Tình Hình Giải Quyết Các Thanh Chấp Về Thừa Kế Tại Tòa Án Trong Những Năm Qua

khác để khi sinh ra họ hưởng. Nếu sinh ra rồi chết thì phần di sản đó thuộc về người thừa kế của chính người đó. Nếu họ chết trước khi sinh ra thì phần di sản đó được chia tiếp cho những người thừa kế khác. Trường hợp sinh đôi trở lên thì việc thừa kế có thể phải chia lại theo quy định của pháp luật để đảm bảo nguyên tắc hưởng di sản bằng nhau của những người thừa kế.

Theo cách qui định như vậy thì những người ở hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản thừa kế nếu những người ở hàng thừa kế trước không còn ai, hoặc không có quyền hưởng di sản, hoặc bị truất quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản thừa kế. Nếu không có ai là người thừa kế thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước. Nhà nước sẽ thu nhận di sản với danh nghĩa thu nhận tài sản vô chủ chứ không phải với tư cách một người thừa kế của người để lại di sản.

2.3.2. Người thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị trong trường hợp : “ Con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”- Điều 677 BLDS.

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, không thể phát sinh từ quan hệ thừa kế theo di chúc. Bởi vì, người được chỉ định thừa kế trong di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì phần liên quan đến người chết trước đó không có hiệu lực thi hành. Việc thừa kế thế vị được qui định nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt, đảm bảo quyền lợi của họ khi cha, mẹ họ đã chết trước ông, bà.

Việc xác định người thừa kế thế vị phải dựa trên những căn cứ sau:

- Con, cháu của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản.

- Con của người để lại di sản có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ nếu còn sống vào thời điểm bố, mẹ chết. Nếu con là người bị tước

quyền hưởng di sản thì cháu không được hưởng thừa kế thế vị thay cha, mẹ của cháu đối với di sản của ông, bà.

Trong trường hợp con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và cháu của con nuôi cũng được hưởng thừa kế thế vị thay cha nuôi, mẹ nuôi nếu họ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà nuôi - Điều 678.

Theo qui định của pháp luật thì con riêng của vợ, của chồng đối với cha kế, mẹ kế thì được hưởng thừa kế theo pháp luật nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng được thể hiện ở những mối quan hệ sau: Không có sự phân biệt đối xử giữa con riêng của vợ của chồng với các con chung của họ; cha kế, mẹ kế coi con riêng như con ruột của mình và không dừng lại ở mặt hình thức mà còn thể hiện ở nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục các con, chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Thì người con của con riêng này cũng được thừa kế thế vị.

Sự thể hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau theo luật định hay tự nguyện có trách nhiệm và công bằng giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng là căn cứ xác định thừa kế thế vị cho những người con của con riêng

2.3.3. Trường hợp có người thừa kế mới.

“Người thừa kế mới” được hiểu là những người thừa kế của người để lại di sản xuất hiện sau khi di sản của người đó đã được phân chia (đối với phần di sản được giải quyết theo pháp luật). Bao gồm những người sau đây:

- Con của người để lại di sản sinh ra và còn sống sau thời điểm di sản thừa kế được phân chia (trong trường hợp thai đôi, thai ba .v.v. nhưng tại thời điểm phân chia di sản chỉ xác định là thai một).

- Người đã được Toà án xác nhận là con của người để lại di sản nhưng quyết định hoặc bản án của Toà án có hiệu lực sau thời điểm phân chia di sản.

- Người được Toà án xác nhận là cha, mẹ của người để lại di sản nhưng quyết định hoặc bản án của Toà án có hiệu lực sau thời điểm phân chia di sản.

- Con của người để lại di sản đã bị Toà án tuyên bố là đã chết trước thời điểm người để lại di sản chết nhưng có tin tức xác thực là còn sống hoặc đã trở về hoặc sau thời điểm phân chia di sản.

- Cha, mẹ của người để lại di sản đã bị Toà án tuyên bố chết trước thời điểm người để lại di sản chết nhưng có tin tức xác thực là còn sống hoặc trở về sau thời điểm đã phân chia di sản.

- Nếu di sản được chia cho hàng thừa kế thứ hai hoặc hàng thừa kế thứ ba thì người thừa kế mới ở các hàng này cũng được xác định tương tự như trên.

Khi người thừa kế mới xuất hiện thì không thực hiện việc phân chia lại di

sản bằng hiện vật nhưng những người thừa kế đã nhận di sản cùng phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương đương với kỷ phần thừa kế theo luật mà người đó được hưởng tại thời điểm chia di sản thừa kế. Khoản tiền mà mỗi người thừa kế phải thanh toán cho người thừa kế mới tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận, trừ trường hợp giữa họ có thoả thuận khác.

2.3.4. Trường hợp có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế được hiểu là người đã được chia di sản của người chết để nhưng họ lại là người không được quyền hưởng di sản theo qui định tại Điều 643 - khoản 1 BLDS. Thông thường trong thực tế thì đó là những trường hợp sau khi chia di sản xong, một trong những người thừa kế thấy trong số đó có người đã có một trong những hành vi được qui định trong điều luật nói trên, họ khởi kiện yêu cầu Toà án bác bỏ quyền hưởng di sản thừa kế của người đó và đã được Toà án ra quyết định hoặc bản án tuyên bố bác bỏ quyền thừa kế của người đó. Về vấn đề này cũng có một câu hỏi được đặt ra là sau khi di sản được chia mới phát hiện có một bản di chúc do người để lại di sản lập ra, trong đó truất quyền thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật nào đó thì người bị truất quyền trong bản di chúc này có bị coi là người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế không? Tương tự như cách lý giải đối với người thừa kế mới, thì câu trả lời của chúng tôi cũng là không.

Khi di sản đã được phân chia mà xác định có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc phải thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừc kế cho những người thừa kế được hưởng di sản, trừ trường hợp họ có thoả thuận.

2.3.5. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.

Về nguyên tắc một khi quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn còn tồn tại thì quyền thừa kế của vợ chồng được pháp luật công nhận và bảo hộ. Trong cuộc sống vợ chồng không thể tránh khỏi những xung đột, những bất hoà, những mối làm ăn riêng dẫn đến vợ chồng xin chia tài sản chung, sống ly thân, xin ly hôn... Tuy nhiên, khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại về mặt pháp lý thì quyền thừa kế vẫn được Nhà nước công nhận tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm vợ hoặc chồng chết). Điều 680 BLDS đã thể hiện đúng tinh thần trên. Điểm mới của Điều luật này là sự khẳng định trường hợp: “vợ chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”. Qui định này góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực tế phân chia di sản thừa kế.

2.4. Hạn chế phân chia di sản

Để đảm bảo sự tôn trọng ý chí của người để lại di sản đồng thời nhằm đảm bảo sự ổn định cuộc sống của những người thừa kế trong một số trường hợp nhất định nên qui định về hạn chế phân chia di sản được coi là một nguyên tắc áp dụng đối với cả việc phân chia di sản theo di chúc cũng như với việc phân chia di sản theo pháp luật. Theo qui định tại Điều 686 BLDS thì di sản sẽ bị hạn chế phân chia trong những trường hợp sau đây:

- Theo ý chí của người lập di chúc, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định hoặc khi sự kiện đã được người lập di chúc xác định trong di chúc thì khi hết thời hạn đó hoặc khi sự kiện đó xuất hiện thì di sản mới được phân chia cho những người thừa kế. Chẳng hạn, khi ông A có vợ là bà

B. Trước khi chết ông A có để lại di chúc và trong đó đã phân chia di sản cho những người thừa kế nhưng trong di chúc cũng đã xác định là di sản chỉ được phân chia khi bà B chết thì mặc dù di chúc của ông A đã có hiệu lực pháp luật

kể từ thời điểm ông A chết nhưng di sản của ông A chỉ được phân chia khi bà B đã chết.

- Trong trường hợp có người thừa kế yêu cầu chia di sản (mặc dù không có di chúc của người để lại di sản hoặc có nhưng người lập di chúc không thể hiện ý chí về thời hạn phân chia di sản) mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người vợ hoặc người chồng còn sống của người để lại di sản và của gia đình thì vợ hoặc chồng của người để lại di sản có quyền yêu cầu Toà án xác định nhưng không quá ba năm. Nếu hết thời hạn xác định bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế.

Thực tế đã nẩy sinh những trường hợp khi người vợ hoặc người chồng chẳng may qua đời thì con cái, bố, mẹ của người chết yêu cầu chia di sản thừa kế mà không cần biết đến tình cảnh gia đình, sự khó khăn của người chồng hoặc người vợ còn sống; họ buộc người vợ hoặc người chồng còn sống phải bán nhà, bán tài sản là nguồn kiếm sống để chia thừa kế. Điều này không chỉ trái với truyền thống đạo đức tốt đẹp mà còn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người vợ hoặc người chồng còn sống trong trường hợp họ không có chỗ ở, công ăn việc làm, không có nguồn thu nhập nào khác. Trước khi BLDS năm 2005 được ban hành, tại Điều 31- khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đã điều chỉnh vấn đề này: "Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chía sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong thời hạn nhất định...". Như vậy, để thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành và hoàn thiện hơn chế định thừa kế, BLDS năm 2005 đã bổ sung qui định trên tại Điều 686.


CHƯƠNG 3‌

THỰC TIỄN ÁP DỤNG, NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN


3.1.TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT CÁC THANH CHẤP VỀ THỪA KẾ TẠI TÒA ÁN TRONG NHỮNG NĂM QUA

Trong thời gian vừa qua, việc áp dụng chế định thừa kế và các qui định pháp luật có liên quan trong thực tiễn xét xử án dân sự của nước ta đã phát sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết cả trong lý luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật. Điều này phản ánh tính tất yếu của quá trình vận động và phát triển các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp về dân sự trong tiến trình đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam. Thực tiễn ấy đặt ra những yêu cầu mới cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung cũng như chế định thừa kế và các qui định pháp luật có liên quan nói riêng.

Giống như mọi mối quan hệ xã hội dân sự khác, quan hệ pháp luật về thừa kế liên quan đến thanh toán và phân chia di sản thừa kế giữa những người có quyền thừa kế với nhau, giữa những chủ thể khác liên quan đều dựa trên nguyên tắc chủ đạo là tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự. Nhưng thực tế họ lại thường không làm được như vậy. Trong trường hợp các bên không thể đi tới được một thỏa thuận thống nhất, pháp luật cho phép họ có quyền khởi kiện ra tòa án; và sau khi vụ án đã được xét xử, giải quyết, một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật đã được đưa ra mà họ vẫn không tự nguyện thực hiện thì công đoạn cuối của quá trình sẽ là công việc của các cơ quan thi hành án khi có yêu cầu của người được thi hành án. Theo số liệu thống kê, hàng năm Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý một số lượng đáng kể các vụ án tranh chấp thừa kế và tỷ lệ số vụ đã giải quyết cũng được nâng cao dần. Có thể lấy một vài con số làm ví dụ như sau:


Bảng thống kê hoạt động xét xử sơ thẩm của Toà án về thừa kế

4000

3529

35003268

3000 2594 2632

2500 2090

1984

2000 1862 1833

1584

1500 1269

1000

500

0

2000 2001 2002 2003 2004


Số vụ thụ lý

Số vụ giải quyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 8


Nguồn: TANDTC

Tỷ lệ án đã được giải quyết là : Năm 2000 : 68,15%

Năm 2001 : 79,84%

Năm 2002 : 70,66%

Năm 2003 : 59,22%

Năm 2004 : 80,54%


Bảng thống kê số lượng giải quyết án phúc thẩm về thừa kế:




TAND cấp tỉnh

TAND tối cao

Toà ngành TA


Tỷ lệ

Thụ lý

Giải quyết

Thụ lý

Giải quyết

Thụ lý

Giải quyết

2000

450

398

215

143

665

541

81,35%

2001

225

186

170

74

395

260

65,82%

2002

368

295

113

53

481

348

72,34%

2003

771

627

114

86

885

713

80,56%

2004

836

723

121

96

957

819

85,57%

Theo nhận xét chung thì chất lượng xét xử các vụ án thừa kế của Tòa án các cấp đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, qua công tác xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm cho thấy có nhiều bản án phải qua ít nhất là hai cấp xét xử. Tình trạng kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Toà sơ thẩm và phúc thẩm rất phổ biến trong án dân sự về thừa kế. Thực tế đó cho thấy, việc giải thích pháp luật và vận dụng các qui định của pháp luật về chế định thừa kế tại Toà án các cấp là chưa chính xác, có rất nhiều cách hiểu và giải thích khác nhau, thêm nữa là tính chất phức tạp của vụ việc dẫn đến tình trạng các vụ án về thừa kế tồn đọng và khiếu kiện nhiều lần. Cụ thể trong quá trình giải quyết tranh chấp về thanh toán và yêu cầu phân chia di sản thừa kế, Ví dụ như:

3.1.1. Xác định chi phí bảo quản, thanh toán tiền thù lao cho người quản lý di sản:

Tại Điều 639 qui định về nghĩa vụ của người quản lý di sản: “1. Người quản lý di sản...có các nghĩa vụ sau đây:...b) Bảo quản di sản...”; Điều 640

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí