chồng đối với việc trả nợ sau này.

“Trách nhiệm trả nợ của vợ, chồng đối với tranh chấp về các khoản nợ của vợ chồng trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” (khoản 3 điều 95 Luật HN&GĐ). Về nguyên tắc, vợ chồng cùng có công sức ngang nhau trong việc tạo lập khối tài sản chung thì tài sản chung được chia đôi theo giá trị. Vì vậy, khi giao dịch với người thứ ba được thực hiện nhằm mục đích phục vụ cho gia đình thì các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng cũng được chia đôi. Giá trị tài sản mỗi bên được hưởng là giá trị toàn bộ tài sản chung sau khi trừ đi các khoản nợ mới được chia cho vợ chồng. Mỗi bên nhận tài sản phải chịu trách nhiệm trả nợ tương ứng với phần tài sản nhận được để đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ. Trường hợp nợ riêng của bên nào sẽ do bên đó chịu trách nhiệm trả.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, TAND huyện Điện Bàn đã giải quyết các vụ án theo trình tự tố tụng. Trong các vụ án xin ly hôn có tranh chấp về tài sản, các Thẩm phán đã hướng dẫn đương sự kê khai những khoản

nợ chung của vợ chồng để giải quyết trong cùng vụ án. Hầu hết các vụ án khi giải quyết tài sản tranh chấp đều có phân chia trách nhiệm trả nợ chung rõ ràng, hợp lý. Tuy nhiên, cũng còn một số trường hợp khi giải quyết do đương sự không đến Tòa án để làm việc, các đương sự yêu cầu tự giải quyết phần nợ này nên Thẩm phán đã tách phần nợ của một số người để giải quyết trong một vụ án khác khi có yêu cầu. Trường hợp xin ly hôn trong vụ án giữa bà Nguyễn Thị Miên và ông Nguyễn Văn Tín là một ví dụ.

Ông Tín và bà Miên kết hôn năm 1989. Đến năm 2010 thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong quá trình chung sống, vợ chồng tạo lập được một số tài sản chung và có nợ chung một số người gồm: nợ của Ngân hàng NN & PTNT - Chi nhánh Điện Bàn số tiền 10 triệu đồng và lãi suất kèm theo; nợ của ông Nguyễn Văn Sáu, chú ruột ông Tín số tiền 10 triệu đồng. Bà Miên thừa nhận vợ chồng có nợ chung các khoản này. Ngoài ra, ông Tín còn khai trong quá trình làm ăn buôn bán, công việc của ông gặp rủi ro nên thua lỗ và ông có nợ của một số người là nợ ông Nguyễn Văn Thành số tiền 10 triệu đồng, nợ ông Võ Phượng An số tiền 8 triệu đồng và nợ tiền mua bò của ông Nguyễn Văn Sang số tiền 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, những khoản nợ này bà Miên không thừa nhận.

Trong vụ án này, TAND huyện Điện Bàn xác định những khoản nợ đang tranh chấp là tất cả những khoản nợ theo lời khai của ông Tín và bà Miên gồm khoản nợ của Ngân hàng NN & PTNT Điện Bàn, của ông Nguyễn Văn Sáu, ông Nguyễn Văn Thành, ông Nguyễn Văn Sang và ông Võ Phượng An. Vì vậy, họ là những người tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người có quyền lợi liên quan. Do khoản nợ của Ngân hàng và nợ của ông Nguyễn Văn Sáu mà ông Tín khai được bà Miên thừa nhận nên 2 khoản nợ này đủ cơ sở xác định là khoản nợ chung của vợ chồng.

