- Kết thúc thời hạn chỉnh sửa theo yêu cầu, tổ chức tổng hợp và kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.
- Xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, chỉnh sửa thiếu trách nhiệm hoặc còn để tái phạm.
- Tăng cường tuyên truyền pháp luật về thanh tra nhằm nâng cao ý thức của đối tượng được thanh tra. Thực hiện tốt công tác này giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thanh tra ngân hàng.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, NHNN Việt Nam cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thanh tra, giám sát và an toàn hoạt động ngân hàng từng bước tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát chuẩn mực an toàn là cơ sở pháp lý cho TTGS thực hiện được mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống TCTD:
- Ban hành kịp thời các quy định hướng dẫn thanh tra, giám sát đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ mới và các sản phẩm dịch vụ số hóa của các TCTD.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để triển khai hoạt động giám sát theo mô hình mới để phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ hoạt động thanh tra tại chỗ.
- Xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro, đồng thời sớm ban hành sổ tay thanh tra để hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ thanh tra thống nhất trong toàn hệ thống, bao gồm cả quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro để đồng bộ với hoạt động giám sát ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Thanh Tra Tctd Tại Ngân Hàng Nhà Nước Chi Nhánh Tỉnh Bắc Giang
- Định Hướng Hoạt Động Ngành Ngân Hàng Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Giang Đến
- Thanh tra tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 11
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Thứ hai, bổ sung biên chế cho Chi nhánh, đồng thời tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ TTGS ngân hàng nâng cao trình độ nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, quản lý và công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ TTGS trong quá trình thực thi nhiệm vụ quyền hạn về thanh tra, giám sát, cho phép miễn trừ trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi
thường tổn thất nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các cán bộ công chức đã thực hiện đầy đủ, kịp thời nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, NHNN nghiên cứu, xem xét thiết lập mô hình quản lý tập trung đối với thanh tra giám sát ngân hàng, trong đó Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của thanh tra Chi nhánh.
3.3.2. Đối với Chính phủ
Một trong những điều kiện đảm bảo cho hệ thống TCTD phát triển lành mạnh chính là môi trường vĩ mô phải ổn định. Do đó, Chính phủ cần:
Sửa đổi Luật NHNN, Luật các TCTD để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, thanh tra hợp nhất TCTD, thu thập số liệu trực tiếp từ TCTD theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn.
KẾT LUẬN
Thanh tra giám sát ngân hàng đang đứng trước một nhiệm vụ thách thức là phải đổi mới mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc quản lý, thanh tra, giám sát đối với hệ thống các TCTD để đảm bảo duy trì một hệ thống TCTD an toàn, lành mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN.
Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thanh tra hoạt động ngân hàng, đồng thời cùng với việc nhìn thẳng vào thực tế công tác này tại NHNN chi nhánh tỉnh trong vòng 5 năm qua, tác giả đã đưa ra một số phương hướng hoàn thiện công tác này có thể ứng dụng vào thực tế để TTGS Ngân hàng chi nhánh tỉnh Bắc Giang có thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động của công tác này góp phần bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD trên địa bàn
Quá trình nghiên cứu và viết Luận văn, tác giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của GS.TS Đinh Văn Sơn nên Luận văn đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do thời gian ngắn, trình độ và điều kiện nghiên cứu của tác giả còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các thầy cô và đồng nghiệp để bài Luận văn tiếp tục được hoàn thiện và phát huy hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hồng Dung “Ngày càng hoàn thiện việc triển khai thanh tra trên cơ sở rủi ro ” năm 2016 tại địa chỉ https://cafeland.vn/phan-tich/ngay-cang-hoan-thien-viec - trien-khai-thanh-tra-tren-co-so-rui-ro-63218.html
2. Trần Trí Dũng, “Lịch sử ngân hàng thế giới”, năm 2009, tại địa chỉ https://luattaichinh.wordpress.com/2009/03/01/l%E1%BB%8Bch- s%E1%BB%AD-nganh-ngan-hang-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi/
3. Trương Thanh Đức, “Cẩm nang pháp luật ngân hàng”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội năm 2020.
4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 , Bắc Giang từ năm 2016 đến năm 2020.
5. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tổng kết công tác thanh tra giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, Bắc Giang từ năm 2016 đến năm 2020.
6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang, Đề án phát triển thị trường tài chính ngân hàng tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang 2018.
7. Nguyễn Trí Hiếu, “Để không còn những đại án ngân hàng cần TTGS theo mô hình CAMELS” năm 2020, tại địa chỉ https://phaply.net.vn/ts-nguyen-tri-hieu-de- khong-con-nhung-dai-an-ngan-hang-can-thanh-tra-giam-sat-theo-mo-hinh- camels/
8. Quốc hội, Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 , 2010.
9. Quốc hội, Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010, 2010.
10. Học viện ngân hàng, Giáo trình Ngân hàng Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2005.
11. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng, Hà Nội 2006.
12. Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 8/8/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà
nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , 2017.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra, giám sát ngân hàng, tại địa chỉ https://sbv.gov.vn/
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 36/2016/TT-NHNN, 2016
15. Nguyễn Thị Phụng, “Thực trạng và giải pháp công tác thanh tra đối với các tổ chức tín dụng trong nước ở Việt Nam” năm 2018, tại địa chỉ http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet
16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2030, 2018.
17. Thanh tra Chính phủ, Thông tư 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định về tổ chức, hoạt động của đoàn thanh tra và trình tự tiến hành một cuộc thanh tra, 2021
18. Chính phủ, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của TTGS ngân hàng, 2014.
19. Ngô Hoàng Oanh, “Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế”, năm 2020, tại địa chỉ
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/0308/4696/
TIẾNG ANH
20. Florentin Blanc, “From chasing violations to managing risks”, Florentin Blan C, 2013.
21. Lucia Quaglia and David Howarth, “The political economy of european bankinh union”, UK 2008.