Thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


LƯƠNG ĐÌNH THÍ


THẾ CHẤP BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ ĐẢM BẢO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng - 1

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


LƯƠNG ĐÌNH THÍ


THẾ CHẤP BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ ĐẢM BẢO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8.38.01.07


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Tác giả


LƯƠNG ĐÌNH THÍ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ ĐẢM BẢO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng đất và thế chấp quyền sử dụng đất 6

1.2. Khái niệm, đặc điểm thế chấp quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng 12

1.3. Quan hệ pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng và nội dung pháp luật điều chỉnh 14

1.4. Vị trí, vai trò của thế chấp QSDĐ đối với các TCTD nói riêng 17

Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG 20

2.1. Qui định về thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng tại các ngân hàng thương mại 20

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng tại các tổ chức tín dụng ở Thành phố Đà Nẵng .46 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ ĐẢM BẢO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN

HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 60

3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay 60

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay 61

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo hợp đồng tín dụng ở Việt Nam hiện nay 69

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BDS : Bất động sản

BLDS : Bộ luật Dân sự

GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HDTD : Hợp đồng tín dụng

LĐĐ : Luật Đất đai

QSDĐ : Quyền sử dụng đất

TAND : Tòa án nhân dân

TCQSĐ : Thế chấp quyền sử dụng đất

TCTD : Tổ chức tín dụng

UBND : Ủy ban nhân dân

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian gần đây sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt quy mô, tốc độ tăng trưởng, tốc độ bao phủ thị trường... Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động không những có ý nghĩa với các ngân hàng mà còn tác động rất lớn đến nền kinh tế, tạo vốn cho nhu cầu sản xuất, đầu tư, cung cấp tài chính cho nhu cầu tiêu dùng và các mục đích khác. Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng, do tính rủi ro cao nên nhu cầu đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch đặc biệt là tổ chức tín dụng càng trở nên quan trọng. Các tổ chức tín dụng thường áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản như một giải pháp an toàn, một điều kiện tiên quyết đối với các khoản vay.

Bảo đảm tiền vay là biện pháp quan trọng nhằm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay mà cũng nhằm bảo đảm vốn đối với ngân hàng thương mại. Trong đó, đảm bảo tiền vay bằng thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những hình thức chủ yếu nhờ những đặc tính về tính thanh khoản, tính cố định và là một trong số những tài sản có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng rõ ràng nhất.

Hiện nay, do tầm quan trọng của biện pháp thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó có nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng nên việc thế chấp quyền sử dụng đất được rất nhiều các văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh (Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Đất đai năm 2013; Nghị định 43/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLTBTP-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…). Mặt khác, xuất phát từ việc khẳng định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Hiến pháp 2013), nên mọi hoạt động liên quan đến đất đai cần phải được quy định cụ thể, chi tiết, đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của nhà nước và của các chủ thể trong quan hệ đất đai.

Mặc dù thế chấp quyền sử dụng đất không phải là vấn đề mới nhưng qua quá

trình nghiên cứu, áp dụng các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất qua mỗi thời kỳ đều thấy pháp luật luôn có những điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của xã hội, kinh tế,...

Tuy nhiên, mỗi hệ thống pháp luật đều có hạn chế và tồn tại nhất định, nhiều quy định còn chưa đồng nhất, chồng chéo, mâu thuẫn,…Ví dụ như cùng điều chỉnh quan hệ dân sự thế chấp quyền sử dụng đất nhưng mỗi văn bản pháp luật (Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Pháp luật về giao dịch bảo đảm,…) lại có những quy định khác nhau ở một số khía cạnh nhất định, điều này đã khiến cho việc áp dụng trong thực tế có nhiều bất cập.

Chính bởi những lý do từ thực tiễn và lý luận đó, tác giả đã chọn đề tài: “Thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng thương mại đã được một số nhà nghiên cứu đề cập như luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Ngọc năm 2015 với đề tài “Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam”, các bài viết trên các tạp chí bàn về những vấn đề về quy định về thế chấp quyền sử dụng đất như “ Thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng: Những vướng mắc cần khắc phục” của tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy; “Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của thạc sĩ Nguyễn Thị Nga... Những công trình trên đã hệ thống hóa các quy định pháp luật về luật dân sự, luật đất đai về vấn đề thế chấp và đưa ra các giải pháp chủ yếu để khắc phục. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chưa nghiên cứu một cách hệ thống về các quy định về thế chấp quyền sử dụng về đất ở. Mặc khác, cần nghiên cứu về thế chấp quyền sử dụng đất tại một địa bàn như thành phố Đà Nẵng là điều hết sức cần thiết nhằm xem xét vấn đề trên trong một phạm vi cụ thể. Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rất phát triển (hiện tại là có 43 chi nhánh ngân hàng, và hơn 190 phòng giao dịch thuộc các ngân hàng thương mại). Hoạt động cho vay, thế chấp diễn ra rất sôi nổi, và cũng tỷ lệ thuận với các tranh

chấp trong hoạt động tín dụng, thế chấp. Do đó, đề tài này là hết sức cần thiết nhằm cung cấp thêm thông tin, kiến thức đến bên vay, bên cho vay, bên thế chấp, bên nhận thế chấp và các cá nhân, tổ chức liên quan, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động thế chấp bằng quyền sử dụng đất ở tại ngân hàng thương mại nói chung và cụ thể là tại thành phố Đà Nẵng nói riêng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu toàn diện và có hệ thống các vấn đề pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng; Đánh giá tình hình thực thi các quy định pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở và thực tiễn thi hành vấn đề này tại các tổ chức tín dụng tại Thành phố Đà Nẵng; Đề ra các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật thế chấp QSDĐ ở, đặc biệt là trong hoạt động cho vay của NHTM tại Việt Nam;

+ Phân tích, đánh giá, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thực thi pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng;

+ Đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSDĐ ở để đảm bảo hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp QSDĐ, đặc biệt là những quy định liên quan trực tiếp đến việc thế chấp QSDĐ ở trong hoạt động cho vay của NHTM.

+ Nghiên cứu thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật thế chấp QSDĐ ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2024