Đối với các khoản nợ của ông Thành, ông Sang và ông An; ông Tín

cho rằng đây là khoản nợ chung của vợ chồng nhưng bà Miên không thừa nhận. Vì vậy, ông Tín phải chứng minh các khoản nợ này vào thời gian nào và nhằm mục đích gì, có phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình hay không? Ông Tín cho rằng công việc làm ăn của ông là buôn bán bò. Vào năm 2008, do có dịch bệnh đối với gia súc nên công việc làm ăn không được thuận lợi. Hơn nữa, thời gian này vợ chồng đang làm nhà nên ông có dùng tiền vốn kinh doanh để đưa vào làm nhà. Vì vậy, ông có mượn tiền của ông Thành, ông An và ông Sang để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Việc kinh doanh của ông khi phát sinh lãi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Qua xác minh tại địa phương, có cơ sở để khẳng định lời khai của ông Tín là đúng. Vì vậy, TAND huyện Điện Bàn xác định những khoản nợ này là nợ chung của vợ chồng và quy định trách nhiệm liên đới của ông Tín và bà Miên đối với các khoản nợ trên. Những khoản nợ này là nghĩa vụ chung của vợ chồng nên được thanh toán bằng tài sản chung. Sau khi trừ đi các khoản nghĩa vụ chung mà vợ chồng phải chịu, tài sản chung còn lại được chia đôi theo giá trị cho mỗi người được hưởng. Căn cứ vào giá trị tài sản được phân chia cho mỗi bên, Tòa án xác định trách nhiệm trả nợ cho mỗi bên phải chịu tương ứng với phần tài sản được nhận nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của mỗi bên với người thứ ba có giao dịch tài sản với vợ chồng.

Đối với khoản nợ chung của ông Nguyễn Văn Sáu (chú ruột ông Tín), ông Sáu không đến Tòa án để làm việc và vợ chồng ông Tín đề nghị để vợ chồng tự thỏa thuận giải quyết khoản nợ đó, không yêu cầu Tòa án giải quyết nên HĐXX không xem xét trong vụ án này mà tách ra để giải quyết trong vụ án khác khi có yêu cầu. Sự thỏa thuận giữa ông Tín và bà Miên về khoản nợ của ông Sáu là phù hợp với quy định tại khoản 3 điều 95 Luật HN&GĐ. Do đó, Tòa án không xem xét giải quyết trong vụ án này là có cơ sở. Tuy nhiên, do ông Sáu không đến Tòa án làm việc nên ông không biết quyền lợi của

mình được giải quyết đến đâu. Đồng thời, nếu ông Tín và bà Miên không phân chia và thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ông Sáu thì ông phải khởi kiện bằng một vụ án khác để giải quyết sau.

Sau khi xác định được nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, tại bản án số 121/2010/HNGĐ-ST ngày 14/7/2010 của TAND huyện Điện Bàn đã xét xử vụ án và phân chia trách nhiệm trả nợ như sau:

Bà Nguyễn Thị Miên có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng NN & PTTT Chi nhánh Điện Bàn số tiền 10 triệu đồng và 3.852.917 đồng tiền lãi (lãi suất tính đến ngày xét xử 14/7/2010).

Ông Nguyễn Văn Tín có trách nhiệm trả nợ cho ông Nguyễn Văn Sang số tiền 3,5 triệu đồng, trả cho ông Nguyễn Văn Thành số tiền 10 triệu đồng và trả cho ông Võ Phượng An số tiền 8 triệu đồng.

Với bản án trên, TAND huyện Điện Bàn đã giải quyết tranh chấp về các khoản nợ dựa trên yêu cầu của các đương sự. Tuy nhiên, lưu ý khi giải quyết các vụ án này cần triệu tập và làm việc với tất cả những người có quyền lợi liên quan (các chủ nợ) để vợ chồng thỏa thuận trách nhiệm trả nợ hoặc Tòa án giải quyết nhằm tránh trường hợp phải giải quyết yêu cầu lại một lần nữa, gây mất thời gian, công sức của các đương sự.

2.2.4. Giải quyết tranh chấp về bất động sản giữa vợ và chồng

Bất động sản là một trong những loại tài sản quan trọng và thường có giá trị lớn. Theo quy định tại khoản 1 điều 174 BLDS thì bất động sản là những tài sản gồm đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định. Những tài sản khác do pháp luật quy định có thể kể như máy bay, tàu thủy … Đặc điểm chung của loại tài sản này là không dịch chuyển được và phải đăng ký quyền sở hữu. Các tài sản là bất động sản mà vợ chồng tranh chấp khi ly hôn tại địa

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí